💥Một nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ làm những việc gì?
Các nhà trị liệu ngôn ngữ đánh giá, chẩn đoán và điều trị các rối loạn về lời nói, ngôn ngữ, khả năng giao tiếp xã hội, khả năng nhận thức-giao tiếp và hội chứng khó nuốt. Nhìn chung các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể tiến hành thực hiện một tổ hợp các công việc như:
- Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ở các cơ sở y tế đa khoa
- Làm việc với đội ngũ giáo viên để điều trị cho trẻ em ở các trường học
- Phối hợp với các nhà trị liệu, cố vấn, nhân viên xã hội và nhân viên trong các lĩnh vực khác để chăm sóc cho các bệnh nhân
- Hướng dẫn phụ huynh và gia đình thực hiện các quá trình trị liệu tại nhà
- Dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người bệnh không có khả năng giao tiếp bằng giọng nói
- Huấn luyện và giám sát cán bộ trong ngành
💥Mức lương trung bình
Phần lớn các nhà trị liệu đều làm việc toàn thời gian. Một vài người trong số họ làm việc theo các hợp đồng đã được ký kết và có thể không làm việc ở một địa bàn cố định. Mức lương của một nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ dao động tuy theo vị trí địa lý, trình độ hoc vấn và kinh nghiệm. Để cập nhật thông tin mới nhất được cập nhật từ Indeed, nhấp vào đường link về mức lương ở bên dưới.
- Mức lương phổ biến ở Mỹ: $46.16/giờ
- Mức lương của một số nhà trị liệu dao động từ $14 đến $96/giờ
💥Các yêu cầu để trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ
Để làm việc với tư cách là nhà trị liệu ngôn ngữ cần có những kĩ năng và chứng chỉ hành nghề sau:
1. Trình độ học vấn
Để trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ, bạn bắt buộc phải có có bằng cử nhân liên quan đến công việc. Khóa học về ngôn ngữ Anh, giao tiếp, sinh học và giải phẫu học sẽ giúp bạn chuẩn bị kĩ càng hơn để tiến lên học cao học. Sau đó, bạn sẽ cần hoàn thành chương trình học Thạc sĩ liên quan đến bệnh lý ngôn ngữ hoặc bệnh lý về ngôn ngữ và lời nói.
2. Tập huấn
Những nhà trị liệu ngôn ngữ khát khao nhất đều thực hiện phần lớn quá trình tập huấn chính thức ngay khi họ đang cố gắng hoàn thành chương trình Thạc sĩ. Việc tập huấn thường diễn ra như một phần trong các khóa học cung cấp kiến thức đa khoa được chuẩn hóa. Trong chương trình này, các sinh viên sẽ có hàng trăm giờ đồng hồ thực hành để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Số giờ thực hành chính xác sẽ dao động tùy theo tiêu chuẩn chính thức của từng khóa học.
Thêm vào đó, để duy trì bằng cấp, các nhà trị liệu ngôn ngữ thường xuyên phải theo học các chương trình tập huấn nâng cao thông qua các lớp học, hội thảo và các buổi workshop.
3. Chứng chỉ hành nghề
Để trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ, bạn bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Ở nhiều địa phương, bạn nên lựa chọn theo học chứng chỉ CCC-SLP ngay từ ban đầu để được cấp phép hành nghề. Tuy nhiên, yêu cầu về bằng cấp sẽ khác nhau ở giữa các tiểu bang ở Mỹ.
- Chứng nhận AHSA về Năng lực Lâm sàng trong điều trị Bệnh lý về lời nói-ngôn ngữ: Giấy chứng nhận được cấp bởi Hiệp hội Ngôn ngữ nghe nói Hoa Kỳ, đáp ứng hầu hết hoặc tất cả các yêu cầu cấp phép ở các tiểu bang. Để nhận được giấy chứng nhận này, bạn bắt buộc phải sở hữu bằng Thạc sĩ và có kinh nghiệm hoàn thành 400 giờ điều trị lâm sàng trong điều kiện giám sát.
- Giấy phép hành nghề Bác sĩ bệnh lý về lời nói-ngôn ngữ: Tất cả các nhà trị liệu ngôn ngữ đang trong quá trình thực tập đều được yêu cầu phải lấy được giấy phép ở địa phương họ làm việc. Yêu cầu ở mỗi tiểu bang có sự khác nhau, nhưng nhìn chung ở hầu hết các bang, chứng nhận CCC-SLP sẽ đáp ứng phần lớn các yêu cầu này. Hầu hết các bang đều yêu cầu ứng viên phải là thành viên trong hội đồng đa khoa, có kinh nghiệm thực hành điều trị lâm sàng và sở hữu bằng Thạc sĩ.
