Kỹ Năng

5 Cách Độc Đáo Giúp Tạo Động Lực Và Đạt Tới Mục Tiêu

Không biết nên làm thế nào khi không muốn làm gì?

Bạn có thường xuyên gặp tình trạng như này không?

Vật lộn với việc dậy sớm tập thể dục…

Quá mệt mỏi khi phải hoàn thành việc tay trái sau giờ làm…

Hay là không có hứng viết bản thảo cho tiểu thuyết của mình…

Còn gì tệ hơn cảm giác ‘không muốn động tay vào việc gì’ và liên tục dời các công việc của mình. Và hầu như chúng ta phải đợi tới lúc có hứng mới tiếp tục hoàn thành việc đó.

Nhưng thường là việc trì hoãn sẽ khiến chúng ta kéo dài công việc tới cả tuần, cả tháng hay thậm chí là cả năm.

Song, những cách tạo động lực thông thường không thể giải quyết được tình trạng này:

Vào cuối ngày, động lực căn bản chỉ là một cảm xúc. Và tất nhiên là nó mang tính nhất thời. Nó chợt đến rồi chợt đi chỉ trong một ngày, nhanh như một cơn gió.

Dù có khá nhiều cách được mọi người áp dụng để thúc đẩy công việc, tuy nhiên mọi người dễ áp dụng những cách sai lầm. Việc tìm nguồn động lực thông qua một bức tranh hay câu cổ vũ chỉ có thể khiến bạn nhất thời mong muốn làm việc. Trên thực tế, những cách này không thực sự hiệu quả.

Vậy liệu có cách nào để khắc phục tình trạng này không?

Sau đây là 5 cách bạn có thể thử áp dụng để tạo động lực thực sự.

1. Thêm ‘bí mật’ vào danh sách động lực

Hãy viết ra một danh sách có ít nhất 5 phần thưởng cho bản thân khi hoàn thành xong việc gì đó. Chẳng hạn như:

  • Xem một video trên Youtube
  • Ăn một ít chocolate
  • Chơi guitar một lát
  • Xem một chương trình trên Netflix
  • Đi dạo trong khu nhà

Và rồi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nó bao gồm những phần thưởng lớn lẫn nhỏ khác nhau. Hãy tự thưởng cho bản thân một cái xứng đáng với công việc đã hoàn thành. Đồng thời, hãy tạo thói quen viết xuống những danh sách tương tự vào thời gian rảnh thay vì chơi điện thoại nha. Việc này sẽ giúp bạn có hứng thú hơn với công việc và tạo cho bản thân động lực làm việc để có thể nhận thưởng.

2. Làm cho động lực trở nên ‘đáng sợ’

Mặt khác, tạo động lực làm việc để tránh những kết quả tiêu cực. Bạn có thể tìm một cách phù hợp để phạt bản thân khi làm việc không hiệu quả. Ví dụ như:

Nếu không dậy sớm, chồng/ vợ bạn sẽ xịt nước vào mặt bạn tới khi chịu dậy.

Nếu không tập gym sau giờ làm sẽ phải ăn món mình ghét,..

Sau cùng, hình phạt phải đủ đáng sợ để bạn không muốn nó xảy ra nên là đối với mỗi cá nhân, cách phạt sẽ khác nhau. Và để tránh những điều đáng ghét này, bạn phải bắt tay vào và hoàn thành công việc.

3. Sử dụng áp lực đồng trang lứa

Cách này phù hợp đối với những bạn có gia đình và bạn bè sẵn sàng hỗ trợ bản thân hoàn thành mục tiêu.

Tất cả những gì bạn cần làm là khuyến khích người còn lại tạo áp lực cho mình khi cần thiết. Đây là một cách thức trực tiếp và rất dễ thành công.

4. Hạ thấp tiêu chuẩn

Việc đặt mục tiêu quá lớn sẽ gây khó khăn và phức tạp hơn để tạo động lực làm. Trong trường hợp này, bạn nên chia nhỏ công việc. Cách dễ nhất là áp dụng phương pháp 10%. Ví dụ:

Khi bạn có dự định chống đẩy 20 cái, bạn chỉ cần thực hiện 2 cái.

Đây là một cách rất dễ áp dụng. Khi bạn hạ thấp tiêu chuẩn, bạn sẽ thấy có tinh thần làm nhiều hơn và khả năng cao là bạn sẽ là nhiều hơn 10% đã đặt ra.

5. Dùng tiền để ép buộc bản thân

Không gì đau đớn hơn mất tiền. Và cách để không bị mất tiền thì phải làm việc.

Chỉ cần bạn nói với một thành viên trong gia đình hay bạn bè: nếu tôi không tập thể dục sau khi tan làm, tôi sẽ phải trả bạn 100.000 đồng.

Bạn sẽ thấy người giúp bạn vô cùng vui vẻ khi biết mình có thể được tiền nếu bạn không thực hiện công việc đã hứa.

Sự thật đằng sau động lực:

Hãy nhớ rằng, động lực từ việc được truyền cảm hứng không nhiều như bạn tưởng. Nhiệm vụ cuối cùng vẫn là tạo sự thúc đẩy để làm việc và đạt tới mục tiêu.

————————————————————————————————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.Hi vọng với những chia sẻ này, bạn đã nhặt thêm được bí kíp để tự tạo động lực rồi nha. Hãy cố gắng hết sức để làm việc và hoàn thành mục tiêu của bản thân bạn nha.

  • Tác giả: Ericson Ay Mires
  • Trích: What to Do If You Don’t Want to Do Anything
  • Link bài gốc: TẠI ĐÂY
  • Dịch giả: Phan Vân Anh – CTV ban Dịch thuật
  • Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Vân Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.

iVolunteer Vietnam, iVolunteer

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/5761

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