Việc học cách để mọi việc đi đúng hướng và thành thạo chúng là điều đóng góp to lớn vào chuyện nâng cao vị thế của bản thân và có khả năng cạnh tranh trong những lĩnh vực mà bạn quan tâm để trở nên xuất sắc. Tuy nhiên, nói đến nắm bắt và hiểu rõ thông tin, chúng ta thường gặp vấn đề với việc làm theo những gì mà chúng ta đang cố gắng học, chúng ta bị phân tâm và thậm chí có một khoảng thời gian khá khó khăn để hiểu được một số chủ đề.
Thỉnh thoảng, có cảm giác rằng những gì chúng ta đang theo đuổi không dành cho chúng ta vì chỉ đơn giản là khó có thể hiểu được chúng. Đó là lúc, chúng ta cố gắng thực hiện những kỹ năng tư duy trong cuộc sống, giúp chúng ta trở thành những học sinh tuyệt vời hơn, và nếu chúng ta nỗ lực để làm tốt hơn trong những lĩnh vực đó, chúng ta có thể có khoảng thời gian khá dễ dàng để đắm mình vào thông tin và áp dụng nó vào những chỗ cần thiết.
Đây là 11 kỹ năng tư duy hiệu quả nhất để tăng tốc việc học mà bạn được khuyến khích cân nhắc để có những trải nghiệm tốt hơn và bổ ích hơn trong những tuần, những tháng và những năm sắp tới.
⚖️ 1. Khả Năng Chú Ý Có Chọn Lọc
Khả năng chú ý có chọn lọc là một kỹ năng tư duy giúp bạn hướng sự chú ý vào một nhiệm vụ cụ thể quan trọng tại một thời điểm nhất định và làm mờ đi những thứ gây phân tâm khác đang lôi cuốn bạn vào.
Khi bạn đang ở trong một môi trường ồn ào, rất nhiều thứ có thể thu hút sự chú ý cả bạn. Đa số những thứ đó có thể thú vị để tham gia, nhưng chúng khiến bạn không hiểu lý do tại sao bạn ở trong môi trường đó. Bây giờ, nhờ có khả năng chú ý có chọn lọc, bạn có thể duy trì tập trung vào lý do bạn ở trong môi trường đó và thực hiện những nhiệm vụ đã mang bạn đến đó.
Ví dụ, nếu bạn và bạn bè đang trong một nhà ăn nằm ở trung tâm thành phố, tiếng xe ô tô chạy, tiếng ồn từ nhân viên phục vụ trong các cửa hàng kế bên, người say rượu tranh cãi và đánh nhau, và hơn thế nữa, bạn có lẽ sẽ nghe thấy hầu hết những tiếng ồn đó.
Tuy nhiên, lý do chủ yếu bạn ở địa điểm đó là để vừa ăn, vừa trò chuyện cùng bạn bè, và khả năng tập trung có chọn lọc giúp bạn chú ý vào công việc đó và duy trì sự tập trung cho đến khi bạn hoàn thành nó.
Có 2 loại chú ý có chọn lọc: chú ý thị giác có chọn lọc và chú ý thính giác có chọn lọc.
Chú ý thị giác có chọn lọc là sự chú ý có chọn lọc bằng hình ảnh. Tại đây, bạn có thể tập trung vào những thứ có mức độ ưu tiên cao giữa rất nhiều thứ khác hấp dẫn về mặt thị giác.
Chú ý thính giác có chọn lọc là chú ý có chọn lọc dựa trên thính giác của bạn. Giống như ví dụ trên, bạn ngăn chặn những tiếng ồn khác và chú ý vào những gì bạn bè đang nói.
Bằng cách tiếp tục cải thiện khả năng chú ý có chọn lọc, bạn có thể nâng cao khả năng học tập vì nó giúp bạn hướng và duy trì sự tập trung vào việc học trong một khoảng thời gian dài mà không để bạn bị phân tâm bởi những âm thanh và những thứ sáng bóng và hấp dẫn khác.
Để cải thiện khả năng tập trung có chọn lọc của bạn, sẽ rất tuyệt nếu bạn cố gắng ngồi thiền để tập trung chú ý, đến những nơi khá ồn ào, và cố gắng tập trung vào một vài âm thanh hoặc đồ vật đã chọn trong một khoảng thời gian dài. Thực hiện điều này thường xuyên và gia tăng độ khó khi bạn tiến bộ và thấy thoải mái với giới hạn nhất định, bạn sẽ có khả năng định hình sự tập trung của bạn.
⚖️ 2. Sự chú ý lâu dài
Chú ý lâu dài, còn được gọi là chú ý cảnh giác, là một kỹ năng tư duy giúp bạn gắn bó với một dự án và tiếp tục làm việc cho đến khi hoàn thành. Với sự chú ý lâu dài, bạn trở thành một người gắn bó lâu dài với công việc hoặc học tập của bạn.
