Có thể có những lúc bạn phải lựa chọn giữa việc nghỉ việc hoặc chờ đợi để bị sa thải. Việc bạn chọn phương thức nào đều có thể có tác động đáng kể đến sự nghiệp của bạn.
💥Sự khác biệt giữa nghỉ việc và bị sa thải
Bỏ việc và bị sa thải là hai cách để rời bỏ công việc nhưng nó có sự khác biệt lớn giữa hai phương thức này. Bỏ việc là một cách nói thông thường để cho biết rằng bạn đã tự nguyện rời bỏ công việc. Có nghĩa là, bạn đã chọn rời bỏ công việc của riêng mình, có thể vì một cơ hội nghề nghiệp khác hoặc một lý do cá nhân. Một cách trang trọng hơn để nói rằng bạn nghỉ việc là từ chức.
Tuy nhiên, bị sa thải là khi bạn bị buộc phải rời bỏ một vị trí. Thông thường, một công ty sẽ có lý do để sa thải bạn và bạn sẽ không có tiếng nói theo phương thức này. Tương tự như việc bị sa thải là bị tạm thôi việc, đó là khi một công ty giảm bớt lực lượng lao động của mình.
Những từ được sử dụng để mô tả việc bạn rời khỏi công việc có thể ảnh hưởng đến bạn trong tương lai. Ví dụ, bạn thường dễ dàng giải thích lý do tại sao bạn từ chức với một nhà tuyển dụng tương lai hơn là lý do bạn bị sa thải. Việc bạn bị sa thải hay nghỉ việc cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp của bạn.
💥Dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị sa thải
Việc bị sa thải thường có thể gây bất ngờ. Tuy nhiên, thường có những dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mất việc. Bằng cách nhận ra những dấu hiệu này sớm, bạn có thể khắc phục vấn đề hoặc chuẩn bị tinh thần cho việc từ bỏ. Các dấu hiệu cần tìm bao gồm:
- Có mối quan hệ xấu với người quản lý của bạn
Các nhà quản lý muốn làm việc với những người họ thích và họ có thể dựa dẫm vào. Nếu bạn có mối quan hệ không tốt với người quản lý của mình, hoặc mối quan hệ đó xấu đi theo thời gian, điều này thường có thể dẫn đến việc bị sa thải. Cố gắng đánh giá cách người quản lý của bạn cư xử với bạn so với các nhân viên khác.
- Đánh giá hiệu suất tiêu cực
Đánh giá hiệu suất tiêu cực là một dấu hiệu chính cho thấy bạn có thể bị sa thải trong tương lai. Người quản lý đưa ra các đánh giá về hiệu suất để nhân viên có thể biết họ cần phải làm gì. Nếu bạn nhận được nhiều đánh giá tiêu cực về hiệu suất, điều này cho thấy người quản lý biết rằng bạn không tiến bộ hơn .
- Nhận ít nhiệm vụ hơn hoặc bị bỏ quên trong các dự án nhóm
Khi ai đó sắp bị sa thải, họ thường sẽ bắt đầu nhận ít công việc hơn. Khi công ty mất niềm tin vào khả năng của bạn, họ sẽ bắt đầu giao nhiệm vụ của bạn cho người khác. Nếu bạn cảm thấy rằng khối lượng công việc của mình đã giảm đáng kể hoặc bạn không còn được tham gia vào các dự án của nhóm, điều này có thể là dấu hiệu về một sự sa thải.
- Nhiều quản lý chi tiết hơn từ cấp trên
Một dấu hiệu khác cho thấy cấp trên đã mất niềm tin vào khả năng của bạn là khi họ bắt đầu quản lý chi tiết đối với bạn. Quản lý chi tiết xảy ra khi cấp trên muốn xem mọi thứ bạn đang làm và đảm bảo bạn làm đúng cách. Nếu họ không cảm thấy rằng công việc của bạn đang được cải thiện, họ có thể quyết định rằng lựa chọn tốt nhất là “đường ai nấy đi”.
- Sự cảnh báo chính thức về hành vi của bạn
Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn có thể bị sa thải là khi bạn nhận được những cảnh báo chính thức về hành vi của mình. Nếu bạn đang làm điều gì đó tại nơi làm việc và nhận được cảnh báo từ cấp trên, bạn phải sửa hành vi này. Khi bạn bắt đầu nhận được nhiều cảnh báo chính thức về điều gì đó, khả năng bạn bị sa thải sẽ bắt đầu tăng lên.
- Bị yêu cầu giảm lương hoặc được nghỉ phép
Đôi khi một công ty sẽ cố gắng tìm cách sa thải bạn. Nếu bạn được yêu cầu cắt giảm lương hoặc được nghỉ phép, đây có thể là dấu hiệu cho thấy họ sắp sa thải bạn. Ngay cả khi bạn chấp nhận giảm lương hoặc đồng ý nghỉ phép, bạn vẫn có thể sớm bị sa thải.
💥Lợi ích của tự nghỉ việc
Có những lợi ích khác nhau liên quan tùy thuộc vào việc bạn nghỉ việc hay bị sa thải. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc tự nghỉ việc hay từ chức là nó trông “đẹp” hơn trong sơ yếu lý lịch của bạn. Bạn có thể đưa đơn từ chức có lợi cho mình và khiến bản thân trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà tuyển dụng trong tương lai. Ví dụ: bạn có thể nói điều gì đó như “Tôi rời đi vì tôi muốn đảm nhận những thử thách lớn hơn.”
