Sơ yếu lý lịch của bạn đã đứng đầu và danh sách thành tích, chức danh công việc thật ấn tượng. Bạn còn tiến thêm một bước nữa để đạt được công việc mơ ước của mình và bây giờ đã đến lúc khiến người phỏng vấn của bạn phải ngạc nhiên…
Hãy chắc chắn rằng những từ mà bạn sử dụng là những từ bạn biết và được sử dụng đúng cách! Đôi khi, mọi người sẽ sử dụng những từ mà họ nghĩ nó khiến họ trông thông minh hoặc gần gũi, nhưng thật không may, họ sử dụng những từ đó sai bối cảnh và đôi khi điều đó có thể gây bất lợi cho họ trong một cuộc phỏng vấn. Để luôn đi đúng hướng và hợp lý, hãy sử dụng phương pháp STAR trước cuộc phỏng vấn để chuẩn bị cho bất kỳ câu hỏi phỏng vấn hành vi nào mà người quản lý tuyển dụng đưa ra theo cách của bạn.
Chúng tôi đã phỏng vấn các giám đốc điều hành và các chuyên gia nhân sự để họ đưa ra những biểu hiện mà họ không thích nghe trong một cuộc phỏng vấn. Hãy tránh những từ và cụm từ này để đảm bảo ấn tượng đầu tiên phản ánh chính xác khả năng tuyển dụng và đam mê nghề nghiệp của bạn.
💥“Tôi không biết…”
“Khi được hỏi tại sao bạn muốn làm việc cho một công ty cụ thể nào đó, đừng bao giờ nói bạn không biết!” Stacy Caprio – Nhà sáng lập của Growth Marketing nói. “Bạn nên có ít nhất một sự thật thú vị nào đó như câu đố, bình luận về văn hóa hoặc bất kỳ nhận xét nào cụ thể về nơi bạn đang phỏng vấn mà bạn có thể nêu ra làm lý do mà bạn muốn làm việc ở đó.” Hãy nghĩ về nó: người phỏng vấn không chỉ muốn nhìn thấy những gì bạn có thể làm trong công việc mà còn muốn xem bạn có phù hợp hay không, bạn muốn trở thành người như thế nào trong công ty, không chỉ ở bất kỳ văn phòng cũ nào.
💥“Tôi ghét…”
Ghét là một từ mạnh và mang hàm ý rất tiêu cực. Khi nói rằng bạn ghét một công việc, đội ngũ, sếp, chính sách hay công ty trước đây mà bạn làm việc, bạn có nguy cơ tỏ ra nóng nảy, thiếu chuyên nghiệp và hay đối đầu. Sean Dowling – Đối tác và Giám đốc Chiến lược Tuyển dụng của tập đoàn Winter Wyman’s Technology cho biết: “Bạn có thể trông như đang đổ lỗi, hãy cố gắng tìm một từ có sức mạnh và luôn lưu lại những câu nói về những gì bạn đã làm để cải thiện tình hình hoặc trải nghiệm.”
💥“Ôi. chết tiệt!”
“Một trong những điều quan trọng cần biết là những từ chửi thề hiển nhiên là không phù hợp, nó có thể cho thấy bạn thiếu tôn trọng và nhạy cảm với tình huống. Sử dụng từ lóng trong một cuộc phỏng vấn cũng có thể là một sự tiêu cực vì nó quá thiếu trang trọng và có thể không phù hợp.” – Debora Rowland, Phó Chủ tịch Nhân sự tại Career Arc cho biết.
💥“Bạn có nghe ông Trump nói gì hôm nay chưa?”
Trong môi trường chính trị ngày nay, tốt hơn hết là bạn nên tránh xa các chủ đề gây tranh cãi. Roland nói: “Những từ như Dân chủ, Cộng hòa, Bảo thủ, Tự do có thể tô điểm cho buổi phỏng vấn của bạn trừ khi vị trí bạn xin vào là một nhóm chính trị nào đó hoặc là yêu cầu kinh nghiệm cụ thể trong lĩnh vực đó. Hãy tránh xa những chủ đề gây tranh cãi và sau đó là những từ được khuyến khích một cách mạnh mẽ.
💥“Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà bạn yêu cầu.”
Trong khi câu này có thể cho thấy một ứng viên sẵn sàng tham gia và trở thành một hành viên giỏi trong nhóm và cũng có thể được coi là một người đang khao khát được tuyển dụng. Trong khi đó, đây là một câu cần tránh trong cuộc phỏng vấn, vẫn có những cách nói khác. Ví dụ như, người ứng tuyển có thể nói: “Tôi được biết đến là người sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ nào để hoàn thành công việc – ”Andy Thiede – Chuyên viên tư vấn nhân sự tại Công ty TNHH Kardas Larson giải thích.
💥“Mức lương cho vị trí công việc này là bao nhiêu?”
Theo Thiede, thời gian rất quan trọng đối với vấn đề này. Việc hỏi về tiền lương chắc chắn có thể chấp nhận được nếu người phỏng vấn không đề cập đến vấn đề này trước, nhưng đây là một câu hỏi không nên hỏi trong cuộc thảo luận đầu tiên.
💥“Tôi được hưởng những quyền lợi nào?”
Tương tự như câu hỏi về lương, thời gian để hỏi câu hỏi này rất quan trọng. Thiede nói: “Đừng hỏi câu này vào buổi phỏng vấn đầu tiên, trừ khi bạn thấy rõ rằng cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp đến mức có dấu hiệu cho thấy một lời mời làm việc có thể được định ngay tại chỗ.”
💥“Tôi đã từng đi đến địa ngục và quay trở lại.”
Mặc dù không có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để tiếp tục từ vị trí hiện tại của mình, cho dù vì lý do nghề nghiệp hay cá nhân, tốt nhất bạn nên giữ kín lý do chính xác mà bạn rời đi hoặc ngừng nói xấu về vị sếp trước đây hoặc hoàn cảnh của bạn. “Tôi sẽ không bao giờ quên những lời đó được thốt ra bởi một ứng viên trong một buổi phỏng vấn, sau khi cô ta mô tả các vấn đề cá nhân của mình như một lời giải thích về lý do tại sao có một khoảng trống trong công việc kể từ công việc cuối cùng của cô ấy!” – Thiede nói.
💥“Đó là một câu hỏi hay!”
Hãy tránh những câu vô nghĩa. Khi một ứng viên luôn trả lời câu hỏi của bạn bắt đầu bằng “câu hỏi hay” hoặc “ưm…” Hãy dành một vài giây để tạm dừng và suy nghĩ thay vì lấp đầy khoảng lặng. “Bạn sẽ tự tin hơn nếu bạn có những khoảng dừng như vậy.” – Ben Christensen – Đồng sáng lập và Trưởng bộ phận Con người và Nhân tài tại Handshake giải thích.
💥“Tôi có một phẩm chất hiếm.”
“Hãy để công việc và kinh nghiệm của bạn nói lên điều đó. Hãy tập trung vào công việc và sử dụng những từ có liên quan đến vị trí ứng tuyển của bạn là một chiến thuật thông minh để bắt đầu. Sử dụng một số từ ngữ trong mô tả công việc khi bạn nói về kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân – điều này cho thấy rằng bạn đã chú ý và thực hiện nghiên cứu của mình mà không hề phô trương.
Sau khi bạn sử dụng lời khuyên này để bắt đầu cuộc trò chuyện, hãy chắc chắn rằng bạn gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn.
———————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích
Bài viết gốc: https://www.theladders.com/career-advice/9-words-you-should-never-say-in-an-interview
Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh
Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9186
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 23