Trong bài viết này, Giáo sư Nicky Marsh, giáo sư tiếng Anh tại Đại học Southampton, đồng thời là một nhà giáo dục, người đang giảng dạy một khóa học rất mới mẻ mang tên “Understanding money”, đã khám phá ra dòng lịch sử xoay quanh tiền tệ và tự hỏi rằng: Liệu chúng ta có thực sự hiểu về tiền?
Bản thân tiền tệ luôn luôn thay đổi. Những cuộc tranh luận xoay quanh dạng thức của đồng tiền – ai đã phát hành nó và cách chúng ta sử dụng nó – đã tạo ra những khái niệm mới trong nền kinh tế kỹ thuật số như hiện nay. Sự xuất hiện của xã hội không dùng tiền mặt và sự hấp dẫn của tiền mã hóa đều đang thay đổi cách chúng ta sử dụng tiền cũng như những gì mà chúng ta biết về nó. Tuy nhiên, tác động của những thay đổi này vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Tất cả những gì chúng ta biết là những thay đổi này không hoàn toàn trung lập. Các nhà vận động hành lang và các cơ quan quản lý đã vạch ra những mối nguy mà những thay đổi này mang lại. Tiền mã hóa bây giờ đã chỉnh thức đi kèm với những cách báo về sức khỏe. Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh đã liên tục cảnh báo về bản chất nằm ngoài khuôn khổ pháp lý và mang nặng tính đầu cơ của những “đợt chào bán các đồng coin ra công chúng lần đầu tiên” và chỉ ra rằng hầu hết người mua không hiểu gì về loại tiền họ đang mua. Ngoài ra, nguy cơ khi trở thành một xã hội không dùng tiền mặt cũng được coi là một lằn ranh đỏ. Ngày trong tuần này, bản công bố báo cáo có tên “Access to Cash” của tạp chí Link đã chỉ ra những mối nguy hiểm khi con người tiến đến một xã hội không dùng tiến mặt với tốc độ nhanh như hiện tại, đồng thời dự đoán những doanh nghiệp nhỏ và những nhóm người dễ tổn thương nhất trong xã hội sẽ là những cá thể đứng trước nguy cơ mất trắng. Những nhận định khác thậm chí còn cho thấy một viễn cảnh xấu hơn, chỉ ra rằng quá trình phát triển để trở thành nền kinh tế kỹ thuật số hoàn toàn là một cơ chế kích hoạt sự đào thải mang tính xã hội, hoạt động hoàn toàn chỉ để bành trướng lợi nhuận của các doanh nghiệp khổng lồ.
💥Tiền: Một loại hàng hóa hay dịch vụ xã hội?
Những cuộc tranh luận này chắc chắn đã chỉ ra một thứ rõ ràng ngày trước mắt, đó là chúng ta không hiểu tường tận về bản chất của đồng tiền hay tiền được tạo ra như thế nào, nếu coi xã hội là một cá thể thống nhất. Đây là quan điểm được minh họa một cách sinh động nhất bởi nhóm Positive Money, trong đó nghiên cứu của họ giải thích rằng kể cả phần đông các nghị sĩ cũng không hiểu rằng phần lớn tiền tệ hiện đang trong lưu thông đều được tạo ra bởi các định chế tài chính, chứ không phải các xưởng in tiền hoặc kho bạc, thông qua việc tạo ra các khoản vay. Thay vào đó, họ tranh cãi thứ mà con người không hiểu bởi chúng ta không nhận ra sự tồn tại của nó, đó là cách mà tiền được tạo ra liên quan chặt chẽ đến bong bóng giá nhà ở, các khoản nợ cao ngất ngưởng đi cùng với sự bất bình đẳng ngày càng nghiêm trọng. Giống như bài báo cáo “Access to Cash” của Link, Positive Money kết luận rằng chúng ta cần xem tiền, không phải như một loại hàng hóa, hay một nguồn lợi nhuận ngầm thông qua việc trao đổi mua bán, mà như một dịch vụ công cộng cần có sự giám sát cẩn thận nếu muốn nó phục vụ mọi khía cạnh của nền kinh tế một cách hiệu quả.
