Quá nhiều thời gian trong cuộc đời được sử dụng để làm những gì chúng ta nghĩ rằng nên làm, thay vì vận hành thời gian của riêng mình để thực hiện những điều bản thân cho rằng là “tỏa sáng và có ý nghĩa”. Nhưng thực tế, những yếu tố tác động bên ngoài như: gia đình, bạn bè và môi trường sống xung quanh đã định hình suy nghĩ của chúng ta về định nghĩa “một cuộc sống thành công”.
Trước khi làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu, bạn nên đảm bảo rằng mục tiêu đó phù hợp với quan niệm của bạn về một cuộc sống thành công. Tận dụng thời gian 1 cách tối ưu hóa là chìa khóa để sống hạnh phúc và bình an.
📌Thất bại chắc chắn sẽ xuất hiện trong quá trình bạn làm việc chăm chỉ vì không phải lúc nào cuộc sống cũng diễn ra theo kế hoạch và nghịch cảnh bên ngoài sẽ khiến bạn lùi bước. Vậy bạn có 2 sự lựa chọn để đối diện với chúng. Nhốt bản thân mình trong đó hoặc lấy thất bại làm bàn đạp để làm việc chăm chỉ hơn thế nữa. Vấn đề là cảm giác và cảm xúc có xu hướng chiếm ưu thế tại thời điểm thất bại và ngăn cản những người tìm kiếm thành công tiến tới mục tiêu của họ.
📌Như vậy, câu hỏi được đặt ra:“Làm thế nào bạn có thể đạt được mục tiêu của mình sau khi trải qua thất bại?”. Nếu bạn định đứng lên, quay trở lại và hoàn thành mục tiêu của mình, bạn sẽ cần động lực để làm được điều đó. Động lực chính là nhiên liệu để khởi động chiếc xe tiến gần hơn đến vạch đích của hai chữ “thành công”.
Dưới đây là cách tìm lại nguồn động lực để hoàn thành mục tiêu sau trải nghiệm thất bại.
1. Chặn mọi thiết bị điện tử và chuyển sang trạng thái trung gian
Sự phân tâm đến từ việc truy cập Internet và công nghệ đôi khi có thể khiến bạn ngộp thở. Khi bạn cảm thấy xuống tinh thần, cảm xúc đang dâng cao và tiếng Ting Ting liên tục từ điện thoại càng làm tăng thêm sự ức chế và bất lực.
Khi mọi thứ không suôn sẻ, một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm là loại bỏ tiếng ồn và dành một chút thời gian để thở. Hãy sử dụng sự yên tĩnh đó để thực sự hiểu tất cả suy nghĩ trong đầu.
✅Sử dụng thời gian yên tĩnh để nhìn lại định hướng của bạn về những việc bạn đang cố gắng hoàn thành. Hãy nghĩ xem cuộc sống sẽ như thế nào một khi bạn đạt được những điều đó. Tạo ra một bức tranh trong tâm trí bạn và để giấc mơ làm nguôi ngoai tiếng nói của sự tức giận. Bạn đang làm việc để hoàn thành những mục tiêu này vì một lý do — “lý do” phải đặt làm trung tâm.
2. Chia sẻ cảm xúc của mình với người mà bạn tin tưởng
Cố gắng kìm nén tất cả nỗi thất vọng và tức giận bên trong, cuối cùng rồi sẽ tạo nên vụ nổ lớn. Không phải tự nhiên mà bạn muốn đương đầu với khó khăn, nhưng đó là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công.
✅Hãy chấp nhận tất cả những cảm xúc của bạn vì chúng đều có giá trị. Những gì bạn cảm thấy không nên gạt bỏ và không nên để hoài nghi trong tâm trí bạn.
✅Sau khi bạn đã hoàn thành điều đó, đã đến lúc bạn nên cởi mở hơn. Hiểu rõ điều gì đang làm phiền bạn và thành thật với bản thân về điều đó. Cho dù đó là gia đình, bạn bè hay một nhóm đồng nghiệp — có thể nói ra điều đó sẽ giúp bạn phục hồi lại. Vượt qua những cảm xúc đó và nhận được sự hỗ trợ — đó là chìa khóa để bạn trở lại sau khi thất bại.
3. Chiến lược ưu tiên bản thân mỗi khi thức dậy
Cách tốt nhất để định vị thất bại là thông qua việc tối ưu hóa bản thân. Hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn bằng việc dành thời gian đầu ngày cho chính mình.
Chuyển sự tập trung sang những điều có thể giúp bạn vượt qua nỗi thất vọng. Bạn sẽ hoàn thành được nhiều mục tiêu hơn khi bạn ưu tiên cho bản thân, nó sẽ mang lại nguồn năng lượng cần thiết để thực hiện các mục tiêu của mình.
✅Sử dụng thời gian yên tĩnh vào buổi sáng để đọc những cuốn sách truyền cảm hứng, xem video, nghe podcast giúp bạn biết thêm kiến thức mới và thậm chí vận động cơ thể để loại bỏ mọi bực bội. Đánh thức sức mạnh tinh thần rất cần thiết để đối phó với những thất bại. Rồi bạn sẽ thấy mình tiến bộ đáng kể hơn sau những vấp ngã thông qua chiến lược này mỗi ngày.
