Kỹ Năng

Những Thông Tin Và Lý Lịch Cần Đưa Vào Trong Hồ Sơ Xin Việc

Viết một bức sơ yếu lí lịch hiệu quả là một kỹ năng có thể giúp bạn tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn rất nhiều. Thành thục nó ngay bây giờ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong tương lai. Hơn nữa, khi bạn tạo xong tài liệu của mình, bạn có thể chỉ cần thêm nó trong quá trình phát triển sự nghiệp của bạn. Nhưng làm thế nào để biết những gì cần bao gồm trong một sơ yếu lí lịch?

Fl421 Blog Header What To Include In A Cv 1 Banner

💥Thông tin cơ bản về sơ yếu lí lịch

Trong một bài viết riêng biệt nói về chủ đề này, chúng tôi đã phác thảo một loạt mẫu sơ yếu lí lịch cho các chuyên môn khác nhau, giúp bạn có cái nhìn về các lĩnh vực khác nhau mà bạn nên tham khảo. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào các chi tiết về những điều cần thiết trong mỗi phần của sơ yếu lí lịch, điều này có thể hữu ích cho bạn khi viết đơn xin việc và chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn.

Trước khi tìm hiểu các phần, trước tiên chúng ta hãy xem xét một số điều cơ bản về những gì cần đưa vào trong một sơ yếu lí lịch. Ngoài nội dung, bạn cũng cần để ý một số điểm khác:

Độ dài

Rất nhiều người lo lắng về việc sơ yếu lí lịch của họ nên dài bao nhiêu. Và, tùy thuộc nơi tuyển dụng bạn muốn nộp đơn, bạn có thể nhận được các câu trả lời hơi khác nhau. Trên thực tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào bạn và loại vai trò bạn đang ứng tuyển. Thay vì cố gắng nhắm đến một độ dài cụ thể, bạn nên tập trung vào một số quy tắc chung:

  • Giữ độ dài ngắn gọn. Đừng viết lung tung.
  • Giữ cho nội dung liên quan. Nếu bạn đang nộp đơn cho một vai trò khởi đầu, bạn có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của mình. Đối với những người có kinh nghiệm nghề nghiệp, hãy tập trung vào các vị trí gần đây và phù hợp nhất.
  • Điều chỉnh. Mỗi sơ yếu lí lịch bạn gửi nên dựa trên công việc bạn đang ứng tuyển. Thay vì sao chép thông tin, hãy chọn ra các yêu cầu chính cho vai trò và đưa chúng vào tài liệu của bạn.
  • Đừng dài dòng văn tự. Nhiều nhà tuyển dụng chỉ đọc lướt qua sơ yếu lí lịch, điều này có thể gây khó khăn nếu bạn trình bày quá dài dòng. Hãy đảm bảo có đủ khoảng trắng trên trang.

Với tất cả những điều đó, sơ yếu lí lịch của bạn nên dài khoảng một đến hai trang, ngoại trừ những vị trí như công việc học thuật.

Định dạng

Định dạng và độ dài thường liên kết chặt chẽ với nhau. Mọi người thường sẽ cố gắng kéo dài hoặc rút ngắn sơ yếu lí lịch của họ bằng cách tăng hoặc giảm kích thước phông chữ và lề. Mặc dù có một số trường hợp điều này là hiệu quả, nhưng không nên tránh nó. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điểm sau:

  • Sử dụng cỡ chữ trong khoảng từ 10 đến 12. Đảm bảo rằng đó là phông chữ chuyên nghiệp và dễ đọc. Bạn có thể chọn phông chữ serif (chẳng hạn như Times New Roman) hoặc sans serif (chẳng hạn như Arial hoặc Calibri). Tên và tiêu đề của bạn có thể ở kích thước lớn hơn một chút (khoảng 14).
  • Sử dụng tiêu đề ở các phần và gạch đầu dòng. Để làm cho sơ yếu lí lịch của bạn dễ đọc hơn, hãy thử chia nhỏ các phần ra. Nhớ rằng, nhiều người quản lý tuyển dụng chỉ giỏi quét tài liệu của bạn trong phần đầu của sơ yếu lí lịch, vì vậy bạn nên làm làm bật những  thông tin cần thiết.
  • Tính nhất quán. Cho dù bạn chọn phông chữ và kích thước nào, hãy đảm bảo rằng phông chữ đó duy trì từ đầu đến cuối. Điều tương tự cũng áp dụng cho các tiêu đề và cách bạn viết hoa chúng.
  • Sử dụng thứ tự thời gian đảo ngược. Kinh nghiệm và trình độ học vấn có liên quan và gần đây nhất của bạn phải ở đầu các phần tương ứng. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ nhìn thấy hơn.

