Hãy đi hỏi một sinh viên tốt nghiệp đại học mục tiêu của họ là gì, và họ sẽ nói với bạn rằng họ muốn có được một công việc và hy vọng đến một ngày họ sẽ kiếm được mức lương 6 số mỗi năm.
Tiếp nối câu hỏi trước đó với một câu hỏi liên quan đến việc sắp xếp cấu trúc thư xin việc của họ một cách thích hợp, và sinh viên đại học đó sẽ nhìn bạn với đôi mắt trống rỗng. Có khả năng họ thậm chí còn chẳng biết thư xin việc là gì – thật sự, không đùa!
Hiện tại, điều này không chỉ đúng với các sinh viên đại học, nhiều người lớn cũng không biết làm thế nào để tạo ra một lá thư xin việc có cấu trúc tốt, chuyên nghiệp. Mặc dù một số chuyên gia như biên tập viên Linkedln Andrew Seaman ủng hộ rằng, “Nhiều thư xin việc còn không được đọc,” thì vẫn có khả năng cao là bạn sẽ phải có một bức thư xin việc cho riêng mình.
Đó là lý do tại sao hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ ra cách mà những người kiếm được tiền lương 6 con số một năm đã sắp xếp cấu trúc thư xin việc của họ để đáp ứng nhu cầu của bạn về mức lương 100.000 đô la sớm hơn!
⭐CÁCH SẮP XẾP CẤU TRÚC THƯ XIN VIỆC
Đầu tiên, khi soạn thảo một bức thư xin việc hoàn hảo, hãy bắt đầu với mục tiêu của lá thư. Thư xin việc của bạn cũng giống sơ yếu lý lịch, nó thực hiện chức năng giải thích bạn là ai, nhưng khác ở chỗ nó cho phép bạn tỏa sáng như một dạng giao tiếp trực tiếp với người quản lý tuyển dụng.
Một bức thư xin việc hiệu quả sẽ nhanh chóng cho người đọc biết được tại sao bạn lại phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển và cách bạn có thể đáp ứng hiệu quả nhiệm vụ của vị trí bạn đang ứng tuyển.
Nói tóm lại, sau đây là một danh sách ngắn những điều bạn NÊN làm và những gì bạn KHÔNG BAO GIỜ NÊN làm (theo những người kiếm được tiền lương cao):
✨Nên làm
- Gửi thư tới một người cụ thể và đúng người
- Trình bày mục tiêu của bạn và vị trí công việc cụ thể
- Sử dụng đúng động từ hành động như “Lãnh đạo” hoặc “Giao tiếp”
- Kết thúc thư xin việc của bạn một cách đúng đắn
✨Không nên làm
- Viết lại toàn bộ sơ yếu lý lịch
- Đừng lạm dụng từ “tôi”
- Viết sai bố cục
- Đừng tập trung quá nhiều vào bản thân
1. Hãy cụ thể
Đừng bắt đầu thư xin việc của bạn bằng câu chào “Gửi người đang đọc bức thư”.
Giả sử bạn muốn tăng cơ hội để bức thư xin việc của mình được đọc, và quan trọng hơn là được người quản lý tuyển dụng chú ý và chuyển sang đọc sơ yếu lý lịch của bạn. Trong trường hợp đó, bạn sẽ muốn viết một lá thư xin việc đề cập đến một số mục quan trọng một cách rõ ràng;
- Cụ thể, lời chào người quản lý tuyển dụng theo tên hoặc ít nhất là người đứng đầu bộ phận (người có khả năng cao sẽ thực hiện việc tuyển dụng). Bạn có thể sử dụng những thứ như Linkedln hoặc nếu bạn biết ai đó bên trong công ty thì hãy hỏi họ để tìm ra thông tin này.
- Làm rõ vị trí bạn đang ứng tuyẻn ngay từ đầu, đừng để tới phần giữa để giải thích, điều này có thể sẽ gây ra sự hiểu lầm không đáng có.
Hai gạch đầu dòng đầu tiên là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết, và cách tiếp cận trong thư xin việc của bạn chính là càng ít càng tốt. Một điểm khác cần lưu ý là đề cập cách bạn bắt gặp công việc này và quyết định ứng tuyển ra sao.
2. Truyền tải giá trị của bạn một cách hiệu quả
Linda Spencer nói “bạn cần truyền đạt giá trị của bạn khi bạn viết một bức thư xin việc.”