- Chứng chỉ giảng dạy: Một số công việc liên quan đến trị liệu ngôn ngữ nằm trong các trường công lập và các cơ sở liên quan đều yêu cầu chứng chỉ giảng dạy chính thức. Tuy nhiên, yêu cầu cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc và địa phương mà bạn làm việc.
4. Kĩ năng
Các nhà trị liệu ngôn ngữ làm việc sát sao với từng cá nhân và thường xuyên làm việc với trẻ em. Do đó, họ cần có một bộ kĩ năng đa dạng để giúp họ giao tiếp và giảng dạy người khác ngày qua ngày. Để trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí nhà trị liệu ngôn ngữ, bạn cần cố gắng đạt được những kĩ năng sau:
- Kĩ năng giao tiếp
Liệu pháp ngôn ngữ dựa trên quá trình giao tiếp. Các nhà trị liệu ngôn ngữ dành phần lớn thời gian của họ lắng nghe và tâm sự với người khác. Chắn hẳn họ phải là những chuyên gia trong việc lắng nghe người khác đồng thời cũng có khả năng truyền đạt rõ ràng các nhiệm vụ và kế hoạch trị liệu tới bệnh nhân, gia đình của họ, các nhân viên xã hội và những cá nhân khác. Khả năng giao tiếp thông qua ngôn từ và giao tiếp phi ngôn ngữ rõ ràng và đúng trọng tâm là một yếu tố quan trọng trong quá trình trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ.
- Kĩ năng khám bệnh tổng quan
Trong suốt quá trình tham gia thực hành, các nhà trị liệu ngôn ngữ đã có kinh nghiệm hoàn thành hàng trăm giờ đồng hồ khám tổng quan cho bệnh nhân. Họ đã học được cách chẩn đoán và điều trị nhiều triệu chứng rối loạn lời nói, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn thính giác. Và họ sẽ sử dụng những kĩ năng này hàng ngày sau khi tốt nghiệp.
- Khả năng ngoại ngữ
Rất nhiều nhà trị liệu ngôn ngữ cảm thấy rằng nếu họ có thể nói một ngoại ngữ, hoặc Ngôn ngữ Ký hiệu Mỹ một cách trôi chảy, điều đó sẽ rất có ích khi họ tìm việc. Tất nhiên, việc nói trôi chảy một ngôn ngữ thứ hai có cần thiết hay không còn phụ thuộc vào địa điểm công việc mà họ ứng tuyển.
- Sự kiên nhẫn
Các nhà trị liệu ngôn ngữ giúp bệnh nhân của họ thay đổi lời ăn tiếng nói và cả những việc khác nữa. Liệu pháp ngôn ngữ yêu cầu quỹ thời gian lớn và để sự thay đổi này có hiệu quả sẽ cần vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Do đó, các nhà trị liệu ngôn ngữ cần phải kiên nhẫn, giống như một giáo viên đứng lớp dạy dỗ một đứa trẻ.
- Lòng trắc ẩn
Kể từ lúc họ được giao nhiệm vụ đi giúp đỡ người khác, các nhà trị liệu ngôn ngữ cần phải trở thành những con người tử tế và biết đồng cảm với bệnh nhân. Họ thường làm việc với trẻ em và các gia đình, những nơi cần một người thân thiện và có trái tim ấm áp để giúp họ vượt qua quá trình trị liệu ngôn ngữ.
💥Môi trường làm việc của một nhà trị liệu ngôn ngữ
Công việc này có thể được tiến hành trong nhiều bối cảnh, bao gồm bệnh viện phòng khám đa khoa và cả trường học. Quá trình tích lũy kinh nghiệm hàng ngày của một nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ phụ thuộc vào địa điểm họ làm việc, nhưng có một số thứ gần như bất cứ nhà trị liệu ngôn ngữ nào cũng có thể mong đợi tìm thấy trong bất kì môi trường nào mà học đang làm việc:
- Các nhà trị liệu tâm lí làm việc với con người, bao gồm bệnh nhân, gia đình, nhân viên xã hội, bác sĩ y khoa và giáo viên. Họ giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp phi ngôn ngữ với những con người này hàng ngày.