Nếu bạn quyết định chọn một cuốn sách mà bạn muốn đọc về một chủ đề mà bạn quan tâm, bạn cầm cuốn sách đó mỗi ngày cho đến khi bạn đọc xong, và sau đó, bạn có thể bắt đầu đọc một cuốn sách khác.
Cải thiện sự chú ý lâu dài được trau dồi thông qua việc kéo dài những khoảng thời gian tập trung mà bạn chú ý vào những gì bạn đang học và sau đó dành thời gian để xác định những điều bạn đã học một cách chi tiết.
Ví dụ, khi bạn đọc, bạn có thể lấy một tờ giấy thường khác để ghi lại những điều bạn đã học một cách chi tiết sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng tập trung. Và khi bạn đọc xong cuốn sách, bạn liệt kê những kiến thức bạn đã thu được từ chương đầu tiên đến chương cuối cùng.
Nghe sách nói và xem những video về những gì bạn đang học cũng rất hữu ích. Hơn nữa, khoảng thời gian của các hoạt động thú vị sau thời gian học tập dài sẽ tạo ra một động lực tích cực cho sự tập trung của bạn.
⚖️ 3. Phân chia sự chú ý
Trong khi tập trung vào một thứ là tốt, thì điều ngược lại với nó cũng hữu ích. Phân chia sự chú ý là việc bạn tập trung vào nhiều dự án hoặc nhiệm vụ cùng một lúc. Điều này có vẻ phản tác dụng nhưng thực tế không phải vậy.
Hãy suy nghĩ về việc học các bài khác nhau trong cơ sở giáo dục của mình hoặc các chương khác nhau trong một bài học duy nhất. Có những lúc bạn thấy mình sắp hoàn thành một chương rồi, nhưng bạn cũng phải tiếp tục chương tiếp theo hoặc là bạn sắp hoàn thành trang cuối cùng của một bài thì cũng hãy nhớ rằng bạn có một bài khác mà bạn cần bắt đầu gấp.
Hoàn thành một việc trong khi chuẩn bị sẵn sàng và lên kế hoạch cho một việc khác là điều phổ biến và việc phân chia sự chú ý trong những trường hợp như vậy có thể giúp bạn để ngay cả khi bạn có hai bài kiểm tra trong 2 bài khác nhau trong một ngày, bạn vẫn có thể nhớ được thông tin của cả hai mà không gặp khó khăn.
Phân chia sự chú ý, còn được gọi là đa nhiệm, đòi hỏi phải tích cực sử dụng bộ nhớ ngắn hạn. Và trong trường hợp này, điều quan trọng là phải lưu trữ thông tin trong bộ nhớ dài hạn thông qua việc lặp đi lặp lại liên tục vì nó sẽ giúp ích về lâu dài.
Nhận thức được những gì bạn phải học và phương pháp học cũng phải đi một chặng đường dài để nâng cao khả năng phân chia sự chú ý.
⚖️ 4. Tư duy logic và suy luận
Tư duy logic và suy luận là những kỹ năng tư duy mở đường cho kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo các ý tưởng giúp việc học của bạn trở nên có ích trong thế giới thực.
Hầu hết những gì chúng ta học đều được giải thích theo cách đơn giản nhất có thể, nhưng một số khía cạnh đòi hỏi bạn phải suy nghĩ sâu hơn về thông tin bạn đang nhận được và cách thức hoạt động của nó để bạn có thể áp dụng nó một cách an toàn và hiệu quả trong những lĩnh vực cần thiết.
Ví dụ: trong các kỳ thi và bài kiểm tra, giám khảo kỳ vọng bạn sử dụng những gì bạn đã được dạy để giải quyết các vấn đề được đưa ra trong bài kiểm tra, và vì các câu hỏi bằng cách nào đó được thay đổi để đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về chủ đề đang được kiểm tra, bạn có thể cần phải có những tư duy đột phá để trả lời đúng. Đây là lúc tư duy logic và suy luận đến cứu nguy cho bạn.
Để tư duy logic hơn và suy luận tốt hơn, bạn có thể thử các kỹ thuật khác nhau bao gồm đưa ra các kết luận cho các tình huống khác nhau và sau đó xem quá trình để xem bạn có đúng không, chơi các trò chơi trí óc như cờ vua và tìm ra các mô hình của những hoạt động khác nhau mà bạn tham gia.
