Nhiều chương trình đào tạo tiến sĩ yêu cầu thư xin việc như một phần trong quy trình đăng ký của họ. Thư xin việc rất hữu ích để thể hiện các kỹ năng và trình độ của bạn với tư cách là một nghiên cứu sinh của chương trình. Nếu bạn đăng ký học tiến sĩ bạn có thể sẽ cần học cách viết một lá thư xin việc hiệu quả.
💥Thư xin việc học thuật là gì?
Thư xin việc là một tài liệu dài một hoặc hai trang mà các nghiên cứu sinh sẽ phải nộp cùng với CV trong một bộ hồ sơ học thuật hoàn chỉnh. Nhiều trường yêu cầu phải có thư xin việc trong đơn ứng tuyển của họ, nhưng tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu bạn đang theo đuổi, một số trường có thể sẽ yêu cầu một bản tuyên bố mục tiêu nghề nghiệp thay thế. Hãy nhớ tìm hiểu kĩ chương trình bạn đăng ký để chắc chắn rằng việc chuẩn bị một bức thư xin việc có cần thiết hay không.
💥Mục đích của một thư xin việc học thuật là gì?
Nếu bạn là một ứng viên hy vọng theo đuổi chương trình học bổng đào tạo Tiến sĩ vậy thì thư xin việc học thuật như là vị cứu tinh cho phép bạn giải thích với người đọc, giáo sư hoặc giám đốc phụ trách đánh giá các ứng viên về những gì bạn cung cấp cho chương trình học này và tại sao họ nên chọn bạn vào vị trí đó. Bạn có thể sử dụng thư xin việc của mình để làm rõ bất kỳ khoảng trống nào trong sơ yếu lý lịch (CV), cũng có thể tùy chỉnh thư xin việc theo từng chương trình cụ thể, đồng thời thể hiện kỹ năng giao tiếp và niềm đam mê của bạn. Đây là cơ hội để bạn có thể bộc lộ khả năng làm chủ chương trình học bổng Tiến sĩ thông qua tính cách và kinh nghiệm vốn có của mình với mục tiêu là phục vụ cho tổ chức của họ.
💥Những điều cần thiết trong thư xin việc học thuật của bạn
Có một vài yếu tố chính mà bạn nên cân nhắc trong quá trình xây dựng đơn xin theo học chương trình đào tạo Tiến sĩ:
- Phần giới thiệu nêu rõ vị trí bạn đang ứng tuyển: Phần này có thể viết tầm một hoặc hai câu, trình bày ngắn gọn vị trí bạn muốn ứng tuyển. Bạn cũng có thể thêm một tuyên bố ngắn gọn về tham vọng và mục tiêu của bạn khi tham gia chương trình.
- Tóm tắt trình độ học vấn của bạn: Thư xin việc của bạn nên mở rộng nền tảng học vấn trong phần CV, giải thích thời gian hoạt động trong các tổ chức giáo dục khác và khoảng thời gian có có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức mà bạn đang ứng tuyển.
- Lý do tại sao bạn muốn tham gia chương trình học Tiến sĩ: Lưu ý các đặc điểm quan trọng về chương trình thu hút bạn, như giá trị, sự đa dạng và bầu không khí giáo dục. Bạn có thể đề cập đến các cựu sinh viên hoặc giảng viên mà bạn ngưỡng mộ.
- Ý nghĩa các nghiên cứu của bạn: Nghiên cứu là một phần chính của nhiều chương trình học Tiến sĩ. Vì vậy hãy tập trung giải thích chi tiết những gì bạn quan tâm và nghiên cứu, điều này có thể ảnh hưởng hoặc thay đổi lĩnh vực đó như thế nào.
- Bằng Tiến sĩ hữu ích như thế nào cho các kế hoạch của bạn: Hãy tham khảo lại tham vọng của bạn từ phần giới thiệu và giải thích việc có được bằng Tiến sĩ từ tổ chức góp phần vào các mục tiêu sau này của bạn như thế nào. Giải thích việc đạt được tham vọng của bạn mang lại ích như thế nào đối với lĩnh vực học thuật hoặc đối với lĩnh vực này.