- Một số nhà trị liệu ngôn ngữ, đặc biệt là những người làm việc trong các trường học và các khu vực liên quan sẽ thường xuyên phải di chuyển dựa các địa điểm hàng ngày hoặc hàng tuần.
- Một số nhà trị liệu ngôn ngữ làm việc trong môi trường y tế đa khoa bận rộn, nơi các bệnh nhân có rất nhiều dịch vụ để lựa chọn sử dụng.
- Các nhà trị liệu ngôn ngữ thường xuyên đảm đương nhiều công việc hành chính khác nhau, bao gồm ghi chép, ghi chú và lên các kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân.
💥Làm thế nào để trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ
Nếu bạn muốn trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
1. Theo đuổi giáo dục chuyên sâu
Sau khi tốt nghiệp Trung học, bạn sẽ cần hoàn thành bằng cử nhân Đại học cũng như tấm bằng Thạc sĩ.
2. Trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ được cấp giấy phép hoạt động
Nếu địa phương của bạn yêu cầu chứng chỉ CCC-SLP, hãy cố gắng dành được nó. Khi đó, bạn có thể trở thành một nhà trị liệu ngôn ngữ được chính quyền công nhận.
3. Tích lũy kinh nghiệm trị liệu bằng ngôn ngữ
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều hi vọng tuyển được những nhà trị liệu ngôn ngữ có kinh nghiệm trong quá khứ. Bạn sẽ có kinh nghiệm khám bệnh tổng quan trong quá trình chờ đợi thời gian cấp bằng cũng như giấy chứng nhận, nhưng rất nhiều nhà tuyển dụng còn yêu cầu nhiều kinh nghiệm hơn thế, đặc biệt nếu vị trí bạn từng làm lại nằm ở những cơ sở đặc biệt, ví dụ như trường học hay phòng khám. Ngoài ra, hãy cân nhắc đi thực tập để tích lũy kĩnh nghiệm sát sườn nhất về công việc.
4. Chuẩn bị sẵn hồ sơ xin việc
Thường xuyên cập nhật hồ sơ xin việc và thư ngỏ nhằm phản ánh chính xác nhất kinh nghiệm, trình độ học vấn và kĩ năng của bạn. Highlight bất cứ chứng nhận hoặc chuyên môn nào mà bạn có.
5. Tìm kiếm việc làm
Bạn có thể bắt đầu tìm việc trên các nền tảng trực tuyến, hoặc nếu muốn, bạn có thể làm một vài nghiên cứu với đối tượng là những người trong ngành. Có thể cân nhắc tìm đến các đối tượng ở tất cả những cơ sở y tế và cơ sở giáo dục trên địa bàn của bạn, chẳng hạn như bệnh viên, phòng khám và trường học.
💥Một ví dụ về bảng mô tả công việc dành cho vị trí trị liệu ngôn ngữ
Một trường tiểu học địa phương đang cần tuyển một nhà trị liệu ngôn ngữ có kinh nghiệm tham gia vào đội ngũ của chúng tôi. Những ứng viên thành công vượt qua vòng đơn sẽ cần cung cấp một bài kiểm tra về giọng nói, lên kế hoạch điều trị cho một bộ phận đa dạng học sinh và trao đổi với bố mẹ cũng như giáo viên của chúng về triệu chứng rối loạn ngôn ngữ mà các em đang mắc phải cũng như đề xuất các phương án điều trị. Các ứng viên bắt buộc phải có kinh nghiệm ít nhất ba năm làm trị liệu ngôn ngữ trong các cơ sở giáo dục, cũng như đang sở hữu giấy phép được cấp bởi SLP. Chuyên khoa nhi hoặc từng làm việc với trẻ em sẽ được ưu tiên. Ứng viên thành công vượt qua vòng đơn cũng cần phải là một nhà trị liệu ngôn ngữ tốt bụng và đồng cảm với phong thái tích cực, chuyên nghiệp.
💥Các ngành nghề liên quan
Có rất nhiều công việc tương tự liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà bạn có thể khám phá. Các lĩnh vực ngành nghề liên quan bao gồm:
- Chuyên gia vật lý trị liệu
- Y tá
- Giám đốc y tế
- Chuyên gia dinh dưỡng
- Dược sĩ
___________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Trần Ngọc Tuấn
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Ngọc Tuấn – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10208
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 42