Khi bạn đã hoàn thành việc tìm kiếm công việc, bạn xin vào làm, nhận phỏng vấn và được mời vào vị trí công việc đó. Bạn đã chấp nhận lời mời nhưng bây giờ bạn lại có quyết định khác về một cơ hội phù hợp hơn với mình. Khi này, bạn sẽ làm gì? Trong bài viết này, chúng ta cùng thảo luận về những điều cần cân nhắc khi từ chối một lời mời làm việc mà bạn đã đồng ý, làm sao để thực hiện một cách lịch sự và chuyên nghiệp, cũng như cung cấp những mẫu và ví dụ về thư từ chối công việc trong trường hợp bạn cần để viết tốt hơn.
️⛳Quyết định để từ chối lời mời làm việc
Việc tìm kiếm công việc mới có thể làm một quá trình đầy hào hứng, đặc biệt khi bạn nhận được lời mời làm việc của công ty mà trước đó bạn đã có với họ một buổi phỏng vấn thành công. Bạn có thể sẽ chấp nhận lời mời ngay lập tức vì bạn rất vui mừng vì cơ hội sắp tới được làm việc cùng họ, nhưng nhiều tình huống khác có thể xảy ra, có thể một lời mời công việc khác cũng tới với bạn và sau khi đã suy nghĩ kĩ hơn, bạn lại quyết định rằng công việc trước đó chưa phải là phương án phù hợp nhất với mình. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và nếu bạn thay đổi ý định, bạn sẽ cần liên hệ với nhà tuyển dụng nhanh nhất và lịch sự nhất có thể.
️⛳Các bước để viết lời từ chối một lời mời làm việc
Việc hiểu rõ quy trình từ chối một lời mời làm việc đã chấp nhận có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Dưới đây là các bước bạn nên làm theo khi viết một lá thư từ chối lời mời làm việc mà bạn đã chấp nhận trước đó:
1. Chắc chắn với quyết định từ chối lời mời làm việc
Bạn nên dành thời gian để xem xét về quyết định của mình. Bạn phải chắc chắn rằng mình sẽ không muốn làm công việc sắp tới. Nó sẽ giúp ích hơn khi bạn viết ra một danh sách những lợi ích và bất lợi của việc từ chối công việc mà bạn đã chấp nhận trước đó trước khi bạn liên lạc với nhà tuyển dụng.
2. Kiểm tra hợp đồng
Bạn có thể đang trong giai đoạn ký hợp đồng công việc với nhà tuyển dụng. Và trong trường hợp này, bạn phải đọc thật kỹ hợp đồng để hiểu được những điều khoản và điều kiện được liệt kê mà liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động. Có thể hợp đồng sẽ bao gồm mục thời gian cho phép bạn từ chối lời mời làm việc.
3. Thực hiện khẩn trương
Khi bạn đã cân nhắc vị trí công việc một cách kỹ lưỡng và dành thời gian để đọc hợp đồng, điều quan trọng là hãy thực hiện các bước một cách nhanh chóng nhất có thể nếu bạn chắc chắn đã quyết định từ chối lời đề nghị làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao việc bạn thông báo cho họ ngay lúc đó và có xu hướng sẽ tôn trọng quyết định của bạn. Họ có thể sẽ phải tìm vị trí thay thế cho công việc bạn đã chấp nhận hoặc sẽ đề nghị công việc đó cho những ứng cả viên khác sau này.
4. Nghĩ về những lựa chọn thay thế
Hãy xem xét về những khả năng bạn sẵn sàng chấp nhận như một giải pháp thay thế cho việc từ chối lời đề nghị làm việc. Tự hỏi bản thân rằng có điều gì mà nhà tuyển dụng có thể sẽ đề nghị và khiến bạn xem xét lại để làm việc với họ. Hãy nghĩ thật kỹ về những khả năng này trước khi bạn ký hợp đồng với công ty. Nếu bạn cho rằng một mức lương cao hơn, thời gian làm việc ít hơn hoặc những trách nhiệm khác sẽ khiến bạn xem xét lại việc từ chối, thì hãy bàn bạc và thương lượng lại các điều khoản tuyển dụng của bạn. Nếu bạn cho rằng công việc yêu cầu quá nhiều về sự cam kết thời gian vì khoảng cách từ nhà là quá xa, hãy hỏi về khả năng làm việc từ xa. Hoặc, nếu bạn quyết định rằng bạn không thể làm việc toàn thời gian bởi vì bạn cần đi học, tìm hiểu xem liệu công ty có chấp thuận với lịch trình của bạn hay không.
Nếu quyết định của bạn dựa trên những tình huống cá nhân, hãy đề xuất nhà tuyển dụng cho bạn thêm thời gian để quyết định. Trường hợp của bạn có thể thay đổi và biết đâu bạn sẽ chấp nhận lời đề nghị thì sao.