Một trong những lý do con người không có cái nhìn tường tận về tiền có thể là bản thân lĩnh vực kinh tế đang ngày càng trở nên sâu rộng, chìm trong mớ bòng bong các thuật ngữ chuyên ngành và tách biệt hoàn toàn khỏi những nội dung trong các cuộc bàn luận về chính trị xã hội. Đây là một trong những chỉ trích lớn nhất cho những sự việc xảy ra trải dài trên ngành nghề khác nhau trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, một yếu tố hết sức quan trọng cần phải lưu tâm là điều này không phải lúc nào cũng đúng: các cuộc tranh luận diễn ra trong phần lớn dòng lịch sử của ba thế kỷ trước hoàn toàn là trọng tâm trong đời sống của giới chính trị – các cuộc bầu cử nổi lên và rồi bị lãng quên đều dựa trên cơ sở quyết định xem chúng ta nên sử dụng loại tiền tệ nào – và cũng để tự nhắc nhở bản thân rằng văn hóa chạy đua để giành phiếu bầu như thế này đã góp một phần quan trọng trong việc khiến các quan niệm về tiền trở nên dễ dàng tiếp cận hơn.
💥Các cuộc tranh luận về hai loại tiền “cứng” và “mềm” xuyên suốt lịch sử
Một ví dụ đằng sau những cuộc tranh luận về tiền mã hóa và cái chết của tiền mặt là một câu hỏi liên tục được dấy lên: điều gì đã làm cho đồng tiền có giá trị đến vậy, câu hỏi này đã xuất hiện gần như ngay sau khi những khái niệm sơ khai nhất về tiền tệ được ra đời. Những cuộc tranh luận trong thế giới hiện đại ngày nay khá tương đồng khi nhắc về lịch sử của tiền tệ, theo một cách dễ hiểu. Công nghệ blockchain, thứ công nghệ đã góp phần tạo ra bitcoin, hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi mang tính triệt để về quyền tự chủ của người dùng trong các hệ thống tài chính, thông qua những giao dịch với chi phí thấp hơn và mạng lưới phân tán, nhưng đối với những người đang tạm thời nắm giữ bitcoin, giống như những người dự trữ vàng ở thời kì trước, thường bị hấp dẫn bởi một loại bản vị tiền mà giá trị của nó bắt nguồn từ sự khan hiếm. Bitcoin được khai thác với chi phí năng lượng cao ngất ngưởng, và không giống như các loại tiền giấy được phát hành bởi các định chế tài chính, giá trị của những dòng code được xác định bởi một sự thật rằng chúng là độc nhất. Những người nắm giữ bitcoin đang mua một loại hàng hóa mang tính đầu cơ, hay nói cách khác, họ hi vọng giá trị của nó sẽ tăng lên do nhu cầu về loại tài sản này cuối cùng rồi sẽ vượt xa nguồn cung bitcoin vốn đã hữu hạn. Lý giải này tương tự với bản chất của tiền tệ “cứng”, một loại tiền mà giá trị của nó được cho là sẽ tồn tại vĩnh viễn khi nó ở trạng thái độc nhất. Ngược lại, những người mua công nợ từ Chính phủ và các khoản nợ tư nhân lại có xu hướng bảo thủ hơn, họ thường chú ý đến các loại tài sản có lợi nhuận thấp hơn nhưng có mức an toàn hơn với mức lãi suất hứa hẹn và cả sự an toàn cho tài sản mà họ nhận được khi được Nhà nước bảo lãnh các khoản nợ công và nợ tư nhân. Đây là cách lý giải về tiền tệ “mềm”, với nguồn cung tiền tệ luôn được đảm bảo có khả năng có giãn tốt khi đưa vào lưu thông cũng như có khả năng tạo ra dòng tiền lớn hơn.
Chúng ta có thể thấy những cuộc tranh luận trên, dù là bàn về tiền tệ cứng hay tiền tệ mềm, dù là những loại hàng hóa có giá trị tài sản đảm bảo khi so sánh với các công cụ thanh toán khác hay sự an toàn mà chính quyền có thể hỗ trợ khi người mua nắm giữ những loại tài sản đó, đều hòa vào dòng chảy lịch sử của tiền tệ trong thế giới hiện đại kể từ khi nó được phát minh trong cuộc Cách mạng tài chính của thế kỉ XVIII. Một ví dụ điển hình khi đó là một giả định sai lầm rằng cổ phiếu của công ty South Sea Company được đảm bảo bởi Chính phủ Anh, đã phải chịu một phần trách nhiệm cho sự hào hứng thái quá của giới đầu tư mà phải sau này họ mới nhận ra điều này hoàn toàn vô lý khi bong bóng cổ phiếu này vỡ tan. Cuộc khủng hoảng này chỉ là một phần của một bước chuyển mình dài hơi hơn rất nhiều nếu xét theo quan điểm giá trị: khi mà quan điểm về tín dụng ở các khu vực kinh tế đô thị mới nổi bắt đầu vượt xa nền kinh tế địa chủ của tầng lớp quý tộc. Sự cạnh tranh tương tự diễn ra gay gắt giữa các đồng bạc xanh và tiền vàng cũng bao trùm hầu hết nội dung của các cuộc chạy đua bầu cử chính trị trong phần lớn thế kỉ XIX. Tuy vậy, trong trường hợp này, những lo ngại xoay quanh nền kinh tế tín dụng thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các cuộc tranh luận sắc tộc, và tương đối tách biệt với những lo ngại về chủ nghĩa trọng thương mới, được tầng lớp trung lưu ở Anh áp dụng trong thương mại từ thế kỉ XVIII.