4. Tập trung vào những thói quen lành mạnh
Thói quen của bạn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững.
Xây dựng chuỗi các thói quen lành mạnh nhằm tạo nên ý chí mạnh mẽ để vượt qua những thất bại. Khi bạn tập trung vào những thói quen, chúng sẽ khiến tâm trí của bạn trở nên mạnh mẽ để đối diện những cảm giác bực bội đến từ thất bại và tìm thấy động lực để tiếp tục làm việc với mục tiêu của mình.
✅Đánh giá các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống mà bạn muốn thay đổi. Hãy nghĩ về mục tiêu của bạn cho từng lĩnh vực này và cần phải làm gì để hoàn thành chúng – chính là công cụ cần thiết để đối phó với các tác động xấu đến từ bất kỳ sự thất bại nào.
5. Khơi dậy những nguồn cảm hứng
Một trong những cách tốt nhất để tìm thấy động lực hoàn thành mục tiêu của bạn sau khi thất bại là tìm kiếm các nguồn cảm hứng mới. Tin tốt là thời đại thông tin ngày nay giúp chúng ta xem video, nghe nhạc và khai thác những nội dung truyền động lực sẽ thúc đẩy và giáo dục bạn về những điều sẽ giúp ích cho việc đạt mục tiêu của bạn. Tính khả dụng đối với nội dung có thể là sự khác biệt giữa thành công hay thất bại sau khi vấp ngã.
✅Tối ưu hóa thời gian trong ngày để tìm những nguồn cảm hứng mới và những ví dụ điển hình về sự thành công. Bạn càng xây dựng thói quen tiêu thụ nội dung truyền động lực này, bạn càng có thể khai thác chúng trong thời gian thất bại.
✅Đảm bảo có nguồn nội dung là người thật, nỗ lực thật. Đừng để bị lôi cuốn bởi những hình ảnh sai lầm và hào nhoáng về thành công vì những hình ảnh đó cũng có thể khiến bạn thất bại hơn. Hãy lấp đầy tâm trí và suy nghĩ của bạn bằng nội dung truyền cảm hứng có tính xác thực.
6. Sử dụng thất bại làm chất xúc tác để hoàn thành mục tiêu
Bạn cố gắng hoàn thành mục tiêu của mình với mong muốn mình sẽ đạt được nhiều hơn trong cuộc sống. Mặc dù một số người coi thất bại là dấu-chấm-hết cho mọi mục tiêu, nhưng bạn có thể xem chúng như nguồn cảm hứng để làm việc chăm chỉ hơn thế.
Động lực có thể đến dưới bất kỳ hình thức nào mà bạn muốn và chỉ bạn mới có thể quyết định điều gì xảy ra tiếp theo. Mặc dù không phải lúc nào cũng kiểm soát được tình thế nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với những hoàn cảnh đó.
✅Mục tiêu là làm việc liên tục. Bạn hoàn thành mục tiêu của mình bằng cách làm việc chăm chỉ, thực hiện từng bước một. Sự thất bại có nghĩa là có điều gì đó cần phải điều chỉnh trong cuộc hành trình. Hãy xem chúng như những bài học và điều đó sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục.
7. Bước từng bậc cầu thang
Chúng ta có xu hướng nghĩ về bức tranh toàn cảnh khi chúng ta xem xét việc hoàn thành các mục tiêu của mình và nhận ra cần một nghìn bước phải đi để đến đó. Chế độ xem hoàn chỉnh có thể gây nản chí.
Động lực đến từ việc nhìn thấy sự tiến bộ. Khi bạn thực hiện từng bước, bạn sẽ trải qua một vài chiến thắng và tiến trình đó thúc đẩy chúng ta nhiều nhất.
✅Hãy chia nhỏ mục tiêu của bạn bằng cách xác định một mốc thời gian nhất định và một kế hoạch về cách bạn sẽ hoàn thành từng bước. Khi bạn bắt đầu đạt được những phần nhỏ hơn trong mục tiêu của mình, bạn sẽ có động lực khi thấy mình đang tiến bộ hướng tới tầm nhìn lớn hơn.
————–
Trải qua một bước lùi không nhất thiết phải là phần kết thúc hành trình mục tiêu của bạn. Cuộc sống cung cấp những bài học theo nhiều cách khác nhau; chúng ta phải sẵn sàng lắng nghe. Sự thất bại có nghĩa là cơ hội để đánh giá lại những gì bạn đang làm và xem có cách tiếp cận nào hiệu quả hơn không.
Bạn có mọi thứ bạn cần để luôn có động lực hoàn thành mục tiêu của mình. Động lực mục tiêu đến từ việc chúng ta kiên trì thực hiện công việc phát triển bản thân. Bây giờ chính xác là thời điểm để bạn hoàn thành các mục tiêu của mình và sống một cuộc sống tự do, đạt được đích đến và sở hữu những hạnh phúc thực sự.
————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Tác giả: Kimanzi Constable
- Người dịch: Mai Ngọc Linh
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Mai Ngọc Linh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7119
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 12