Bài viết sau sẽ tiết lộ 9 đặc điểm một nhân viên giỏi trong công ty khởi nghiệp.
Lời Giới Thiệu
Để làm việc tại một công ty khởi nghiệp cần có một loại tính cách phù hợp – và đó là những phẩm chất quan trọng của nhân viên khởi nghiệp mà công ty quyết định thuê bạn.
Năm tôi 26 tuổi, một trong những người bạn thân nhất của tôi đã quyết định cùng tôi thành lập một công ty. Anh ấy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện tấm bằng Thạc Sỹ Quản trị kinh doanh (MBA). Gần đây, tôi đã có bước tiến lớn với công việc viết lách trong lĩnh vực quảng cáo. Và cứ mỗi vài tuần, anh ấy sẽ bay đến Chicago (nơi tôi ở) hoặc tôi bay đến Atlanta (nơi anh ấy ở), chúng tôi cân nhắc việc ngủ ở chỗ mới và suy nghĩ xem chúng tôi sẽ bắt đầu làm gì đầu tiên.
Trong hai năm xây dựng công ty này, tôi đã học được một hai điều về những phẩm chất của nhân viên khởi nghiệp mà bạn đang tìm kiếm.
Tôi sẽ không bao giờ quên ngày đầu tiên chúng tôi thuê người.
Anh ta là một nhà văn tự do được giới thiệu bởi một người bạn – và chúng tôi cũng đang cân nhắc việc thuê người viết lách và biên tập viên (để thay thế công việc mà người đồng sáng lập với tôi, Drew, và tôi đang thực hiện). Chúng tôi hẹn gặp anh ta ở Soho House, Chicago, gọi một chai rượu vang đỏ, và “phỏng vấn” anh ta cạnh hồ bơi trên mái nhà. Anh ta là một nhà văn có niềm đam mê về khoa học viễn tưởng (không phải viết về kinh doanh, nhưng viết về kinh doanh mới là thứ chúng tôi cần). Lúc đó, chúng tôi còn trẻ và non kinh nghiệm, chỉ hy vọng tìm được ai đó tin tưởng chúng tôi và theo đuổi mục tiêu cùng chúng tôi.
Chúng tôi thuê anh ta – và sa thải sau 2 tháng.
Trong năm tiếp theo, Digital Press đã phát triển từ 2 thành viên là tôi và Drew lên thành gần 20 nhân viên làm toàn thời gian, trước khi trải qua một giai đoạn đánh giá và kiểm duyệt. Trong 12-18 tháng đầu tiên, chúng tôi đã tuyển dụng 1-2 nhân viên toàn thời gian mỗi tháng, cứ tiếp tục tuyển tháng này qua tháng nọ. Chúng tôi đã tuyển dụng được nhiều người tài và cũng đã phạm phải một số sai lầm. Nhưng nhìn chung, chúng tôi đã rút ra được (và đang tiếp tục tìm hiểu) những phẩm chất nào tạo nên một người nhân viên khởi nghiệp thật sự xuất sắc.
Dưới đây là 9 điều mà tôi rút ra được:
1. Một nhân viên trong công ty khởi nghiệp phải phát triển được trong “sự lộn xộn nhưng lại được tổ chức một cách rõ ràng”.
Đây là một cụm từ mà một người cố vấn của tôi, một người có cho mình một công ty khởi nghiệp, thường nói: “Bạn phải quen với sự hỗn loạn nhưng có tổ chức”.
Điều đó có nghĩa là, bạn không được mong đợi mọi thứ luôn đứng yên. Rõ ràng, mục tiêu của tổ chức này là tìm ra những con đường này và xây dựng các quy trình cũng như phương pháp thực hành tốt nhất có quy mô và độ tuổi phù hợp. Nhưng sự thật là, một công ty khởi nghiệp cũng mỏng manh như một đứa trẻ sơ sinh. Một hôm, bạn thức tỉnh và nhận ra “Những gì chúng ta đang xây dựng không thực sự mở rộng được. Chúng ta cần thay đổi ngay bây giờ”. Và những nhân viên khởi nghiệp giỏi nhất, không chỉ hiểu tâm lý này, mà còn giúp bạn phát hiện ra các vấn đề trong quá trình thực hiện – để cải thiện toàn bộ.
2. Một nhân viên trong công ty khởi nghiệp luôn tìm cách giải quyết những công việc nằm ngoài trách nhiệm của họ.
Khi bạn đang xây dựng công ty từ một đống đổ nát, có rất nhiều những công việc có thể làm mà không bao giờ hết.