- Tiếp cận một cách thẳng thắn và trung thực
Bạn luôn luôn nên thành thật với nhà tuyển dụng về những lý do bạn từ chối lời đề nghị làm việc, nhưng hãy khéo léo và tránh việc công kích công ty. Nhớ giữ tông giọng tích cực, chuyên nghiệp và trình bày ngắn gọn.
- Thể hiện lòng biết ơn
Việc nói lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng là quan trọng vì cơ hội mà họ đem tới cho bạn. Cho họ biết rằng bạn đã tận hưởng buổi gặp mặt khi nhận phỏng vấn cũng họ và bạn cũng rất ấn tượng với công ty. Tập trung vào những trải nghiệm tích cực bạn đã có được và những điều bạn thích về họ. Bạn có thể sẽ làm việc với họ trong tương lai hoặc gặp người phỏng vấn mình ở một công ty khác, vì thế hãy nhớ luôn tích cực và biết ơn.
- Nhận điện thoại
Bạn sẽ có thể lo lắng trong việc gọi điện hoặc gặp nhà tuyển dụng để gửi lá thư từ chối của mình, nhưng vẫn sẽ có một vài lợi ích khi làm như vậy. Việc gọi điện cho nhà tuyển dụng đầu tiên sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, cá nhân và cho bạn cơ hội để giải thích trường hợp của mình trước khi chính thức gửi lá thư. Điều này sẽ làm tăng khả năng duy trì một mối quan hệ tốt hơn với họ. Một khi bạn đã hoàn thành cuộc trò chuyện, bạn có thể gửi thư hoặc email từ chối đã chuẩn bị của mình.
- Rút kinh nghiệm
Sau khi bạn đã từ chối công việc, nhớ rút ra các bài học và kinh nghiệm để điều này sẽ không bao giờ xảy ra sau này. Trước khi chấp nhận công việc khác, cân nhắc thật kỹ lưỡng và yêu cầu xin thêm thời gian để quyết định nếu cần.
️⛳Mẫu
Dưới đây là một mẫu thư bạn có thể sử dụng và điều chỉnh để phù hợp với mục đích viết thư của mình
[Tên của bạn] [Địa chỉ của bạn] [Thành phố, Tiểu bang và Mã zip của bạn] [Số điện thoại của bạn]
[Email của bạn]
[Người quản lý tuyển dụng hoặc tên người tuyển dụng] [Tên công ty]
[Thành phố công ty, tiểu bang và mã zip]
[Ngày tháng]
Kính gửi [Tên người quản lý tuyển dụng]!
Cảm ơn bạn rất nhiều về lời đề nghị cho vị trí [Chức danh] gia nhập [Tên công ty].
Tôi rất biết ơn vì bạn đã dành thời gian xem xét cho tôi cơ hội làm việc với công ty bạn. Tôi rất ấn tượng với [Tên công ty] và có thể hiểu tại sao công ty lại thành công như vậy.
Thật không may, sau khi cân nhắc cẩn thận, tôi đã quyết định rằng tôi phải từ chối đề nghị của bạn. Hoàn cảnh hiện tại không cho phép tôi tham gia công việc tại [Tên công ty]. [Đưa ra mô tả ngắn gọn, trung thực về lý do bạn không thể nhận vai.]
Tôi cảm ơn bạn vì cơ hội mình có và chúc [Tên công ty] thành công.
Trân trọng,
[Tên của bạn]
Ví dụ
Dưới đây là ví dụ của lá thư từ chối lời đề nghị làm việc mà sử dụng mẫu ở trên:
Robin Leigh206 North StreetNew York, NY 10055 (555) 436-2221
Robin.Leigh@email.com
Jo EllalBrogan Accounting100 Down Avenue
New York, NY 10031
3 tháng 1, 2020
Gửi ông Ellal,
Cảm ơn ông rất nhiều về lời đề nghị cho vị trí Thực tập sinh Kế toán của công ty Brogan Accounting.
Tôi rất biết ơn ông vì đã dành thời gian xem xét tôi và tôi cơ hội làm việc với ông và công ty. Tôi rất ấn tượng với Brogan Accounting và có thể hiểu tại sao công ty lại thành công như vậy.
Thật không may, sau khi cân nhắc cẩn thận, tôi đã quyết định rằng tôi phải từ chối đề nghị của ông. Hoàn cảnh của tôi hiện tại không cho phép tôi tham gia cùng ông tại Brogan Accounting. Mẹ tôi không khỏe và tôi phải trở về châu Âu để chăm sóc bà. Tôi dự định rời Hoa Kỳ trong vài ngày tới và có thể sẽ đi xa trong sáu tháng.
Tôi cảm ơn ông vì cơ hội và xin chúc Brogan Accounting thành công.
Trân trọng,
Robin Leigh
——————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Phan Thảo Nguyên
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phan Thảo Nguyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10091
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 30