Ngay phía dưới đây sẽ là sáu cách để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đang đi đúng hướng. Chúng được đúc kết từ quan điểm, ý kiến của chính những người đứng đầu của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp.
Khi các doanh nhân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành lập hoặc tổ chức lại công ty của họ, một trong những điều quan trọng nhất họ nên làm là sắp xếp lại văn hóa nơi làm việc bởi đó là nền tảng cho mọi hoạt động của kinh doanh và đóng vai trò như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy cho sự thành công của công ty đó.
Mỗi công ty đều có văn hóa doanh nghiệp riêng, đó cũng chính là tính cách riêng của một tổ chức nhằm tạo nên tiếng nói cho công ty, xây dựng thái độ đúng đắn với nhân viên và mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau, với khách hàng, với nhà cung cấp và giữa các bên liên quan. Văn hóa của công ty vô cùng quan trọng và đóng vai trò cốt lõi trong môi trường làm việc và các chủ doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp để có một văn hóa ổn định và phù hợp. Để tạo một văn hóa công ty có chiến lược và có mục đích thì vô cùng quan trọng. Dưới đây là sáu bước mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên xem xét.
1. Hiểu được động cơ
Văn hóa giống như con đường hai chiều các giám đốc điều hành thiết kế nó nhưng nhân viên là người xác định và tạo nên văn hóa dựa trên tính cách và tương tác hàng ngày của họ dựa trên giá trị và mục tiêu chung của tổ chức. Nó không phải là thứ mà một công có thể bắt buộc mọi người thực hiện mà nó là cả một quá trình xây dựng mối quan hệ liên tục giữa công ty và nhân viên. Ngoài ra, văn hóa là một phần mở rộng của thương hiệu và đóng vai trò như một liên kết quan trọng giữa môi trường bên trong và sự hiện diện bên ngoài của một công ty đặc biệt nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng của công ty. Với sự xuất hiện của nhiều phương thức làm việc từ xa, các chủ của doanh nghiệp cần thực hiện các cách thức sáng tạo để duy trì kết nối nhằm thúc đẩy tạo văn hóa lành mạnh nhưng tuy nhiên một văn hóa phù hợp vẫn nên duy trì những giá trị cốt lõi cho các mục đích và kế hoạch thực hiện.
2. Nâng cao sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Chủ doanh nghiệp nên làm việc với đội ngũ điều hành của họ để phát triển sứ mệnh và tạo nên những giá trị cốt lõi giúp nắm bắt tầm nhìn và thực hiện các nguyên tắc của mình với công ty. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty giúp tạo tiền đề cho việc phát triển và khuyến khích sự tin tưởng lẫn nhau giữa công ty và nhân viên, cho phép nhân viên có thể gắn kết và tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả lâu dài. Đó sẽ là bước đệm để dẫn đến sự thành công về lâu dài của công ty. Với sự suy nghĩ và cân nhắc thấu đáo, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi có thể giữ vững phong độ trước các thử thách của thời gian, chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp họ có thể chỉnh sửa kịp thời để có một nền văn hóa nhất quán với sự cam kết ổn định lâu dài.
3. Tiếp nhận ý kiến và phản hồi của nhân viên
Một ý kiến hay là khi đón nhận được nhiều câu trả lời từ các ban khác nhau hay những ý kiến từ nhân viên đi trước giàu kinh nghiệm. Vì nhân viên là những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nên những hiểu biết của họ có thể cực kỳ hữu ích, đặc biệt là trong các môi trường hỗn tạp, chủ doanh nghiệp luôn muốn tìm cách để tối ưu nền văn hóa lại. Đôi khi sẽ có những vấn đề mà các giám đốc điều hành cho là không đáng kể, nhưng nhân viên cảm thấy đó là một điểm đáng quan tâm và ngược lại. Ngoài ra thu hút được ban quản lý là rất quan trọng vì họ sẽ là những người phải sống chung với những giá trị này.
4. Kết hợp các giá trị cốt lõi vào trong văn hóa
Một khi sứ mệnh và giá trị cốt lõi đã được thiết lập, việc đăng chúng ở những vị trí quan trọng và hy vọng nhân viên chú ý là chưa đủ mà chúng nên được đưa vào văn hóa của công ty. Đó sẽ là một cách tuyệt vời để các giám đốc điều hành chứng minh các giá trị của công ty thông qua các cuộc giao tiếp, cuộc họp và tương tác hàng ngày của họ với nhân viên. Đi lại trong buổi trò chuyện sẽ khuyến khích những người khác xây dựng thói quen tương tự sẽ giúp củng cố nền văn hóa tập thể. Khi các giá trị của công ty được đan xen vào từng DNA của công ty và được đón nhận qua các chương trình như tuyển dụng, giới thiệu, khảo sát nhân viên, đào tạo và đánh giá hiệu suất, điều đó góp phần củng cố và duy trì hiệu quả văn hóa cho công ty.
5. Thể hiện văn hóa
Các công ty nên thể hiện văn hóa thông qua các hành động rõ ràng và tạo được tác động đáng kể đến nhân đồng thời thể hiện các giá trị của mình qua từng hành động cụ thể ấy. Ngoài ra, việc thực hiện các chương trình tương quan với các giá trị cụ thể cũng sẽ thể hiện dược phần nào đó văn hóa của công ty.
Một số cách tiếp cận như thể hiện tính chính trực bằng cách tuân thủ lời hứa, thực hiện khả năng lãnh đạo bằng cách làm việc vì lợi ích chung của mọi người. Tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống bao gồm tính linh hoạt, cung cấp thời gian được trả lương để tình nguyện trong cộng đồng nhằm tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của những người khác, thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, dành thời gian để lắng nghe nhân viên, đồng thời biết trân trọng và có phần thưởng cho những nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
6. Tiến hành khảo sát khí hậu
Để đảm bảo văn hóa công ty luôn đi đúng hướng, điều quan trọng là phải xác định được tình cảm của nhân viên đối với công ty và cách công ty duy trì các giá trị của mình bằng cách thực hiện các cuộc khảo sát bí mật hàng năm. Điều này giúp người sử dụng lao động tìm hiểu thêm về cảm nhận của nhân viên đối với công việc, nơi làm việc, đồng nghiệp và sếp của họ. Nó cũng có thể khám phá ra những cách thức mới để công ty thay đổi phù hợp với văn hóa và các giá trị cốt lõi ở nơi làm việc.Việc thực hiện các cuộc khảo sát giúp xây dựng lòng tin với nhân viên, đây chính là điều then chốt trong việc duy trì và sửa đổi văn hóa công ty, vì nó chứng tỏ rằng công ty thực sự quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của nhân viên. Tuy nhiên, người sử dụng lao động nên bày tỏ sự cam kết của mình để nhân viên hiểu rằng công ty đang chân thành muốn lắng nghe và học hỏi thêm đồng thời sẽ thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào nếu chúng cần thiết.
Các doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người mà đang trong giai đoạn hình thành hoặc tổ chức lại công ty nên thực hiện ngay để thiết kế một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh góp phần làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh của họ. Đây không chỉ là chìa khóa tạo nên lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân các nhân viên giỏi mà còn là yếu tố then chốt có vai trò quan trọng đối với danh tiếng và tuổi thọ của công ty trên thị trường.
———————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
* Bài viết gốc: Entrepreneur.com
* Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên
* Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên – Nguồn iVolunteer VietNam “
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10823
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 26