💥Khám phá tiền tệ dưới lăng kính quan điểm về mặt ngữ nghĩa và hình ảnh
Các quan điểm về ngữ nghĩa và hình ảnh rất quan trọng bởi chúng cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về dòng lịch sử đầy biến động liên quan đến những góc nhìn về tiền tệ đã tác động tới xã hội như thế nào. Sự xáo trộn trật tự sâu rộng trong xã hội mà bong bóng cổ phiếu của South Sea đã gây ra, cùng với các chủ thể kinh tế mới gia nhập thị trường và các quyền lợi được hưởng theo thâm niên được cung cấp ở mức thấp, thì đây vẫn là sự kiện đang nhớ nhất được ghi chép lại trong Bản in có tên “Emblematical Print of South Sea Scheme” của William Hograth. Tương tự như vậy, việc kiểm soát các hành động phát hành tiền giả một cách táo bạo theo Đạo luật Hạn chế Ngân hàng của những năm 1970 cũng được ghi chép lại một cách rất tâm huyết trong ghi chú mang đầy tính châm biếm của George Cruikshank. Tờ ghi chú đã khắc họa thi thể của những kẻ làm tiền giả trên giá treo cổ và có vai trò như một lời cảnh báo vĩnh viễn nhằm chống lại chế độ chuyên quyền mà ông cho rằng có móc nối với hoạt động phát hành tiền giấy của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải chỉ những quan điểm này mới có vai trò quan trọng. Những tư liệu khác, như The Wizzard of Oz của Frank Baum, hoàn toàn có thể được hiểu theo cách trên nếu chung ta hình dung ra một biện pháp thay thế cho cuộc tranh luận về lưỡng kim trong thập niên 1980. Câu chuyện ngụ ngôn ẩn sau cuốn sách của Baum đã tiết lộ những tác động đến xã hội mà các cuộc tranh luận về tiền tệ trong những năm 1980 mang lại, và trong khi vàng được coi là đơn vị tiền tệ của giới tinh hoa và tiền giấy chỉ là đơn vị tiền tệ của công nhân, hãy vượt lên trên sự phân biệt ấy, và hình dung ra tương lai về một hình thức tín dụng tiêu dùng bình đẳng hơn cho tất cả mọi người.
Chính dòng lịch sử này – dòng lịch sử của đồng tiền cùng nghệ thuật và cả những cách thức phức tạp mà nó đã thể hiện thông qua những quan điểm về đầu tư tài chính và khủng hoảng – khóa học khám phá về tiền tệ của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một cách tiếp cận mới và độc đáo. Chúng ta sẽ khám phá lịch sử của tiền tệ dưới dạng thức của một loại hàng hóa, theo đề xuất của chúng tôi, sẽ là bitcoin, cùng với đó là lịch sử của hoạt động thanh toán tín dụng dưới dạng tiền ảo trong hệ thống tài chính. Chúng ta cũng khám phá các cách mà ở đó tất cả các dạng thức của đồng tiền, kể cả chưa có giá trị quy đổi, đều được đưa vào lưu thông, khi mà chúng ta sẽ đánh giá những thay đổi này cả về mặt địa lý và công nghệ trong đầu tư và những phương pháp phức tạp mà ở đó các quan điểm sẽ đặt ra ranh giới và tách biệt giữa hoạt động cờ bạc và hoạt động đầu cơ. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét những gì sẽ diễn ra khi dòng tiền bị gián đoạn, khi các loại hàng hóa mất đi giá trị thực của chúng và các khoản tín dụng đồng loạt đến kỳ hạn, tất cả hợp thành lại và một cuộc khủng hoảng tài chính xuất hiện.
_______________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: futurelearn
- Người dịch: Trần Ngọc Tuấn
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Ngọc Tuấn – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10139
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 23