Kỹ Năng

Cách Để Vượt Qua Nỗi Sợ Trách Nhiệm Và Đạt Nhiều Thành Tựu Hơn Trong Cuộc Sống

Tại một thời điểm nhất định, tất cả chúng ta đều dừng lại. Chúng ta ngừng thực hiện những bước tiến, tìm kiếm sự thoải mái và tìm cách né tránh những thách thức hiện tại. 

Tất cả đều ổn cho đến khi động lực trong bạn thôi thúc, bạn nhận ra rằng mình đã ngừng phát triển và nỗi sợ hãi về trách nhiệm đã lấn át.

Đó có thể là một khủng hoảng khi sự sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng khiến bạn không thể tiếp tục việc thể hiện năng lực bản thân ở mức cao nhất.

Trong bài viết này, Tim Castle phác thảo một số bước mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức để tạo sự thúc đẩy cho cuộc sống của mình đi đúng hướng để lựa chọn con đường khó khăn, vượt qua thử thách và nâng cao khả năng của bản thân, để bạn có thể bắt đầu dám nhận trách nhiệm. 

Thực hiện bất kỳ chiến lược nào trong số này đều sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi về trách nhiệm và đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc sống.

📌 Biến việc thực hiện trách nhiệm thành phương châm của bạn

Khi tôi trò chuyện với Youtuber huyền thoại, Evan Carmichael (3,2 triệu người đăng ký và đang tiếp tục tăng), một số điều mà anh ấy đã chia sẻ về phương châm của mình đã in trong tâm trí tác giả.

Evan xuất thân là một đứa trẻ nhút nhát và sáng tạo đến từ Toronto, Canada. Ở tuổi hai mươi, anh phải đối mặt với sự lựa chọn lớn trong cuộc đời, hoặc đi theo con đường bình thường, nhận một công việc an toàn với mức lương 6 con số hoặc rẽ hướng và trở thành một doanh nhân.

Evan đã chọn vế sau và bạn sẽ thấy từ các bài phát biểu và bài đăng trên Instagram anh ấy nổi tiếng với câu nói “F.E.A.R has two meanings, Face Everything And Rise or Forget Everything And Run”.

Evan được Forbes công nhận là một trong top 40 nhà hoạt động social marketing. Phương châm mà anh ấy chia sẻ là “Tôi thực hiện những điều khó khăn”.

Bằng cách quyết định thực hiện phương châm này như một câu thần chú suốt đời của mình, Evan hành động và bước ra ngoài vùng an toàn bất chấp nỗi sợ hãi. Anh ấy có thể vượt qua nỗi sợ hãi đằng sau trách nhiệm do nhận thức của anh về bản thân.

Làm những điều khó khăn mới thực sự là con người của anh ấy và bằng cách khéo léo đặt điều này như kế hoạch chi tiết của mình, anh ấy can đảm thực hiện những việc khiến anh ấy sợ hãi và kết quả là đạt được nhiều thành tích hơn.

Một câu hỏi quan trọng ở đây là: Có phương châm nào có thể khiến bạn bước ra khỏi vùng an toàn và can đảm đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày?

Điều đáng kinh ngạc đó là bằng cách liên tục làm những việc khiến bạn sợ hãi nhất, nó sẽ kích thích một lượng endorphin dồn dập giúp bạn đạt được thành công cho thử thách tiếp theo.

Làm những việc khó khăn trở thành một thói quen của bạn và bạn sẽ ăn mừng những chiến thắng hay thành công nhỏ mỗi ngày, từ đó củng cố hành vi và khiến não bộ của bạn hình thành cơ chế tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy bản thân.

Kết quả là bạn sẽ tránh xa nỗi sợ hãi về trách nhiệm và hướng tới cảm giác có khả năng đảm nhận những trách nhiệm mà trước đây bạn từng né tránh.

Hãy nhớ rằng phần thưởng lớn nhất thường nằm sau cánh cửa mà chúng ta sợ nhất, đó có thể là giành được khách hàng mới, mối quan hệ mới hoặc đơn giản là khám phá ra những tài năng mới mà chúng ta chưa từng biết rằng mình sở hữu.

Tự chịu trách nhiệm cá nhân

Nói đến trách nhiệm, tất cả bắt đầu từ bạn! Không ai có thể khiến bạn cảm giác có trách nhiệm ngoại trừ chính bản thân bạn.