Ngôn ngữ

Chúng tôi biết rằng khi viết sơ yếu lí lịch cần súc tích và có liên quan. Nhưng những từ bạn chọn và cách bạn xây dựng các câu văn của mình cũng cần được chú tâm:

  • Sử dụng ngôn ngữ chủ động. Bạn muốn thể hiện sự chủ động của mình (cũng như thu hút sự chú ý của người đọc), vì vậy hãy sử dụng các động từ chủ động nếu có thể. Các cụm từ như ‘tôi đã tạo’, ‘tôi đã đạt được’ và ‘tôi đã nghĩ ra’ cho thấy rằng bạn đang thể hiện sự hành động với sự rõ ràng và quyết tâm.
  • Chọn một góc nhìn. Cho dù bạn viết ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba, hãy đảm bảo rằng bạn nhất quán ngôi đó xuyên suốt sơ yếu lí lịch của mình. Ngôi thứ nhất nghe có vẻ cá nhân và trực tiếp hơn, nhưng có khả năng biến thành khoe khoang hoặc chủ quan. Ngôi thứ ba nghe có vẻ chuyên nghiệp và khách quan hơn, nhưng có khả năng tỏ ra cố chấp hoặc tự phụ.
  • Tránh những lời nói sáo rỗng. Tránh đưa vào các cụm từ vô nghĩa và được sử dụng quá phổ biến. ‘Một thành viên tuyệt vời của nhóm, người ‘thích giao lưu với bạn bè’ là những điều mô tả mức tối thiểu mà bạn mong đợi ở một nhân viên. Thay vào đó, hãy sáng tạo, thể hiện thành tích của bạn và viết điều gì đó để khiến bạn trở nên nổi bật.
  • Đừng phóng đại. Bạn có thể dễ dàng phóng đại trách nhiệm và kinh nghiệm của mình (một số người thậm chí còn bịa đặt ra), nhưng bạn nên tránh làm như vậy. Nếu bạn đến được giai đoạn phỏng vấn và bị đặt câu hỏi về vấn đề đó, thì điều đó có thể khiến bạn bị xấu hổ.
  • Kiểm tra chính xác chính tả và ngữ pháp của bạn. Kiểm tra đi, kiểm tra lại và sau đó nhờ người khác kiểm tra chính tả và ngữ pháp của bạn. Những sai lầm đơn giản có thể khó phát hiện khi bạn đang viết nhưng điều đó có thể là điểm mấu chốt cho việc bạn có nhận được một cuộc phỏng vấn hay là không.
💥Những gì cần đưa vào trong một sơ yếu lí lịch

Bây giờ chúng ta đã biết về một số điều cơ bản nên xem xét khi tạo sơ yếu lí lịch cho riêng mình, hãy chuyển sang phần tìm hiểu về những gì cần đưa vào trong một sơ yếu lí lịch. Chúng tôi sẽ bắt đầu với các phần có thể sẽ xuất hiện ngay trên cùng:

Thông tin cá nhân

Tất nhiên, phần này là bắt buộc đối với bất kỳ bản sơ yếu lí lịch nào. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó không đòi hỏi bạn phải suy nghĩ và lên kế hoạch. Thông tin chi tiết nên làm rõ bạn là ai, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó như một cơ hội để thu hút sự chú ý của bất kỳ ai đang đọc nó.

