Kỹ Năng

Cách Viết Lý Lịch Nghề Nghiệp Trong Ngành Xử Lý Thanh Toán

Nhà tuyển dụng đánh giá bản lý lịch của bạn để quyết định liệu họ có muốn chọn bạn cho vị trí ứng tuyển hay không. Nếu bạn mong muốn trở thành người xử lý thanh toán, thì một điều quan trọng rằng bản lý lịch của bạn cần thể hiện những kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực quản lý tài chính và trang bị kỹ năng xử lý các công cụ báo cáo trên máy tính. Học cách định hình bản lý lịch của bạn theo bố cục và trình bày những năng lực nghiệp vụ một cách hiệu quả có thể giúp bạn ghi điểm bản thân hơn những ứng viên khác.

💥Thế nào là người xử lý thanh toán?

Một người xử lý thanh toán là một chuyên gia quản lý hoạt động tài chính đại diện cho một tổ chức doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm trong việc ghi sổ, nghĩa là lưu giữ hồ sơ chi tiết ghi lại các giao dịch mà công ty đã thực hiện và số tiền thu chi của doanh nghiệp. Họ cũng cần báo cáo lại những phát hiện của mình cho quản lý cấp trên. Người xử lý thanh toán thường có trình độ học vấn thuộc lĩnh vực toán học hoặc trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, chẳng hạn như kế toán và quản lý kinh doanh.

💥Những điều cần đề cập trong bản lý lịch ứng tuyển vị trí xử lý thanh toán

Một bản lý lịch nghề nghiệp trong ngành xử lý thanh toán bao gồm những tố chất bạn cần có cho chức vụ bạn đang tìm kiếm. Thể hiện trình độ chuyên môn của bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những đặc điểm phù hợp với vị trí xử lý thanh toán. Bản lý lịch thường chia những chi tiết cá nhân của bạn thành năm phần, có thể kể đến như:

  • Thông tin liên lạc: Phần thông tin liên lạc là khối văn bản đầu tiên ngay dưới phần đề tên bản thân.  Nhà tuyển dụng có thể tham khảo phần này để giới thiệu bản thân họ với bạn nếu bản lý lịch của bạn có ấn tượng tốt đối với họ.
  • Phần khái quát chuyên ngành: Ngay kế tiếp chính là phần khái quát chuyên ngành, hoặc mục tiêu của bản lý lịch, giải thích lý do tại sao bạn là mảnh ghép phù hợp với vị trí bạn mong muốn. Bạn có thể cung cấp tổng quan những kỹ năng bạn có và kinh nghiệm làm việc để giành được sự hứng thú của nhà tuyển dụng.
  • Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc tóm tắt lại những ý chính trong lịch sử sự nghiệp của bạn, bao gồm tên nghề nghiệp và trách nhiệm bạn nắm giữ trước đó. Bởi vì bản lý lịch thường chỉ vỏn vẹn trong một trang giấy, ứng cử viên thường tập trung vào những vị trí liên quan đến chức vụ xử lý thanh toán.
  • Học vấn: Những tấm bằng cấp và giấy chứng nhận bạn đạt được xuất hiện trong phần học vấn. Bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã được đào tạo trong ngành công nghiệp tài chính một cách bài bản học thuật.
  • Năng lực: Phần cuối cùng của bản lý lịch trong ngành xử lý thanh toán là phần năng lực, nơi mà bạn có thể sử dụng danh sách gạch đầu dòng từng khả năng khiến bạn phù hợp với công việc. Mục đích chính là để chứng minh với các nhà tuyển dụng rằng bạn có thể hoàn thành những phần công việc được giao.
💥Cách viết một bản lý lịch nghề nghiệp trong ngành xử lý thanh toán

1. Tìm hiểu điều mà quý công ty mong muốn

Trong khi tìm kiếm việc làm, bạn có thể ứng tuyển nhiều vị trí cùng một chức vụ xử lý thanh toán, nhưng mọi tổ chức có thể sẽ có những mong đợi khác nhau đối với các ứng cử viên công việc. Tìm hiểu trước những điều mà nhà tuyển dụng mong muốn có thể giúp bạn xây dựng nội dung bản lý lịch thu hút sự quan tâm nhất định của nhà tuyển dụng. Khi bạn đọc phần mô tả công việc, tập trung vào danh sách những yêu cầu và tô đậm những ý phù hợp với bạn. Ví dụ, nếu công ty muốn ứng cử viên có ít nhất năm năm kinh nghiệm chuyên ngành, thì bạn có thể đề cập đến chi tiết đó trong bản lý lịch của mình. Phát triển nội dung của bạn một cách hợp lý để đảm bảo rằng bản lý lịch nghề nghiệp của bạn nổi bật trong quá quá trình sàng lọc.