⚖️ 5. Tốc độ xử lý
Tốc độ xử lý là một kỹ năng tư duy liên quan đến khả năng của bạn để diễn giải những gì bạn học và dễ dàng áp dụng nó vào đúng nơi để nhận được loại kết quả bạn mong muốn. Với kỹ năng này, bạn có thể gia tăng tỷ lệ năng suất của mình trong một ngày và do đó, có thêm thời gian để làm những việc khác trong lịch trình hàng ngày của bạn.
Hãy nghĩ về việc có khả năng ngồi trong vòng 30 phút, bạn đã đọc và hiểu đầy đủ về một khía cạnh nào đó — chẳng hạn như một chủ đề trong bài bạn đang học ở trường hoặc trong một khóa học trực tuyến. Tốt nhất là bạn đã hiểu rõ khái niệm này đến mức bạn không cần phải đọc lại nó cũng như cố gắng tìm ra ý nghĩa của nó và toàn bộ quá trình của nó.
Đối với hầu hết mọi người, điều này có vẻ khác xa với thực tế, nhưng một số người đang trải nghiệm điều này. Một số người cho rằng đây là khả năng được trao cho một số ít người được chọn trong khi trên thực tế, nó là thứ mà bất kỳ ai cũng có thể học được nếu họ đặt mục tiêu để đạt được nó.
Có một tốc độ xử lý tuyệt vời là điều có thể và nó khiến bạn trở thành một người nhạy bén, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn về lâu dài.
Bạn có thể tăng tốc độ xử lý thông tin của mình bằng cách đảm bảo rằng bạn thường xuyên tập thể dục nhịp điệu, thúc đẩy tâm trí của bạn hiểu mọi thứ nhanh hơn bằng cách đọc và giải thích thông tin nhanh hơn bạn thường làm và ăn các thực phẩm lành mạnh.
⚖️ 6. Xử lý hình ảnh
Xử lý hình ảnh là một kỹ năng tư duy liên quan đến tốc độ xử lý nhưng chỉ tập trung vào hình ảnh.
Kỹ năng này rất hữu ích khi bạn đang cố gắng tiếp nhận dữ liệu trực quan, chẳng hạn như hình ảnh, bảng và đồ thị. Tất cả chúng ta đều có thể thừa nhận rằng tại một số thời điểm trong cuộc sống, chúng ta đã phải sử dụng hai điều này và có kỹ năng đó để biết những gì đang xảy ra sẽ giúp ích cho bạn.
Bạn càng sử dụng nhiều dữ liệu được trình bày trực quan, bạn càng có được khả năng xác định tốt hơn các hình mẫu được sử dụng và bạn càng dễ dàng giải mã dữ liệu mới được trình bày theo cách đó trong tương lai.
⚖️ 7. Xử lý âm thanh
Xử lý âm thanh — cũng giống như xử lý hình ảnh — là một nhánh của tốc độ xử lý. Nó xử lý thông tin dựa trên âm thanh giống như sách nói.
Hiện nay chúng ta đang ở trong thời đại mà công nghệ tiên tiến đang được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp bao gồm cả giáo dục. Thay vì phải dành vài ngày hoặc vài tuần để đọc một cuốn giáo trình, bạn có thể chỉ cần nghe một cuốn sách nói của cùng một cuốn sách nói và học theo cách đại trà.
Nếu bạn giỏi phân tích và cảm nhận âm thanh cũng như liên hệ nó với những gì bạn đang học, bạn sẽ có thời gian đọc và nâng cao trình độ học tập của mình suôn sẻ hơn nhiều. Một lần nữa, bạn càng nghe nhiều âm thanh, thì kỹ năng xử lý âm thanh của bạn càng được cải thiện.
⚖️ 8. Bộ nhớ làm việc
Bộ nhớ làm việc là nơi bạn lưu trữ thông tin thu được gần đây. Nếu bạn đọc hướng dẫn sử dụng một thiết bị mà bạn định dùng ngay lập tức và bạn đã đọc xong, sau đó bắt đầu sử dụng nó mà không cần phải thỉnh thoảng tham khảo sách hướng dẫn, thì bộ nhớ làm việc của bạn thật tuyệt vời.
Bộ nhớ làm việc thúc đẩy khả năng hiểu, giải quyết vấn đề, lý luận và lập kế hoạch trong giáo dục. Có một trí nhớ hoạt động tốt có nghĩa là bạn có thể lưu trữ trong đầu đủ thông tin về những thứ khác nhau và mối liên hệ giữa chúng đủ để bạn đón nhận thử thách và thành công giải quyết nó.
Một cách tốt để tăng cường bộ nhớ làm việc là cố gắng nhấp nháy các từ, số, thẻ hoặc thậm chí là dấu chấm trong vài giây và chỉ ra những gì bạn đã thấy sau một vài giây, sau đó kiểm tra xem có chính xác không. Bạn thậm chí có thể tăng độ khó lên một bậc và thử thực hiện một số phép tính khá phức tạp với những gì bạn thấy và xem liệu bạn có thể thực hiện được hay không.