Cách để vượt qua nỗi sợ là tự chịu trách nhiệm về mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Điều này có nghĩa là mức độ chuẩn bị của bạn cho cuộc phỏng vấn, nếu tắc đường khiến bạn đến muộn và pin laptop bị yếu đột xuất thì đều do bạn tự chịu trách nhiệm.

Đây là một sự thay đổi về thái độ để hoàn toàn làm chủ bản thân, khi bạn tiếp cận tình huống với tư duy này, nó sẽ chuyển hóa thành nội lực và làm bùng cháy ngọn lửa đam mê, mục đích và chí hướng.

Ví dụ, nếu bạn đổ lỗi cho sếp vì đã khiến cuộc sống của bạn trở nên khổ sở, phải tăng ca và bạn bực bội và tức giận, bạn đã hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội để phát triển sự tự tin vững chắc đến từ nội tâm.

Thay vào đó, bằng cách tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, thái độ của bạn và cách bạn thể hiện dù đó là bất cứ vấn đề nào, bạn đã khởi động bánh xe thành công rồi đấy!

Khi nghĩ theo hướng này, và bạn đến sớm để làm việc thay vì bực bội vì công việc, bạn chuyển năng lượng của mình sang cơ hội trước mắt, đó là là thay đổi cuộc chơi.

Thay vì ‘phải làm việc’, giờ đây bạn coi đó là một đặc ân để làm việc, bạn có thể cố gắng hết sức mỗi ngày và kết quả cuối cùng là bạn hoàn thành công việc vượt mức mong đợi, sếp của bạn sẽ trao cho bạn quyền tự chủ mà bạn khao khát.

Nói về tiêu điểm thì điểm tiếp theo được đề cập rất đáng chú ý.

💫 Thay đổi cách nhìn

Khi sứ mệnh của bạn là cho đi, bạn đánh thức các giác quan để sống cuộc đời rộng mở hơn! Không quan trọng điều đó nhỏ như thế nào, bởi đó là quan điểm mong muốn làm nhiều hơn cho người khác.

Ví dụ bạn được cho cơ hội để thực hiện một bài phát biểu quan trọng nhưng bạn sợ mình sẽ làm rối tung nó và bạn từ chối. Khi bạn coi đó là sứ mệnh của mình để trao đi, bạn vận hành từ nguyên tắc này và tự nói với chính mình, “Tôi sẽ thực hiện bài phát biểu này bởi vì tôi đang giúp đỡ những người gặp khó khăn, nếu tôi thay đổi được một cuộc đời thì điều đó thật xứng đáng”.

Khi bạn xem điều này như một thước đo để thành công, nỗi sợ hãi sẽ biến mất và nhiệm vụ lại xuất hiện. Nó không còn là vấn đề của riêng bạn, nó lớn hơn thế, nó liên quan đến chính nghĩa, sự cống hiến và đáp ứng ở mức độ sâu sắc hơn.

Khi sự cho đi là trọng tâm của những gì bạn làm, nó tạo ra ý nghĩa và mục đích cho sự đấu tranh, nó không xóa bỏ nỗi sợ hãi nhưng mang lại cho bạn sức mạnh để tiếp tục.

Nó đưa bạn ra khỏi những suy nghĩ, phân tích và lo lắng, cho phép bạn sống một cuộc sống có mục đích chân thành.

Bạn có thể cống hiến điều gì hôm nay? Làm thế nào bạn có thể đáp ứng người khác bằng cách thực hiện điều mà bạn ngại làm? Bạn đang trốn tránh trách nhiệm gì, nếu bạn thực sự nghĩ về nó, đó là một cơ hội để ngụy tạo?

🐸 Phương pháp Eat the Frog

Khi bạn cảm thấy bế tắc và mải nghiền ngẫm về những điều chưa đến, bạn không sống cho hiện tại, bạn đang đánh mất niềm vui bởi lo lắng về tương lai.

Khi bạn quyết định áp dụng phương pháp Eat the Frog, có nghĩa là bạn phải giải quyết những điều khó khăn trước để sớm loại bỏ chúng.

Bạn thức dậy và đến phòng tập thể dục, bạn bắt đầu xây dựng bài thuyết trình ngay lập tức, bạn gửi một cái email khó khăn, bạn có một cuộc trò chuyện khó xử – điểm mấu chốt là bạn phải bắt đầu vận động và thực hiện chúng.