2. Sắp xếp những năng lực, trình độ chuyên môn của bạn theo một dàn ý

Bước thứ hai là định hình nội dung của bạn. Một bản lý lịch được sắp xếp trật tự có thể giúp dễ dàng hơn cho người tuyển dụng để xác định trình độ chuyên môn của bạn. Chọn một  bố cục màu sắc và một kiểu chữ cho đoạn văn bản trên tài liệu. Điều này có thể giúp giữ cho phần thiết kế của bạn đơn giản, đảm bảo tính rõ ràng, dễ đọc. Ví dụ, phông chữ như Times New Roman và Arial là tiêu chuẩn đối với những bản lý lịch nghề nghiệp mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra nhất. Bạn có thể đặt phông chữ tại cỡ 12, một tiêu chuẩn khác thường thấy trong các trang tài liệu.

Dự định bố cục những tiêu đề của bạn, gồm tên các phần trong bản lý lịch, và những tiêu đề phụ, là những mục biểu thị cho bằng cấp riêng biệt hoặc vị trí, chức vụ cũ. Bạn có thể chọn một cỡ chữ cố định cho tiêu đề của bạn để thông báo với người đọc bạn đang chuyển sang một chủ đề mới. Bao gồm những khoảng trắng cũng có thể giúp ích bởi vì bạn có thể nhập thêm một khoảng trống giữa văn bản để phần mô tả của bạn xuất hiện gọn gàng hơn và ít lộn xộn hơn trên trang giấy.

3. Liệt kê những cách thức để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn

Phần đầu của tài liệu, ngay dưới phần tên của bạn, hãy viết thông tin liên lạc, bao gồm địa chỉ email và số điện thoại. Một số nhà tuyển dụng ưu tiên việc liên lạc với bạn để thông báo về tình trạng ứng tuyển của bạn. Một số khác có thể chọn cách gửi tin nhắn điện tử. Hãy để tâm rằng bạn có thể nhận liên hệ từ nhà tuyển dụng trong vòng vài ngày sau khi ứng tuyển công việc. Dự liệu trước và chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện đầu tiên, nơi bạn có thể giải thích tỉ mỉ hơn về những nội dung trong bản lý lịch và đề cập tới triển vọng trở thành một người xử lý thanh toán đã kích thích bạn như thế nào.

4. Soạn thảo một đoạn văn ngắn về những tố chất của bạn

Phần khái quát chuyên ngành của bạn có thể cho phép bạn tạo ấn tượng tích cực đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu phần tóm tắt những tố chất của bạn tạo ấn tượng với họ, thì họ có thể chú ý hơn tới phần còn lại của bản lý lịch. Để giữ cho nội dung của bạn ngắn gọn, súc tích, hãy dành hai hoặc ba câu cho phần khái quát. Bạn có thể kết hợp các từ khóa từ phần mô tả công việc và cung cấp những ví dụ về năng lực bạn chờ đợi áp dụng cho công việc mong muốn của mình.

Một phần cần soạn thảo khác là nhắc đến những điều bạn hi vọng sẽ đạt được với tư cách là một người xử lý thanh toán. Thông báo cho người tuyển dụng bạn khao khát trau dồi năng lực của mình và giúp đỡ công ty đạt được mục tiêu đề ra. Cân nhắc việc nói rõ tên chức vụ công việc và công ty bạn đang ứng tuyển, cũng như là làm nổi bật mục tiêu của bạn.

5. Trình bày kỹ lưỡng công việc của bạn từ những chức vụ trước

Phần kinh nghiệm làm việc liệt kê những công việc bạn làm trong quá khứ theo một trình tự thời gian đảo ngược. Bắt đầu với chức vụ hiện tại hoặc chức vụ bạn nắm giữ gần nhất. Bạn có thể đề cập tên chức vụ, tên là địa chỉ của nhà tuyển dụng và ngày bắt đầu, ngày kết thúc công việc. Tiếp đến, trình bày chức trách bạn đã hoàn thành với vai trò của một người xử lý thanh toán hoặc những chức vụ tương tự. Có thể có lợi cho bạn khi kết nối những phần nhiệm vụ được giao của bạn tới những gì được đề cập trong phần mô tả công việc. Nếu những công việc trước của bạn giống với công việc bạn đang tìm kiếm, thì sự tin tưởng của nhà tuyển dụng vào những khả năng của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

6. Nhấn mạnh trình độ học vấn của bạn

Trình bày đặc điểm học thuật của bạn trong phần học vấn. Trong dòng đầu tiên, viết tên tấm bằng bạn đạt được. Dòng thứ hai có thể đề cập tới tên của trường học, trong khi đó dòng thứ ba đề cập đến năm bạn tốt nghiệp. Nếu bạn có nhiều tấm bằng khác nhau, liệt kê chúng theo trình tự bạn nhận chúng, bắt đầu từ bằng cấp gần nhất. Nhắc đến những tấm bằng chứng nhận của bạn trong bản lý lịch cũng có thể thúc đẩy trình độ chuyên môn của bạn. Viết tên của giấy chứng nhận và tổ chức cấp phát.