Dưới đây là một số điểm bạn nên đưa vào phần thông tin cá nhân của mình:

  • Tên của bạn. Tên của bạn là một trong những phần nổi bật trong sơ yếu lí lịch. Đưa nó vào ở trên cùng với kích thước phông chữ lớn hơn phần còn lại của văn bản.
  • Địa chỉ. Điều này chỉ thực sự cần thiết nếu bạn đang xin việc tại một vị trí xác định. Đối với các vai trò tự do / từ xa, bạn có thể bỏ qua mà không cần đưa nó vào.
  • Chi tiết liên lạc. Bạn nên cung cấp số điện thoại liên hệ và địa chỉ email. Cố gắng không sử dụng chỉ một cái trong số đó cho công việc hiện tại của bạn, vì nó có khả năng trở thành thảm họa đối với bạn! Về email, hãy đảm bảo sử dụng một email chuyên nghiệp.
  • Đường dẫn liên kết LinkedIn. LinkedIn đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối thông tin trực tuyến hiệu quả, vì vậy hãy bao gồm một liên kết Linkeln đến hồ sơ của bạn và đảm bảo rằng nó được hoàn thiện và cập nhật.
  • Liên kết đến hồ sơ cá nhân / blog của bạn. Nếu bạn có nội dung công việc phù hợp để trình bày, hãy đưa vào một liên kết đến hồ sơ cá nhân hoặc blog của bạn. Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, đây có thể là một phần thông tin quan trọng để thể hiện tiềm năng của bạn.

Ngoài ra còn có một số thứ bạn không nên đưa vào, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác
  • Tình trạng hôn nhân
  • Quốc tịch, chủng tộc hoặc tôn giáo
  • Xu hướng tình dục

Hồ sơ chuyên môn

Phần này còn được gọi là hồ sơ cá nhân hoặc tuyên bố cá nhân hoặc các tên tương tự khác. Tuy nhiên, chức năng của nó là như nhau cho dù bạn gọi nó là gì. Về cơ bản, đó là cơ hội để bạn phô bày bản thân và các kỹ năng của mình một cách cô đọng và sáng tạo.

Mặc dù không phải sơ yếu lí lịch nào cũng có phần này nhưng chúng có thể là một công cụ hữu ích giúp nhà tuyển dụng tiếp tục đọc về kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Dưới đây là một số mẹo về cách xây dựng phần này:

  • Làm cho nó ngắn gọn. Ở phần này càng ít càng tốt, vì không gian rất hạn hẹp. Viết ra những điểm chính mà bạn muốn đề cập và dành thời gian viết lại nó cho đến khi nó hay nhất có thể.
  • Liên hệ nó với công việc. Chọn ra những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết mà bạn cho là phù hợp nhất với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn nên làm nổi bật lý do tại sao bạn là ứng viên sáng giá nhất cho công việc này.
  • Chọn lọc các ví dụ. Nếu bạn có thể sử dụng các dữ kiện và số liệu chứng minh khoảng thời gian mà bạn đã xuất sắc ở nơi làm việc, những điều này có thể giúp bạn gây ấn tượng với người đọc một cách lâu dài. Các cụm từ như ‘tăng tỷ lệ chuyển đổi lên x%’ hoặc ‘tốt nghiệp với bằng cấp hạng nhất ngành y’ sẽ định lượng thành tích của bạn.
  • Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên. Cuối cùng, bạn muốn thể hiện một số tính cách của mình trong phần này. Hãy làm cho nó rành mạnh và chân thực, thay vì quá cứng hoặc kiểu rô bốt.

Khi bạn quyết định đưa những gì vào sơ yếu lí lịch hoặc hồ sơ nghề nghiệp của mình, hãy nghĩ về những gì người đọc muốn xem. Bạn có thể sử dụng mô tả công việc và thông tin về công ty để tìm ra loại ứng viên nào sẽ nổi bật cho công việc đấy.

💥Lời kết 

Phần mở đầu của sơ yếu lí lịch có thể mở ra hoặc phá vỡ cơ hội nhận được một cuộc phỏng vấn của bạn. Các nhà tuyển dụng dành trung bình khoảng tám giây để quét sơ yếu lí lịch và hồ sơ xin việc, vì vậy bạn nên thu hút sự chú ý của họ ngay từ đầu.

Tất nhiên, chi tiết cá nhân là rất cần thiết, nhưng bạn cũng có thể đưa vào một số liên kết đến hồ sơ cá nhân hoặc trang web của mình. Mặt khác, hồ sơ chuyên môn là phần tóm tắt lý do tại sao bạn là ứng viên mà họ cần phỏng vấn. Giống như phần còn lại của bản hồ sơ, nó cần phải súc tích, thuyết phục và phô ra được tất cả các kỹ năng liên quan mà bạn sẽ mang đến trong vai trò của mình.

_______________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: futurelearn
  • Người dịch: Nguyễn Thị Vi
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Vi – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9594

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