“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.”
Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng bao thế hệ người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý từ xưa. Thầy cô chính là những người lái đò tận tụy chở bao lớp học trò cập bến tri thức, thầy cô chính là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ. Nhằm tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời tái khẳng định vị thế quan trọng của người Thầy trong xã hội, Ban Biên tập Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết “Người Thầy kính yêu“.
🎓NỘI DUNG:
- Nhân vật trong bài là thầy hoặc cô giáo dạy học của người kể chuyện. Nhân vật phải là người thật, còn đang sống hoặc đã qua đời; gắn với việc thật và kỷ niệm có thật, có thể xác minh được.
- Thầy, cô là nhà giáo thật sự, cũng có thể là người chưa từng qua trường lớp đào tạo sư phạm chính quy nào, song đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục – đào tạo nói chung; hoặc cho giáo dục – đào tạo tại một địa phương/ một nhà trường cụ thể nào đó, xứng đáng được khen ngợi, tôn vinh.
- Dấu ấn sâu sắc của thầy, cô giáo trong giảng dạy và nghiên cứu, khiến tác giả/người kể chuyện không thể nào quên, ngưỡng mộ và yêu quý.
- Công lao dạy dỗ, dìu dắt của “người đưa đò” đối với học trò, tác động lớn đến sự thành đạt của học trò (hoặc nhiều thế hệ học trò) về sau; hoặc làm thay đổi cuộc sống của học trò (hay bạn bè, người thân của học trò) theo hướng tích cực hơn.
- Tấm gương sư phạm tiêu biểu, có tầm vóc lớn về tri thức và mẫu mực về nhân cách, ảnh hưởng đặc biệt tới học trò hay nhiều thế hệ học trò.
🎓THỂ LOẠI: Được trình bày qua một trong các thể loại: ký sự (ký báo chí), phỏng vấn xây dựng chân dung, trần thuật.
🎓YÊU CẦU THAM GIA THI:
- Bài được viết bằng tiếng Việt, mỗi bài dung lượng tối thiểu 1.200 từ, tối đa 1.700 từ, kèm theo ít nhất 2 ảnh, chú thích đầy đủ.
- Tác phẩm dự thi là bài viết mới, chưa được đăng/ phát trên bất kỳ báo, đài hay trang mạng xã hội nào, cũng không được gửi cho cuộc thi viết khác.
- Mỗi tác giả được đăng tối đa 3 bài dự thi. Tác phẩm đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo ba-rem của Tòa soạn.
- Những bài dự thi được sơ tuyển, sau khi đăng Báo Người Lao Động và được trả nhuận bút thì sẽ thuộc sở hữu của Báo Người Lao Động; tác giả không được khiếu nại về bản quyền.
- Cấm sao chép, đạo văn của người khác dưới mọi hình thức; đồng thời tác giả chịu trách nhiệm về độ chân thực, sự chính xác về nội dung bài dự thi. Nếu Ban Tổ chức phát hiện tác giả vi phạm hai quy định nói trên thì sẽ có biện pháp chế tài phù hợp.
- Thời gian nhận bài từ đầu tháng 8-2022. Bài dự thi gửi qua email: nguoithaykinhyeu@gmail.com hoặc nguoithaykinhyeu@nld.com.vn; nếu gửi bản viết tay về Tòa soạn Báo Người Lao Động (123-127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM) thì ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi “Người Thầy kính yêu”.
🎓GIẢI THƯỞNG: Có 6 giải, gồm:
- 1 giải Nhất: 30.000.000 đồng
- 1 giải Nhì: 20.000.000 đồng
- 2 giải Ba: 15.000.000 đồng
- 2 giải Khuyến khích: 7.000.000 đồng
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/12400
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 39