Buông tay không có nghĩa là bỏ cuộc, mà đúng hơn là chấp nhận rằng có những thứ không thể ~Khuyết danh
Hai bạn cùng một gia đình. Có thể là bạn lớn lên với người đó và ở bên cạnh họ một phần lớn trong cuộc sống. Đã có nhiều tiếng cười, nước mắt và sự sẻ chia. Còn cả sự phấn đấu cùng nhau.
Bạn biết bộ não của họ hoạt động như thế nào dường như rõ hơn bất kì ai khác. Nhưng đôi khi, trong sự trưởng thành, người mà thân thiết nhất với bạn có thể trở nên khó mà nhận ra – xa lạ, lạnh lùng và vô tâm. Không biết rõ lý do mà bạn cảm thấy bản thân bị loại khỏi cuộc sống của họ. Những người mà bạn có cảm giác bình yên ngày càng từ bỏ bạn. Bạn bị bỏ rơi trong sự lạnh lùng.
Luôn có một lý do tại sao người ta lại trở nên theo cách riêng của họ. Nhưng đôi khi sự biến đổi đó từ từ đến mức như thể rình rập bạn, và một ngày nào đó, bạn chợt thức tỉnh và tự hỏi “Sao nó thành ra như thế được vậy?”
Bạn muốn họ trở lại như xưa. Và rồi bạn bắt đầu đặt câu hỏi và tự trách bản thân mình. Có phải là lúc mình chọn đến bữa tiệc thay vì ở lại bầu bạn với cô ấy không? Có phải là khi mình dùng đồ của anh ấy mà không hỏi trước? Mình đã làm gì để đáng được như vậy? Mình nên làm gì để có thể tốt hơn được?
Mặc dù tự hỏi những câu hỏi như vậy cũng tốt, nhưng đôi khi bạn nên học một điều là bỏ qua ký ức về con người lúc trước của họ và hãy chấp nhận người mà họ đã trở thành.
Điều này còn dựa vào mối quan hệ riêng tôi với người chị của tôi. Chúng tôi đã từng rất gần gũi và khi mà tôi lớn lên, tôi xem chị ấy như là một hình tượng mẫu của mình. Tôi thì nhút nhát, mọt sách. Chị ấy thì lại xinh đẹp, nổi tiếng và giỏi thể thao.
Nhưng sau khi vào đại học và 4 năm sau đó, tôi đã đi đến một châu lục khác, cuộc sống của chúng tôi không thực sự giao nhau. Khi chúng tôi gặp được nhau, chúng tôi đã đối đầu với rất nhiều điều. Chị ấy thì trở nên gay gắt hơn những năm sau trung học, trong khi tôi đã trưởng thành, trở nên quyết đoán hơn và bốc đồng khám phá thế giới. Tuy nhiên, bất chấp sự khác biệt đó thì tôi vẫn nghĩ chúng tôi sẽ luôn ở bên nhau.
Sau đó chị ấy kết hôn với một người, mà anh ấy không hòa hợp với cả tôi và cha mẹ chúng tôi. Hai người họ bắt đầu tự túc riêng trong cảm xúc xa lạ.
Chị ấy càng trở nên lạnh lùng, phòng thủ và bực bội với gia đình và bắt đầu loại tôi ra khỏi cuộc sống của chị ấy. Tôi đã cố gắng tiếp cận và hàn gắn mối quan hệ nhưng chị ấy không chịu mở lòng. Lúc nào chị ấy cũng tự hào về điều đó.
💔Một ngày, tôi nói với chị ấy rằng tôi yêu mến chị và mong rằng chúng ta có thể thân thiết như xưa, và chị ấy đáp lại: “Đó là chuyện từ rất lâu rồi”.
Nhiều năm về trước, mối quan hệ này đã thực sự xuống dốc. Tôi đã đấu tranh với tổn thương “đánh mất” chị gái mình, cũng như cảm giác tự trách bản thân khi tôi loay hoay tìm lý do cho sự thay đổi của chị ấy. Tôi đã vắt óc tìm lục ký ức về điều gì mà tôi đã làm sai, nhưng tâm trí tôi trở nên trống rỗng.
Và rồi, tôi đã quyết định không muốn bị tổn thương nữa. Tôi không muốn tiếp tục ao ước và cố gắng hàn gắn tình chị em mà chúng tôi đã từng có nữa.
