Có một vài lời khuyên phỏng vấn bùng cháy trong não tôi hơn bất kỳ bài hát nào của Britney Spears, điều này thực sự nói lên điều gì đó. Họ luôn làm những việc như: mang theo một bản sơ yếu lý lịch, đặt câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn và, có thể sau khi đấu tranh tư tưởng, gửi thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn.
Mặc dù không phải ai cũng đồng ý rằng những người được phỏng vấn cần phải gửi thư cảm ơn (chỉ cần nhìn vào cuộc tranh cãi xung quanh bài báo này của Business Insider), tôi nghĩ mọi người có thể đồng ý rằng rất nhiều người trong số đó gửi thư rất lộn xộn.
Gửi thư quá sớm hoặc sử dùng sai câu chào hay quên luôn việc viết thư không chỉ là ba điều điều lo lắng mà tôi thực sự đã tìm thấy trên Google.
Không. Một lỗi phổ biến mà người ta thường khiến các thư cảm ơn trở nên lộn xộn là gửi đi gửi lại cùng một bức thư cho những người đang ngồi trong cùng một phòng để thảo luận về công việc tương lai của họ.
Phần tiến triển của thư cảm ơn sau phỏng vấn là một phản ánh nhỏ của người được phỏng vấn về cuộc phỏng vấn, những gì còn vướng mắc và cách họ thấy mình phù hợp với vai trò và đội ngũ sau khi làm xong tất cả mọi thứ.
Thực tế, việc chứng minh mức độ lắng nghe chủ động phần nhiều mang ý nghĩa cá nhân hóa.
Một lời cảm ơn thực sự ấn tượng bao gồm những chi tiết nhỏ, đáng suy nghĩ về buổi phỏng vấn, những phản ánh thể hiện sự suy nghĩ sau cuộc phỏng vấn và những câu hỏi chưa được trả lời.
Nhưng ngay cả khi bạn không có gì cảm thấy ấn tượng, việc gửi thư cảm ơn sử dụng cùng một ngôn ngữ hoặc theo cấu trúc quá giống nhau cho nhiều thành viên trong cùng một nhóm là điều vô cùng tồi tệ, ngôn ngữ đã luyện tập có thể khiến cho bạn giống như quên nội dung của buổi phỏng vấn hoặc đã không tham gia nghiêm túc.
Hãy nghĩ theo cách này: nếu bạn sẵn sàng để sao chép một phần đơn xin việc mà các nhà tuyển dụng sẽ xem, bạn sẽ làm như thế nào đối với các công việc tại nơi làm việc, đặc biệt là những công việc không liên quan đến sở thích cá nhân của bạn?
Và ngay cả khi người quản lý tuyển dụng không nhìn thấy được động lực của bạn trong đơn, thì cách thực hiện này hơi máy móc và thiếu chân thành.
Để thực sự khiến hội đồng tuyển dụng phải “kinh ngạc” sau buổi phỏng vấn, hãy viết một lá thư cảm ơn được cá nhân hóa cho từng thành viên trong hội đồng tuyển dụng để nêu lên những gì mà bạn nhớ đã nói với họ, một câu hỏi mong họ trả lời như tại sao công việc này lại phù hợp, và một ghi chú về việc bạn đánh giá cao thời gian của họ cũng như lý do tại sao bạn phù hợp với công việc này.
Và nếu bạn không đủ sức để làm điều đó, hãy chỉ gửi một lá thư.
Đừng lo lắng, hội đồng phỏng vấn gồm tám người của bạn không hề mong đợi nhận một cuốn tiểu thuyết cho mỗi người trong số họ. Hoặc, ít nhất, không thể không trả cho bạn một ít tiền nhuận bút trước.
———————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích
Bài viết gốc: www.theladders.com/career-advice/this-common-mistake-can-cost-you-the-job-and-it-happens-after-the-interview
Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh
Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9121
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 19