Khi bạn chứng kiến ​bản thân thực hiện những điều khiến bạn sợ hãi, hãy xắn tay lên cho những nhiệm vụ và vai trò nằm ngoài vùng an toàn của bạn, và bạn cho thấy rằng bạn tôn trọng mọi thứ về bản thân.

Tiếp theo là sự tự tin, đây là thứ biến tất cả nỗ lực thành sự tiến bộ nhanh chóng và sự tự tin sâu sắc.

Tự tin là một vấn đề đáng lưu ý, điều quan trọng là phải giữ những cam kết bạn đã thực hiện với bản thân bằng mọi giá – doanh nhân và diễn giả truyền động lực Ed Mylett đã trình bày chi tiết điều này trong podcast của anh ấy về chủ đề này.

Bằng cách thực hiện những gì bạn tự nhủ rằng bạn sẽ làm và giữ lời hứa với chính bản thân, chẳng hạn như “hôm nay tôi sẽ tiếp xúc với 20 khách hàng mới cho doanh nghiệp của tôi”, điều đó tạo dựng lòng tin cho bản thân và kết quả là niềm tin của bạn vào chính mình sẽ mang lại nhiều giá trị hơn.

Bằng phương pháp Eat the Frog, bạn có thể thực hành điều này hàng ngày và bạn sẽ ưu tiên thực hiện dứt điểm những thứ khó khăn trước, đó là một chiến thắng cho chính bạn và bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

🦁 Lựa chọn chạy đua với sư tử (Cạnh tranh cùng người giỏi)

Có thể bạn nghĩ, điều này hơi kỳ quặc, tại sao tôi lại chọn xúi giục một cuộc chạy đua với vua rừng xanh. Nhưng một điều mà tôi nhận thấy rằng hãy tiếp xúc với những người mang đến cho bạn sức mạnh, phát triển bạn và nhìn thấy tiềm năng của bạn.

Nếu bạn liên tục cảm thấy suy sụp, bị hạn chế bởi những người khác và tiếp thụ năng lượng tiêu cực từ những người mà bản thân họ đang bị cản trở bởi lối tư duy hạn hẹp, thiếu sót và các vấn đề khác thì điều đó hoàn toàn có thể được giảm bớt.

Hãy cẩn thận với những người mà bạn dành nhiều thời gian cho họ, đặc biệt là khi bạn nhận ra rằng bạn đang bắt đầu sợ chịu trách nhiệm. Đây là một dấu hiệu lớn cho thấy bạn cần phải bảo vệ chặt chẽ hơn vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của mình bởi vì họ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Trên thực tế, tóm lại, đây có thể là vấn đề của chính bạn, hãy cẩn thận nhìn nhận nỗi sợ hãi trách nhiệm như một vấn đề do bạn tự tạo ra, điều đó có thể đơn giản là đã đến lúc bạn nên tìm một nhóm khác để “chạy cùng”, cùng làm việc và phát triển.

Cuộc sống bộn bề, tất cả chúng ta đều bận rộn, những ý tưởng hoặc mục tiêu đề ra trước đó có thể khiến chúng ta hình thành một số thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như không thay đổi hướng đi khi cần thiết.

Bạn sẽ thấy rằng khi bạn nâng cấp môi trường xung quanh mình, chủ yếu là môi trường ảnh hưởng đến bạn hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy một luồng năng lượng mới tràn vào. Khi điều này xảy ra, hãy tận dụng nó.

Tương tự, nếu bạn thấy mình tràn đầy năng lượng, tự tin hơn và cảm thấy yên tâm hơn khi ở bên một số người nhất định, đừng ngần ngại làm theo trực giác mách bảo và thực hiện một số thay đổi.

Tóm lại: Như tất cả những gì đã nói, việc cảm thấy sợ hãi về trách nhiệm và vượt qua nỗi sợ để bạn có thể đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc sống có liên quan đến việc nỗ lực có ý thức để nhận thức về nỗi sợ ấy khi nó xảy ra và hành động nhanh chóng để giải quyết.

____________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

Bài viết gốc: How to Get Over the Fear Of Responsibility And Achieve More in Life

Tác giả: Tim Castle

Dịch giả: Bùi Trúc Anh

Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn là Người dịch: Bùi Trúc Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam” 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/5534

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