Lắng nghe âm thanh và những thứ liên quan ở mức độ sâu hơn, giống như trong trò chơi trí tuệ, cũng có thể giúp tăng cường bộ nhớ làm việc của bạn.
⚖️ 9. Trí nhớ dài hạn
Đây là kỹ năng lưu trữ thông tin có được từ rất lâu trước đây. Bạn được xếp vào nhóm những người có trí nhớ lâu nhất khi bạn có thể giữ lại và dễ dàng lấy lại thông tin về một thứ mà bạn đã biết được từ vài tháng hoặc nhiều năm trước.
Nếu bạn đã gặp ai đó cách đây vài năm và sau đó có cơ hội gặp lại họ và bạn vẫn có thể nhớ tên họ, họ ăn mặc như thế nào và những gì bạn đã nói về lần đầu tiên gặp mặt mà không gặp khó khăn, thì bạn có thể có những điều trên – trí nhớ dài trung bình
Một số cách phổ biến để đưa trí nhớ dài hạn của bạn lên một tầm cao mới là thông qua các hoạt động như lặp lại liên tục (xem lại thông tin trong đầu), hình dung những gì bạn đã học và siêu tập trung và chú ý khi bạn đang học điều gì đó mới.
⚖️ 10. Trí thông minh mềm
Trí thông minh mềm là khả năng suy luận, cũng như tạo ra, thay đổi và sử dụng thông tin từ các giác quan của chúng ta trong thời gian thực vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả giải quyết vấn đề. Loại trí thông minh này cho phép bạn suy nghĩ trừu tượng và suy luận linh hoạt, và nó thường không đòi hỏi học hỏi, giáo dục và trải nghiệm.
Khi bạn gặp một vấn đề cần được giải quyết và bạn không thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ, trí thông minh mềm sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp. Trí thông minh mềm được cho là sẽ suy giảm vào cuối tuổi trưởng thành, mặc dù nó có thể luyện tập được và bạn luôn có thể tăng cường nó vào bất kỳ thời điểm nào trong đời nếu muốn.
Một trong những cách bạn có thể cải thiện trí thông minh linh hoạt của mình là tăng cường bộ nhớ làm việc vì chúng liên kết chặt chẽ với nhau.
⚖️ 11. Trí thông minh cứng
Trí thông minh cứng có thể được coi là trái ngược với trí thông minh mềm vì loại trí thông minh này chủ yếu dựa vào kiến thức và kinh nghiệm mà bạn đã thu được trong nhiều năm. Nó dựa trên thực tế và kiến thức, và nó sẽ hoạt động càng tốt hơn khi bạn già đi vì bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi bạn tiến bộ trong cuộc sống theo tuổi tác.
Trí thông minh mềm sau này có thể trở thành trí thông minh cứng khi bạn sử dụng nó để suy nghĩ và lập luận về các vấn đề khác nhau và sau đó lưu trữ thông tin vào bộ nhớ dài hạn của bạn. Với trí thông minh cứng, bạn càng thu thập được nhiều thông tin, học hỏi các kỹ năng mới và có nhiều kinh nghiệm, nó càng hoạt động mạnh mẽ hơn.
⚖️ Lời kết
Đây là những kỹ năng nhận thức mà bạn nên cố gắng đạt được để giúp bạn dễ dàng học những điều mới nhanh hơn và hiểu rõ về chúng.
Bây giờ, thành thạo những kỹ năng này không phải là một cuộc dạo chơi trong công viên, mặc dù nó cũng không phải là khó khăn. Nó có thể yêu cầu bạn phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và cố gắng thúc đẩy bản thân một chút mỗi ngày để có thể cải thiện trí lực của mình. Tuy nhiên, bạn có thể làm được điều đó. Bạn có thừa khả năng để thành thạo những kỹ năng này và kết quả là bạn có được cuộc sống tốt hơn.
Chìa khóa để đạt được những kỹ năng này là bắt đầu từng chút. Thực hiện một kỹ năng tại một thời điểm. Đầu tư thời gian của bạn để mài dũa và liên tục áp dụng nó. Chẳng bao lâu, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bạn đã đi xa được đến vậy.
__________________________________________________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích. Mong rằng những mẹo học tập hiệu quả này sẽ giúp cho việc học của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Nguồn:
Tác giả: David Oscar
Link bài viết gốc: TẠI ĐÂY
Dịch giả: Phùng Thị Khánh Huyền
Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn dịch là “Dịch giả: Phùng Thị Khánh Huyền – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/5930
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 35