Bạn có thể tìm kiếm vị trí tư vấn viên trên các nền tảng tìm việc trực tuyến và nộp hồ sơ một cách nóng vội. Tuy nhiên, khi bạn đến phỏng vấn với nhà tuyển dụng tiềm năng, bạn cần đảm bảo rằng đã chuẩn bị sẵn sàng.
Bạn biết những điều cơ bản về hình thức phỏng vấn nên có thể bạn là chuyên gia. Nhưng thế còn những sai lầm bạn nên tránh, bạn có biết không? Dưới đây là một vài rủi ro chủ yếu mà bạn không muốn mắc phải khi phỏng vấn vị trí tư vấn viên.
💥Không tìm hiểu công ty bạn đang phỏng vấn
Mỗi công ty tư vấn đều có những giá trị và văn hóa khác nhau. Tuy rằng mọi người đều có thể làm công việc tư vấn chiến lược, nhưng tất cả đều khác nhau. Do đó bạn phải nhận thức rõ điều gì khiến công ty trở nên độc đáo và xem công ty nào sẽ phù hợp nhất với bạn.
Ví dụ: McKinsey & Company tìm cách tuyển dụng những người sẽ là nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai của công ty. Mặt khác, BCG (Tập đoàn Tư vấn Boston) thường tuyển dụng những người có đầu óc, thông minh như tạo ra khuôn khổ nổi tiếng tiếp theo hoặc thách thức những cách kinh doanh hiện có. Do đó, họ muốn tuyển dụng những người có trực giác cao, chuyên thử nghiệm các chiến thuật và chiến lược nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, công ty tư vấn phổ biến khác mà bạn đăng ký là Bain & Company. Công ty này nhỏ hơn hai doanh nghiệp nói trên. Công ty Bain thường tuyển dụng những người có đầu óc kinh doanh và nhanh nhạy.
Như đã đề cập ở trên, bây giờ bạn có thể thấy rằng mỗi công ty tư vấn có cách làm việc độc đáo và khác biệt riêng. Bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng từng công ty mà bạn phỏng vấn để có thể thể hiện bản thân trước người phỏng vấn sao cho người phỏng vấn biết rằng bạn là người phù hợp với văn hóa công ty tuyệt vời của họ.
💥Không biết lý do bạn muốn làm việc tại công ty cụ thể đó
Các công ty tư vấn nhận được hàng trăm nghìn đơn xin việc và họ phỏng vấn hàng nghìn ứng cử viên mỗi năm. Nếu bạn không thể chia sẻ lý do tại sao bạn muốn làm việc trong lĩnh vực tư vấn hoặc lý do bạn muốn làm việc cho công ty của họ cũng như vị trí văn phòng bạn chọn, nhà tuyển dụng sẽ coi bạn là một “rủi ro bay” (người đã nộp đơn vào một công ty ở thành phố này nhưng mục tiêu ngắn hạn của ứng viên đó là chuyển đến thành phố khác.)
💥Không chuẩn bị kỹ lưỡng cho phỏng vấn tình huống
Có thể bạn đã biết, bạn phải thực hiện phỏng vấn tình huống với công ty đang ứng tuyển. Đây là phương pháp của công ty nhằm sàng lọc các ứng viên, xác định khả năng thực hiện công việc của họ. Bạn chắc chắn phải chuẩn bị nghiên cứu tình huống cho cuộc phỏng vấn mà không thể bước vào cuộc phỏng vấn tình huống với suy nghĩ rằng bạn sẽ tìm ra nó khi bạn tiếp tục. Thực hành phỏng vấn tình huống với những người khác trong mạng lưới của bạn (lý tưởng nhất là với người đã có kinh nghiệm làm việc tại một công ty tư vấn). Bạn cần dành thời gian xem xét một cuộc phỏng vấn tình huống yêu cầu những gì.
Có một cách mà bạn có thể chuẩn bị là có hệ thống ghi chú tốt, việc ghi chú giúp bạn ghi nhớ và theo dõi các thông tin quan trọng trong cuộc phỏng vấn tình huống. Ngoài ra, đừng chỉ ghi nhớ những khuôn khổ và thuật ngữ kinh doanh mà không hiểu “lý do tại sao” đằng sau những vấn đề đó. Điều này làm cho người phỏng vấn nghĩ rằng bạn chỉ có thể ghi nhớ mà không tự suy nghĩ được.
Cuối cùng, hãy suy nghĩ như chuyên gia tư vấn trong cuộc phỏng vấn tình huống. Các nhà tư vấn mà các công ty tuyển dụng để giải quyết các vấn đề và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy khi bạn được cung cấp thông tin mới khi phỏng vấn tình huống, hãy luôn nghĩ về cách bạn có thể sử dụng thông tin đó để giúp đỡ khách hàng.
💥Không hỏi đúng câu hỏi
Khi phỏng vấn với công ty tư vấn, một sai lầm lớn mà các ứng viên mắc phải là không đưa ra được những câu hỏi hay cho người phỏng vấn. Thay vào đó, những ứng viên này hỏi những câu hỏi cơ bản và vượt qua được “Bài kiểm tra của Google” (những câu hỏi này dễ tìm thấy đáp án khi tìm kiếm trực tuyến). Ví dụ, ứng viên có thể hỏi công ty đã hoạt động bao lâu hoặc liệu công ty có liên quan đến một ngành nhất định hay không. Thay vì những câu hỏi “có thể tra Google” này, hãy kết thúc buổi phỏng vấn bằng cách đặt câu hỏi về trải nghiệm của người phỏng vấn về công ty. Hỏi người phỏng vấn những điều mà chỉ họ mới biết câu trả lời.
Ví dụ, công ty Bain & Company có phương châm “Một Bainie sẽ không bao giờ để một đồng nghiệp Bainie khác thất bại.” Nếu bạn đang phỏng vấn tại Bain, hãy hỏi người phỏng vấn về câu chuyện “Một Bainie không bao giờ để một đồng nghiệp Bainie khác thất bại” yêu thích của họ. Loại câu hỏi này cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đã tìm hiểu về công ty và muốn lắng nghe về kinh nghiệm cá nhân của nhà tuyển dụng với công ty. Ngoài ra, câu hỏi này chắc chắn làm cho cuộc phỏng vấn trở nên vui vẻ.
💥Lời kết
Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu phỏng vấn tại các công ty tư vấn chưa? Hãy chắc chắn nghĩ về những rủi ro hàng đầu bạn cần tránh trong cuộc phỏng vấn, bao gồm việc không tìm hiểu kỹ về công ty đang phỏng vấn và không biết tại sao bạn muốn làm việc trong lĩnh vực tư vấn và tại công ty cụ thể đó.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn tình huống và hỏi người phỏng vấn những câu hỏi sâu sắc. Làm theo những lời khuyên này sẽ giúp bạn nhận được lời mời làm việc tại công ty tư vấn mơ ước.
Ông Davis Nguyễn là người sáng lập My Consulting Offer (tạm dịch: đề nghị tư vấn của tôi) – chương trình hàng đầu giúp mọi người có được công việc mơ ước trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Ông Davis đã giúp hơn 500 người khởi nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, phát triển doanh nghiệp của ông ấy có doanh thu lên tới 7 con số và được giới thiệu tại trang web TEDx.
_____________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Nguyễn Thị Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9906
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 32