Có thể bất chợt một ngày, danh sách vệc cần làm của tôi bao gồm các nhiệm vụ khó nhằn như theo dõi khách hàng tiềm năng, theo dõi khách hàng hiện tại, đào tạo nhân viên mới, lên lịch cho các sự kiện, v.v., cách thức để cố gắng đó là tưởng tượng doanh nghiệp của bạn ở đâu sau 5 năm nữa và chúng ta đã đạt được nó như thế nào. Và những biến động xung quanh những luồng suy nghĩ ấy sẽ là một cú hích tinh thần cực lớn.
Những nhân viên khởi nghiệp giỏi nhận ra rằng họ đang xây dựng “vai trò tương lai” của mình ở công ty. Vì vậy, họ chấp nhận không chỉ hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc, mà còn cố gắng hoàn thiện Những việc làm của công ty và tăng giá trị theo cấp số nhân.
Ví dụ, lần tuyển dụng thứ hai của chúng tôi là một biên tập viên quản lý tài khoản, là người chịu trách nhiệm làm việc với khách hàng, phác thảo và chỉnh sửa các phần, v.v. Nhưng khi cô ấy được thuê, chúng tôi gần như không có quy trình nào cần phải làm. Không có sự kiện nào còn sót lại. Các tài liệu thì được chuyển hết đến email của mọi người. Cô ấy đã không chỉ làm các công việc, trách nhiệm của riêng mình, mà còn giúp đỡ chúng tôi sắp xếp mọi hồ sơ và tài liệu trong công ty.
3. Một nhân viên công ty khởi nghiệp quan tâm về đến tập thể hơn là danh hiệu cá nhân của họ.
Đây là điều mà cố vấn của tôi đã cố khắc sâu vào tâm trí tôi – và tôi rất biết ơn ông ấy.
“Danh hiệu của bạn không quan trọng” ông ấy nói với tôi, lặp đi lặp lại. “Điều quan trọng là chất lượng công việc của bạn. Điều quan trọng là bạn cho mọi người thấy những gì” Ông ấy tiếp tục ca ngợi về việc có bao nhiêu người tự gọi mình là “CEO” trong khi trên thực tế, họ điều hành một blog hoặc một cửa hàng Shopify và nhân viên duy nhất của họ là trợ lý ảo – và ông ấy đã sử dụng điều đó như một ví dụ về sự nhỏ nhoi của danh hiệu của bạn trong những điều lớn lao khác.
Các nhân viên khởi nghiệp vĩ đại cũng phải hiểu và nội dung hóa khái niệm này.
Khi bạn đang làm việc tại một công ty khởi nghiệp và bạn là một trong những viên gạch đầu tiên của kế hoạch xây dựng đó, chức danh của bạn sẽ không bao giờ kể hết được tất cả những công việc khác nhau mà bạn đã làm (nếu bạn là một người có hiệu suất làm việc cao). Nếu bạn nghĩ rằng danh hiệu của bạn làm ô che cho tất cả các loại mũ khác nhau mà bạn đội thì danh hiệu của bạn sẽ không có ý nghĩa (cả bên trong lẫn bên ngoài). Nhưng nếu không có một số loại danh hiệu thì cũng rất khó để có được sự rõ ràng trong việc sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên.
Cách tôi cố gắng “dẫn dắt bằng ví dụ” ở đây là thực tế tôi không đề cập đến “danh hiệu” của mình. Tôi không bao giờ nói ra cụm từ “Bởi vì tôi là người sáng lập ở đây, đó là lí do”. Tôi từ chối gọi mình là Giám đốc điều hành (mặc dù chúng tôi có các nhà đầu tư, hội đồng quản trị và hơn một tá nhân viên toàn thời gian bởi vì tôi không tin rằng đó là điều quan trọng. Điều duy nhất tôi quan tâm là xây dựng công ty, hướng tới thành công và luôn tiến về phía trước. Kể cả dành ra một ounce năng lượng để quan tâm đến “danh hiệu” của bản thân là một cách sử dụng thời gian phí phạm – và hy vọng của tôi là tất cả những người khác trong nhóm sẽ hiểu rõ tâm lý “giá trị trên hết” này.
4. Một nhân viên giỏi nắm bắt cơ hội, học hỏi nhanh chóng và không ngại đột phá.
Một điều khác mà người cố vấn thường nói với tôi là, “Cole, tôi sẽ không bao giờ khó chịu nếu anh mắc sai lầm, tôi sẽ chỉ khó chịu nếu ngay từ đầu bạn đã quá sợ hãi để nắm bắt cơ hội”.