Theo như phó giám đốc và điều phối viên tư vấn nghề nghiệp tại Trường Mở rộng Havard, Spencer nói rằng bạn phải trả lời hai câu hỏi cơ bản mà các nhà quản lý tuyển dụng đang tìm kiếm:
- Tại sao bạn phù hợp với công việc?
- Làm thế nào để bạn có thể mang lại giá trị cho công ty?
Nhưng người có thu nhập cao biết rằng giao tiếp bằng văn bản là chìa khóa để kiếm được số tiền lớn, và một lá thư xin việc được viết tốt cho thấy khả năng giao tiếp hiệu quả của bạn. Tuy nhiên, quan điểm của thư xin việc là để nhà tuyển dụng hiếu kỳ và tìm đọc sơ yếu lý lịch của bạn, từ đó nhận được cuộc phỏng vấn.
Điều này có nghĩa là bạn cần phải tách mình ra khỏi đám đông, khiến bản thân trở nên nổi bật.
Để làm được điều này, luôn luôn đảm bảo rằng bạn đọc lại thư xin việc của bạn và tự hỏi, “Tôi đã giải quyết hai khía cạnh quan trọng nhất của thư xin việc chưa? Tại sao tôi phù hợp và làm thế nào để tôi có thể tăng thêm giá trị cho mình?”
Sử dụng bài kiểm tra litmus đơn giản này mỗi lần, đừng đánh giá thấp giá trị của việc giao tiếp bằng văn bản!
3. Điều chỉnh thư xin việc của bạn mỗi lần ứng tuyển
Điều này nên đi kèm với hành động và có thể thuộc danh mục “Cụ thể hóa” nhưng nó đáng để lặp lại lần nữa: Hãy luôn điều chỉnh thư xin việc của bạn cho từng vị trí cụ thể mà bạn đang ứng tuyển.
Một người quản lý tuyển dụng kinh nghiệm sẽ nhanh chóng phát hiện ra sự chung chung mơ hồ trong thư xin việc của bạn. Họ có thể đơn giản phân biệt dựa trên bố cục và một số từ bạn đã sử dụng để điều chỉnh thư xin việc của bạn cho công việc cụ thể.
Ví dụ: Nếu bạn nộp đơn xin việc bán hàng và sử dụng thư xin việc dành cho một vị trí tiếp thị, một số thuật ngữ có thể xuất hiện không đúng chỗ.
Bây giờ thì, đừng tạo ra mỗi lần một bức thư xin việc; thay vào đó, hãy sử dụng thư xin việc cơ bản của bạn và điều chỉnh lại nó một cách thích hợp cho từng vị trí và đảm bảo rằng nó trả lời 2 câu hỏi quan trọng trước đó. Hai câu hỏi này có thể phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, vị vậy, điều chỉnh lại chính là chìa khóa để nhận được phỏng vấn.
4. Tránh lặp lại sơ yếu lý lịch và thể hiện sự nhận thức rõ ràng
Sơ yếu lý lịch và thư xin việc đều có những mục đích riêng của chúng.
Trong khi đôi lúc ta có thể liệt kê danh sách thành tựu hoặc kinh nghiệm trong thư xin việc của mình – những người kiếm được tiền lương cao nhận ra rằng thư xin việc của bạn chính là phần chủ yếu người đọc sẽ đọc trước khi đọc sơ yếu lý lịch.
Và xem xét sự thật ấy, khi bạn đọc một vài thứ dường như lặp lại, bạn thường dễ dàng cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, đừng liệt kê sơ yếu lý lịch của bạn trong thư xin việc. Điều này là hiển nhiên, nhưng có một điểm quan trọng nữa là nhiều người đề cập đến những thứ như “Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT Sales” trong thư xin việc của họ để cố gắng lôi kéo nhà quản lý tuyển dụng.
Hầu hết mọi người ứng tuyển công việc đều có kinh nghiệm (nếu đó là yêu cầu) và nó đã được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bạn rồi. Hãy nhớ hai câu hỏi nền tảng lúc trước, và đừng lặp lại thói quen liệt kê hoặc gạch đầu dòng trong thư xin việc của bạn.
Cuối cùng, một điều quan trọng là hãy nhận ra rằng thư xin việc của bạn nên truyền đạt lòng biết ơn của bạn đối với cơ hội này, vị trí này và thời gian xem xét của người đọc. Nhớ rằng thư xin việc chỉ nên gói gọn trong một trang, kết thúc thư xin việc của bạn bằng cách cảm ơn người quản lý tuyển dụng vì thời gian của họ, nhắc lại lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí này và ký tên của bạn.
_________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10622
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 19