Tôi đã nhận ra chị tôi không còn là người mà tôi từng biết, và tôi phải chấp nhận điều đó, học cách buông bỏ và bước tiếp. Đó là cách mà tôi đã đưa ra quyết định để trân trọng niềm vui và sức khỏe tinh thần của tôi.
💔Tôi hy vọng lời khuyên này có thể giúp những ai đang trải qua mối quan hệ độc hại và xa lạ với người trong gia đình mà bạn từng rất gần gũi.
1. Xác định mối quan hệ có thể là độc hại theo những cách nào và nó khiến bạn cảm thấy thế nào
Một mối quan hệ độc hại có thể biểu hiện bằng nhiều cách. Có thể người thân của bạn luôn coi thường bạn, thiếu đi sự đồng cảm, hành động dễ cáu giận, hoặc phớt lờ bạn khi bạn nói.
Một khi bạn nhận ra chính xác bản chất hành vi của một người, hãy nhận biết điều này ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ cơ thể, mức độ năng lượng, lòng tự trọng và sự bình yên của bạn. Biết được cách nhận ra điều độc hại và sự ảnh hưởng của nó chính là bước đầu để hiểu được cảm giác của bạn và trao quyền cho bản thân để đối phó vấn đề.
2. Chấp nhận rằng bạn có thể sẽ không bao giờ tìm ra được gốc rễ vấn đề về hành vi của người thân bạn
Người ta thực hiện trị liệu trong rất nhiều năm – không bao giờ có một phép giải đơn giản. Có lẽ là bạn có thể trò chuyện với người thân để tìm ra lý do tại sao chị ấy hoặc anh ấy lại hành động như vậy. Có lẽ bạn sẽ không làm thế. Đôi khi, lý do để một người đối xử với bạn tệ bạc không phải là bạn làm sai điều gì đó, mà có thể đơn giản là cách mà họ đang vận hành và đáp trả lại trải nghiệm cuộc sống của riêng họ. Mọi gian nan như tiếp thêm sức mạnh cho một người và khiến cho người khác đau đớn.
Trong một số trường hợp, cố gắng thiết lập lại điều độc hại bởi sự hiểu biết rằng nó sẽ dẫn tới nơi chỉ toàn nỗi buồn và sự bất mãn. Những hành động gây tổn thương của người khác về sau sẽ trở nên ít đau khổ với bạn một khi bạn nhận ra họ phản ánh trạng thái bên trong của họ thay vì bạn.
3. Không bình thường hóa điều độc hại
Nếu bạn không làm điều gì sai trái, đừng quên là không phải thông thường ai cũng tiếp tục tiêu cực, vô cảm, và gây tổn thương cho bạn. Rất dễ để đánh mất quan điểm về những gì đúng sai, đặc biệt là khi bạn cứ liên tục biện minh hành vi của một người bằng những câu chuyện từng bị chấn thương và đau khổ.
Con người có xu hướng nhượng bộ những người thân yêu khó tính hoặc bị ghẻ lạnh, bởi họ mong muốn tha thứ và quên đi, tránh mọi xung đột hoặc không muốn đẩy người đó ra xa. Đồng cảm là điều rất tốt, nhưng điều đó không thể cứ tiếp tục bào chữa cho hành vi đáng sợ. Đôi khi bạn cần phải lập giới hạn và nói “đủ!” trước khi hành vi đó trở thành điều bình thường mới.
4. Đừng mong đợi bất cứ điều gì từ người thân xa lạ của bạn
Đúng vậy, bạn có thể mong đợi gia đình ủng hộ bạn bởi bạn cũng sẽ như vậy, nhưng đừng dựa vào người thân xa lạ, người mà bạn đấu tranh để duy trì một mối quan hệ. Tôi học được rằng không được phụ thuộc hoặc mong chờ bất cứ sự giúp đỡ nào từ người chị gái của tôi, mặc dù tôi lớn lên và tin rằng đó là điều mà anh chị em nên làm cho nhau.
5. Nhận ra rằng cần có hai người mới sửa chữa được một mối quan hệ
Bạn cố gắng bao nhiêu cũng được, nếu người kia không sẵn sàng hoặc không sẵn lòng thì bạn có thể không thay đổi được bao nhiêu. Mối quan hệ sẽ vẫn độc hại đến khi người đó không thể thay đổi. Bạn không thể tự trách mình vì điều đó. Bạn đã làm hết mình rồi mà.