Một kết luận nhắc nhở liên hệ: Kết luận của bạn nên cảm ơn người đọc đã dành thời gian cho mình. Nhắc họ liên hệ với bạn nếu muốn biết thêm thông tin hoặc bày tỏ sự mong đợi nhiệt tình từ phía bạn.
💥Làm thế nào để viết một lá thư xin học chương trình đào tạo Tiến sĩ
Làm theo các bước sau để viết thư xin việc học tập của bạn:
1. Xem lại thông tin về chương trình và tổ chức
Trước khi soạn thảo thư xin việc học tập, hãy xem lại thông tin bạn có về chương trình bạn đăng ký. Tránh sử dụng trùng lặp một xin việc khi gửi cho các tổ chức khác nhau đơn giản vì họ có thể tìm thấy những phẩm chất khác nhau ở các ứng viên. Phân tích các phẩm chất của bạn, những phẩm chất của một ứng viên lý tưởng, và tập trung vị trí công việc mà bạn mong muốn phù hợp với bức thư xin việc.
2. Định dạng thư xin việc học tập của bạn
Thư xin việc theo định hướng STEM chỉ nên dài một trang, trong khi thư xin việc theo định hướng nhân văn có thể dài hai trang. Luôn kiểm tra cách sắp xếp và tuân theo mọi nguyên tắc định dạng cụ thể mà họ đã cung cấp trong tài liệu đơn xin việc. Sử dụng phông chữ và kích thước phông chữ thật chuyên nghiệp, tập trung vào định dạng rõ ràng và tránh thêm các yếu tố phụ như thiết kế hoặc đường viền.
3. Liệt kê thông tin liên hệ hiện tại của bạn
Đặc biệt khi bạn đăng ký vào nhiều tổ chức cùng một lúc, điều quan trọng là đảm bảo thông tin liên hệ bạn đưa vào phải được cập nhật một cách chính xác. Trong tình huống tổ chức cần thêm thông tin hoặc muốn tổ chức một cuộc phỏng vấn, hãy để lại cho họ thứ gì đó chắc chắn để có thể liên hệ với bạn. Bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và độ tin cậy của mình nếu như đề cập đến thông tin này.
4. Viết lời giới thiệu
Sau khi bạn hoàn thành phần nội dung của thư xin việc, hãy viết phần giới thiệu. Phần giới thiệu phải nêu rõ những gì bạn mong muốn khi ứng tuyển. Bạn cũng có thể sử dụng không gian này để đề cập ngắn gọn về tham vọng hoặc mục tiêu cho tương lai.
5. Làm nổi bật những điểm mạnh và kinh nghiệm chính của bạn trong đoạn nội dung đầu tiên
Đoạn đầu tiên của thư xin việc tập trung vào trình độ học vấn của bạn bao gồm những điểm mạnh và kinh nghiệm cốt lõi. Đoạn này sẽ giải thích bạn là ai về mặt học vấn và những gì bạn hy vọng đạt được trong thời gian tham gia chương trình. Giải thích sở thích cụ thể của bạn trong lĩnh vực này, điều gì đã truyền cảm hứng cho dự định của bạn và nghiên cứu mà bạn đã hoàn thành liên quan đến những sở thích cụ thể đó.
6. Giải thích các đặc điểm độc đáo của bạn trong đoạn nội dung thứ hai
Trong đoạn nội dung thứ hai của thư xin việc, hãy tập trung vào niềm đam mê, động lực của bạn và những khía cạnh độc đáo giúp bạn tách biệt với các ứng viên khác. Bạn không chỉ muốn cho họ thấy chương trình có thể giúp bạn như thế nào, mà bạn có thể nâng cao trình độ của bản thân nếu họ chấp nhận bạn. Tập trung phát triển trình độ của bạn để mọi thứ được trùng khớp với những gì chương trình đang tìm kiếm ở một ứng viên lý tưởng.
7. Kết luận thư xin việc của bạn
Viết phần kết cho thư xin việc của bạn bằng cách cảm ơn người đọc đã dành thời gian và bày tỏ lòng biết ơn vì tạo cơ hội ý nghĩa này. Phần kết luận nên bổ sung cho phần còn lại phía trên, thể hiện niềm đam mê và cam kết của bạn đối với lĩnh vực này trong tổ chức. Phần kết luận của bạn cũng nên động viên người đọc liên hệ với bạn để biết thêm thông tin, thảo luận hoặc lên kế hoạch cho cuộc phỏng vấn tiếp theo.