Xây dựng một công ty khởi nghiệp là một điều rất khó khăn vì hầu hết mọi thứ bạn làm đều là “lần đầu tiên”. Bạn liên tục ở chế độ khám phá – có nghĩa là, bạn có thể sẽ phải mò mẫm trong bóng tối một khoảng thời gian.
Một nhân viên khởi nghiệp vĩ đại sẽ phát triển trong những môi trường như thế này.
Họ tự mình thực hiện các khám phá riêng của họ. Họ đưa ra những ý tưởng mới và chỉ ra những điểm cần cải thiện. Họ thử mọi thứ vì họ biết rằng họ có thể. Và hơn hết, họ hiểu khi nào mọi thứ cần thay đổi ngay lập tức.
5. Một nhân viên giỏi có tinh thần làm việc cấp bách.
Dựa theo những điều trên, một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một công ty khởi nghiệp và những người được công ty thuê đó là tốc độ.
Ở nơi khởi nghiệp, một ngày cũng có thể cảm thấy như là một tháng. Một tháng có thể giống như là một năm. Và một năm cũng có thể cảm thấy như là sự vĩnh hằng. Có nghĩa là để tiếp tục tiến về phía trước và đạt được tiến độ đã định sẵn, mỗi thành viên trong nhóm phải sẵn sàng chạy và chạy nước rút với mọi thứ ngay khi chúng trở thành ưu tiên.
Không có thời gian để đợi một tuần. Ở trong nhiều trường hợp, “ngày mai” cũng là quá muộn.
Phải bắt đầu làm ngay bây giờ.
6. Một nhân viên giỏi không đo lường số việc họ đã làm trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 5 giờ.
Là một người sáng lập tôi thực sự làm việc chăm chỉ để tôn vinh cuộc sống cá nhân của mọi người, những ngày cuối tuần, những buổi tối và thời gian bên ngoài công việc của họ.
Tuy nhiên tôi cũng có một kỳ vọng nhất định đối với những người nói rằng họ muốn tham gia xây dựng cái gì đó. Và để trở thành một sự bổ sung giá trị cho một công ty khởi nghiệp, bạn phải đồng ý với thực tế rằng ngày làm việc của bạn sẽ không luôn bắt đầu lúc 9 giờ và kết thúc khi đồng hồ điểm sang 5 giờ. Một số ngày giờ làm việc sẽ bắt đầu sớm hơn. Một số ngày sẽ bắt đầu muộn hơn. Và vào cuối tuần, bạn thậm chí sẽ muốn hoàn thành trước một số công việc – để không phải có một tuần bận rộn ở phía trước.
Nhưng đây là sự đánh đổi để làm việc cho một công ty lớn, tuổi đời cao hơn, nơi mà vai trò của bạn sẽ rõ ràng hơn. Trong một công ty khởi nghiệp, bạn thường có nhiều tự do hơn, nhưng bạn cũng có những kì vọng cao hơn để đạt được thành công. Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi là một công ty 100% làm việc từ xa, vì vậy nhân viên có quyền tự do làm việc tại nhà (hoặc đi du lịch và làm việc khi đang sử dụng dịch vụ Airbnb).
Nhưng sự tự do đó đi kèm với kỳ vọng rằng bạn cung cấp giá trị theo cấp số nhân.
7. Một nhân viên giỏi không xem vai trò của họ là hoàn thành “công việc”, mà là cơ hội để xây dựng sự nghiệp.
Là một công ty khởi nghiệp “tự thân vận động”, bạn phải đưa ra quyết định với tài nguyên tối thiểu. Và bởi vì bạn có nguồn lực tối thiểu, điều đó có nghĩa bận cần thuê những người thực sự muốn trở thành một phần kế hoạch của bạn.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa những nhân viên khởi nghiệp có hiệu suất cao và “những người khác” là cách họ làm việc.Chúng tôi nhận thấy rằng những người nhân viên cho rằng chỉ cần hoàn thành công việc, không hơn không kém là những người không có khả năng làm việc lâu dài tại công ty, hoặc là họ trở nên không hạnh phúc khi làm việc, hoặc rõ ràng là họ không phải người đáng công ty để đầu tư thời gian, năng lượng và nguồn lực vào. Mọi người quên rằng khi làm việc cho công ty, thì công ty đó phải đầu tư rất nhiều tiền cho mỗi nhân viên. Hàng chục nghìn đô la (nếu không muốn nói là hơn). Vì vậy, nếu bạn có nguồn lực, thì cách bạn triển khai những nguồn lực đó là yếu tố quyết định sự thành công, vì việc đầu tư vào sai nhân viên đôi khi có thể dẫn đến sự khác biệt giữa sự thành công và thất bại.