6. Quyết định khoảng cách với họ trong cuộc sống của bạn là bao nhiêu
Có thể bạn sẽ phải chạm trán với người thân trong các buổi họp mặt gia đình, hoặc có thể bạn cần nói chuyện với họ về vấn đề gia đình. Trong trường hợp này, hãy hạn chế thời gian dành cho sự hiện diện của họ và nói chuyện ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên, đôi khi bạn cần phải xóa bỏ người đó hoàn toàn ra khỏi cuộc đời bạn, cho dù là vĩnh viễn hay chốc lát. Cứ tiếp tục giữ không gian mở và cố gắng tiếp cận họ chỉ là cảm giác mệt mỏi.
Một khi bạn cho rằng mình đã cố gắng đủ và làm hết khả năng của mình thì đừng cảm thấy tội lỗi khi vạch ra ranh giới và quyết định như vậy là đủ.
7. Đừng để bụng
Chia sẻ cảm xúc của bạn với người mà bạn tin tưởng. Nếu như người đó biết người thân của bạn thì bạn sẽ có thể biết họ cũng có chung cảm giác tổn thương và thất vọng khi cư xử với người đó.
Trò chuyện thông qua nhiều cảm xúc chính là phương pháp trị liệu và giúp bạn có thêm quan điểm về sự việc.
Còn trong trường hợp của tôi, thậm chí ba mẹ tôi còn có mối quan hệ không tốt với anh chị em của tôi, và bản thân nhận thấy rằng cứ để họ nói ra và khuyến khích họ không để bụng điều gì chính là một sự giải tỏa tuyệt vời dành cho họ.
8. Dặn lòng hạn chế thường xuyên buôn chuyện về người thân của bạn, đặc biệt là trong một nhóm nhiều người
Có một sự khác biệt giữa việc chia sẻ cảm xúc của bạn với người tin cậy và việc chỉ toàn nói về đời sống cá nhân hoặc những việc, những lời nói mà anh ta hoặc cô ta đã làm. Bạn sẽ có nguy cơ mắc phải thói quen nói xấu người khác và cuộc trò chuyện thường sẽ bị vòng vo. Thêm nữa, những lời tiêu cực có thể lại lọt vào tai của người thân bạn và tạo ra một chu kỳ tiêu cực và bị ghẻ lạnh
Thay vào đó, bớt dành tâm trí và cảm xúc cho việc nghĩ về người thân và hãy tập trung vào khía cạnh tích cực từ cuộc sống của bạn và của những người thân yêu.
9. Đừng cho người thân bạn có cơ hội trách móc bạn
Những người như chị gái tôi thường là người vô cùng tự ái lại hay đổ lỗi cho tất cả mọi người ngoại trừ bản thân họ. Điều quan trọng là không được đưa cho họ vũ khí đạn dược cho trò chơi đổ lỗi này. Nếu người đó luôn xuất hiện muộn, xử sự thô lỗ, không bao giờ dọn dẹp hoặc sử dụng đồ của bạn thì hãy ngăn cản sự cám dỗ để đáp trả lại điều tương tự. Hãy làm điều đúng đắn và họ sẽ không thể trách móc bạn bất cứ điều gì.
10. Chấp nhận một điều rằng bạn không thể có một cuộc trò chuyện thẳng thắn hoặc tâm đầu ý hợp
Chị gái tôi thể hiện như một nhân vật không dễ bị tổn thương hay yếu đuối trong suốt cuộc đời chị. Nếu bạn phải đối mặt với một người khó tiếp cận về mặt cảm xúc và họ tự hào quá mức thì bạn phải chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ chẳng bao giờ có được khoảnh khắc cảm động thật sự mà bạn mong muốn. Hãy cố gắng đóng kín cửa phía bạn và bước tiếp.
11. Thay đổi tiêu điểm của bạn
Đừng chìm sâu vào nỗi đau và sự tổn thương của việc “mất đi” một người thân. Đừng tập trung vào việc cố gắng vật lộn với những mối quan hệ độc hại trong cuộc sống của bạn. Thay vào đó, hãy xây dựng những điều tích cực mà bạn có. Hãy chấp nhận những quân bài mà cuộc sống đã chia cho bạn và tận dụng triệt để chúng. Sống hết mình và trau dồi đời sống tâm hồn của bạn. Hãy bằng lòng và biết ơn những gì bạn có và con người của bạn, bởi điều đó là quá đủ để làm cho một trái tim ngập tràn hạnh phúc!
** Bài đăng này được xuất bản lần đầu vào tháng 10 năm 2017.
———————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: tinybuddha.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
- Khi chia sẻ nguồn cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8590
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 38