Một lợi ích khác của việc tự nghỉ việc là bạn sẽ kiểm soát được thời gian. Các trường hợp bị sa thải thường bất ngờ, khiến chúng khó có thể lập kế hoạch. Nhưng khi tự nghỉ việc, bạn có thể đảm bảo tình hình tài chính của mình ổn định trước khi làm như vậy. Bạn cũng có thể sắp xếp công việc khác trước khi rời bỏ công việc hiện tại.
💥Lợi ích của việc chờ bị sa thải
Mặc dù việc bị sa thải thường không thú vị nhưng có thể có một số lợi ích. Một lợi ích là nó làm cho bạn đủ điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp. Hầu hết các bang sẽ không cung cấp trợ cấp thất nghiệp cho bất kỳ ai tự nguyện nghỉ việc. Khi bị buộc phải rời đi, giờ đây bạn đủ điều kiện nhận một số hỗ trợ tài chính cho đến khi bạn kiếm được một công việc khác.
Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể nhận được gói thôi việc khi bị sa thải. Bạn nên kiểm tra các chính sách của công ty và xem liệu bạn có đủ điều kiện cho gói thôi việc đó nếu bị sa thải hay không.
Nếu bạn nghi ngờ việc sắp bị sa thải, bạn cũng có thể sử dụng thời gian đó để tìm một công việc khác. Trong thời gian chờ bị sa thải, bạn vẫn sẽ nhận được tiền lương bình thường. Khi bạn không còn một công việc nào khác, bạn nên chờ đợi để được sa thải hơn là nghỉ việc ngay lập tức.
💥Cách để chọn nên tự nghỉ việc hay chờ bị sa thải
Bạn có thể phải đối mặt với một tình huống mà bạn có thể phải lựa chọn tự nghỉ việc hoặc chờ bị sa thải. Sau khi xem xét ưu và nhược điểm của cả hai, đây là một số bước bạn có thể làm theo để giúp bạn quyết định phương thức nào phù hợp nhất với mình:
1. Cân nhắc việc làm trong tương lai của bạn
Bắt đầu bằng việc xem xét công việc của bạn trông như thế nào trong tương lai. Nếu bạn có một công việc khác đang chờ đợi, thì bạn nên tự nghỉ việc hơn là chờ bị sa thải. Nếu bạn không có một công việc đang chờ đợi, thì việc chờ bị sa thải có thể giúp bạn có thêm thời gian để tìm kiếm việc làm trong khi vẫn được trả lương.
Tuy nhiên, cũng hãy nghĩ đến tác động của việc bị sa thải đối với triển vọng công việc trong tương lai của bạn so với việc tự nghỉ việc. Các nhà tuyển dụng đôi khi do dự khi thuê một người đã từng bị sa thải. Do đó, bạn có thể cải thiện cơ hội kiếm được việc làm trong tương lai bằng cách nghỉ việc theo các điều kiện của riêng bạn.
2. Quyết định xem bạn có cần trợ cấp thất nghiệp hay không
Một điều khác cần xem xét là liệu bạn có cần trợ cấp thất nghiệp hay không. Trừ khi bạn có một công việc khác đang chờ bạn, hoặc có nhiều tiền tiết kiệm, bạn có thể cần một số trợ giúp về mặt tài chính cho đến khi bạn nhận được một công việc mới. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp nếu bạn tự ý bỏ việc. Trong tình huống này, việc chời để được sa thải có thể có ý nghĩa hơn.
Bạn cũng nên xem xét bất kỳ khoản trợ cấp thôi việc nào mà bạn có thể nhận được từ công ty. Gói thôi việc có thể giúp bạn về mặt tài chính trong khi bạn chuyển sang làm một công việc khác, nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để nhận được gói thôi việc đó.
3. Xem xét các mối quan hệ nghề nghiệp của bạn
Bạn cũng nên xem xét các mối quan hệ nghề nghiệp của mình ở vị trí hiện tại trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Bạn có thể cần sự giời thiều từ người quản lý của mình trong tương lai và vì vậy bạn sẽ muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Nếu bạn rời đi một cách chuyên nghiệp thay vì chờ đợi bị sa thải, điều này có thể giúp cứu vãn một mối quan hệ nghề nghiệp.
4. Kiểm tra sức khỏe tinh thần của bạn
Điều cuối cùng cần xem xét là sức khỏe tinh thần của chính bạn. Nếu bạn đang làm một công việc mà bạn ghét, tốt hơn là bạn nên tự nghỉ việc hơn là chờ để bị sa thải. Một công việc khó chịu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của bạn, có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe thể chất nếu không được điều trị. Đôi khi xảy ra một tình huống công việc tồi tệ đến mức bạn cần phải thoát ra, bất chấp hậu quả. Hãy nghĩ về lý do bạn muốn rời đi và liệu rằng chúng có đủ nghiêm trọng để nghỉ việc ngay lập tức.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Nguyễn Phương Thảo
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Nguyễn Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9306
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 24