7. Cụ thể hóa những kỹ năng của bạn

Phần cuối cùng của bản lý lịch, phần năng lực thể hiện rằng bạn có thể giải quyết khối lượng công việc của người xử lý thanh toán. Sử dụng gạch đầu dòng để trình bày những khả năng mềm và kỹ thuật khiến bạn trở thành mảnh ghép lý tưởng cho vị trí này. Có thể hữu ích cho bạn khi ưu tiên những kỹ năng mà bạn sẽ sử dụng trong chức vụ muốn hướng tới, cái mà có thể khiến cho nội dung bạn đề cập đến liên quan mật thiết hơn với sự hứng thú của nhà tuyển dụng. Sau đây là một số kỹ năng bạn có thể đề cập trong bản lý lịch:

  • Dịch vụ khách hàng
  • Chú trọng chi tiết
  • Giao tiếp
  • Tư duy phân tích
  • Thành thạo máy tính
  • Ghi chép dữ liệu
  • Phần mềm bảng tính
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý thời gian
💥Những gợi ý khi viết một bản lý lịch nghề nghiệp trong ngành xử lý thanh toán

Để có nhiều thông tin hơn trong việc tạo nên bản lý lịch ứng tuyển ngành xử lý thanh toán, hãy làm theo các bước sau:

  • Kiểm tra lỗi đánh máy và lỗi sai cấu trúc ngữ pháp. Đảm bảo rằng bản lý lịch của bạn không hề có bất kỳ lỗi nào. Hãy thử đọc thành tiếng bản lý lịch của chính bạn để tìm ra những lỗi sai bạn có thể đã bỏ sót, hoặc bạn có thể nghỉ ngơi và quay trở lại đánh giá nội dung của bạn với đôi mắt khỏe.
  • Hỏi chuyên gia trong mạng lưới quan hệ của bạn để xem qua nội dung. Một cách khác để soát lỗi bản lý lịch của bạn chính là hỏi xin ý kiến thứ hai về cách bạn truyền đạt lý lịch nghề nghiệp của mình. Gửi bản lý lịch của bạn tới một người cố vấn, đồng nghiệp cũ hoặc một người giám sát để xác định liệu bạn đã xây dựng nội dung tạo ấn tượng đầu tiên một cách tích cực với nhà tuyển dụng.
  • Định lượng hóa kinh nghiệm làm việc và thành tựu của bạn. Việc số hóa trong bản lý lịch của bạn có thể giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc hiểu rõ hơn về lượng kiến thức của bạn trong lĩnh vực này. Ví dụ, đối với phần khái quát chuyên ngành, hãy viết số năm cụ thể bạn đã làm việc trong ngành công nghiệp để thu hút sự chú ý của họ.
  • Sử dụng những phần mô tả cụ thể. Cụ thể hóa có thể giúp bản lý lịch của bạn cô đọng, súc tích, hạn chế nội dung trong một trang giấy. Chẳng hạn như, hãy đề cập đến những cái tên cụ thể của lĩnh vực công nghệ bạn từng quản lý và những cái tên giải thưởng bạn đã giành được.
💥Ví dụ minh họa một bản lý lịch nghề nghiệp trong ngành xử lý thanh toán

Sau đây là một bản lý lịch mẫu trong ngành xử lý thanh toán

Gerald Langston

(308) 784-2214

glangston@email.com

Phần khái quát chuyên ngành

Một người xử lý thanh toán độc lập và có trật tự với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính.

Kỹ năng ghi chép bao quát số liệu và kỹ năng người tiêu dùng để cải thiện đầu ra tài chính cho những tổ chức trong ngành công nghiệp công nghệ. Tìm kiếm một vị trí xử lý thanh toán trong Town Hall Technology.

Kinh nghiệm làm việc

Chuyên viên xử lý thanh toán

The Ronald Group

Cozad, Nebraska

Tháng 4/2014-Nay

  • Xử lý tài liệu và thanh toán cho từng bộ phận trong cơ quan
  • Tổng hợp kết quả các hoạt động tài chính trong bảng tính chia sẻ
  • Đề xuất các biện pháp đảm bảo cơ quan tuân thủ các chính sách thuế liên bang
  • Giao biên lai giao dịch cho quản lý cấp trên
  • Đánh giá dữ liệu trong hệ thống máy tính để nắm bắt độ chính xác

Chuyên viên xử lý thanh toán

Leon’s, Incorporated

Omaha, Nebraska

Tháng 9/2011 – Tháng 4/2014

  • Phát triển hệ thống theo dõi thanh toán tín dụng hiệu quả
  • Thực hiện các chính sách toàn diện để cung cấp số liệu chính xác cho những hóa đơn
  • Đính kèm những mã màu và hạng mục vào báo cáo tài chính để đạt được sự lĩnh hội rộng rãi
  • Trình bày các đề xuất giảm chi tiêu của công ty và thiết kế ngân sách hiệu quả hơn
  • Thiết lập mối quan hệ sản xuất với kế toán và quản lý nhân lực

Học vấn

Cử nhân Nghệ thuật chuyên ngành tài chính

Đại học Small Pine

Omaha, Nebraska

Tháng 5/2011

Năng lực

  • Xử lý dữ liệu
  • Kiểm tra sổ sách
  • Chú trọng chi tiết
  • Quản lý cơ sở dữ liệu
  • Dự thảo ngân sách
  • Nói trước công chúng
  • Giao tiếp hòa hợp
  • Tốc độ đánh máy đạt 85 từ/ phút

_________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10429

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