Những nhân viên khởi nghiệp giỏi không coi vai trò của họ là một người phải hoàn thành “công việc”.
Họ coi đó là cơ hội để nâng cao kỹ năng, thành thạo nghề và trở thành người dẫn đầu trong ngành của họ ở một số lĩnh vực hoặc năng lực.
8. Nhân viên giỏi không khuyến khích tham gia vào những drama hay là xung đột.
Khi bạn xây dựng một công ty khởi nghiệp, bạn sẽ gặp phải tất cả những thứ mà bạn không mong đợi – đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giao tiếp giữa người với người.
Sự thật đáng tiếc là không phải tất cả những người bạn thuê đều sẽ phù hợp với văn hóa xung quanh. Một số người sẽ phỏng vấn tốt, gia nhập công ty và cuối cùng đem lại cho công ty một nguồn năng lượng độc hại. Những người khác sẽ tỏ ra một chút ngượng ngùng trong bài phỏng vấn của họ nhưng hóa ra lại hoàn toàn là những ngôi sao. Thông thường, rất khó để biết ai sẽ là người phù hợp trước khi họ bước qua cánh cửa và tương tác trực tiếp với các thành viên khác.
Tuy nhiên điều quan trọng là bạn để cho sự tiêu cực và những hành vi nguy hiểm kéo dài trong bao lâu.
Những nhân viên giỏi, ở bất kì công ty quy mô nào, đều tích cực không ngừng nghỉ. Họ làm việc một cách bình thường và đơn giản. Họ hiểu mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ nếu bắt đầu hoặc tham gia vào cuộc xung đột. Họ biết không phải ngày nào họ cũng sẽ cảm thấy tuyệt vời. Họ có thể vượt qua những thăng trầm của cuộc hành trình, giữ bản thân là trung tâm và là một động lực tích cực cho mọi người – chứ không phải là một động lực tiêu cực.
Vì vậy, với tư cách là người sáng lập, bạn không chỉ có trách nhiệm giữ cho mình tiêu chuẩn này (hoặc cao hơn) mà còn phải theo dõi chặt chẽ cách tập đoàn của bạn phát triển và cùng nhau phát triển. Một số người sẽ không phù hợp về lâu dài. Một số người khác cũng sẽ chỉ làm việc được vài tuần trước khi bạn nhận ra mình đã mắc sai lầm. Điều quan trọng là bạn phát hiện ra những nhân viên không tốt này, sa thải họ nhanh chóng và tiếp tục tiến về phía trước theo hướng mà bạn biết là sẽ tốt nhất cho mọi người.
9. Một nhân viên sẵn sàng hy sinh phần thưởng ngắn hạn để đạt được phần thưởng dài hạn.
Xây dựng một điều gì đó to lớn cần có thời gian.
Nếu bạn muốn nói rằng bạn đi cùng với sự phát triển của công ty, từ trước khi khi công ty được thành lập và đạt thành công, thì bạn cần nhận ra rằng để thành công bạn phải xây dựng sàn nhà, lau nhà và xếp các viên gạch trên sàn nhà từng viên một.
Nhân viên khởi nghiệp giai đoạn đầu là một nhóm người độc đáo và ấn tượng. Họ cực kì linh hoạt, trong khi khái niệm ban đầu về doanh nghiệp có thể “không phải là ý tưởng của họ”, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức nhất định để đưa những ý tưởng đó vào cuộc sống. Thật ngạc nhiên khi nghe mọi người nói, “Tôi là nhân viên thứ 8 tại Uber” hoặc “Tôi là một trong 20 người đầu tiên của Facebook”. Trong xã hội, những người tiên phong này được ca ngợi và thần tượng chẳng kém gì những người sáng lập.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một thành viên của tập đoàn, bạn phải thực sự xác định rằng không ai trong số những nhân viên ban đầu đó tự đăng ký cho mình một “công việc”. Họ tin vào kế hoạch. Họ muốn trở thành một phần của quá trình xây dựng. Và họ đã dành ra một lượng thời gian và năng lượng đáng kể để đưa kế hoạch đó vào cuộc sống.
——————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
– Theo: theladders.com
– Người dịch: Nguyễn Tiến Trung
– Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Nguyễn Tiến Trung – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7564
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 32