8. Đóng dấu và ký tên chuyên nghiệp
Các yếu tố cuối cùng của thư xin việc học tập của bạn là con dấu và chữ ký của bạn. Bạn có thể không cần phải ký vào tài liệu mà thay vào đó là có thể sử dụng con dấu cá nhân trong hầu hết các trường hợp. Đảm bảo tránh những câu kết thúc thân mật và thay vào đó tập trung vào các cụm từ chuyên nghiệp hơn. Đây là một số câu lệnh kết thúc chuyên nghiệp mà bạn có thể muốn sử dụng:
- Kính trọng
- Trân trọng
- Chân thành cảm ơn
- Mọi thứ tốt đẹp
💥Mẹo để viết một Ph.D. thư xin việc
Bạn có thể sử dụng các mẹo sau để viết thư xin việc học tập của mình:
- Bắt đầu sớm: Chuẩn bị một đơn xin học cao học cần có kế hoạch cẩn thận. Hãy dành cho bản thân nhiều thời gian để viết, chỉnh sửa và đọc lại thư xin việc của mình.
- Dành thời thời gian giữa việc viết và chỉnh sửa: Khi bạn đã viết xong thư xin việc của mình, hãy cất lá thư đi và đợi một vài ngày để bắt đầu chỉnh sửa, đến lúc đấy bạn nhận ra được nhiều cách để cải thiện hoặc sửa chữa bức thư của mình.
- Tận dụng các nguồn lực sẵn có của bạn: Nếu bạn hiện đang học đại học, bạn có thể tận dụng lợi thế của các trung tâm viết lách hoặc hướng nghiệp có thể giúp bạn tạo ra một lá thư xin việc hiệu quả. Nói chuyện với các giáo sư hoặc giảng viên yêu thích của bạn, đặt câu hỏi và lắng nghe lời khuyên của họ.
- Đọc kỹ thư xin việc của bạn: Thư xin việc là một trong những phương pháp đầu tiên của bạn để liên hệ với các công ty tiềm năng và bạn muốn thể hiện mình một cách chuyên nghiệp. Tạo một thư xin việc tinh tế bằng cách sử dụng phần mềm đọc và chỉnh sửa, đọc to thư xin việc của bạn hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp đọc cho bạn nghe.
- Hãy trình bày cụ thể: Đối với mọi tuyên bố mà bạn đưa ra về bản thân, bạn sẽ cần đưa ra bằng chứng. Bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt khi giải thích những thành tựu và niềm đam mê của bạn.
- Tập trung vào con người thật của bạn: Hãy chứng minh bạn là một ứng cử viên lý tưởng cho trường bạn đã chọn bằng cách nêu bật những cách mà tính đặc biệt của bạn có thể cải thiện chương trình. Tập trung vào việc nêu rõ những thành tích có liên quan của bạn.
💥Ví dụ về một thư xin việc theo học chương trình Tiến sĩ
Sử dụng mẫu thư học thuật này làm nguồn cảm hứng cho các bài viết của riêng bạn:
Gary Zhang, 100 Đại lộ Baker Clairsville, WY (838) -556-9092
gzhang@email.edu
Thưa Tiến sĩ Morales,
Tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm của tôi đến chương trình tiến sĩ cho Khoa Kỹ thuật Hóa sinh tại Đại học Agosto. Ứng dụng nghiên cứu hiện tại và tương lai của mình, tôi dự định phát triển các nguyên mẫu cho các cơ chế sinh thần kinh đột phá có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh lý thần kinh thoái hóa.
Trong khi lấy bằng Cử nhân hóa sinh và kỹ thuật hóa học tại Đại học New Pine, tôi đã quan tâm đến các tình trạng thần kinh với trọng tâm là các yếu tố thoái hóa. Với tư cách là trợ lý nghiên cứu của Smithson Labs, tôi đã hỗ trợ phát triển các phương pháp thử nghiệm thay thế, mang lại kết quả chính xác hơn 40% trong quá trình nghiên cứu lâm sàng. Tôi lấy bằng Thạc sĩ về Kỹ thuật Hóa sinh tại Đại học Coleridge, trong đó tôi đã xuất bản hai bài báo tập trung vào việc duy trì trí nhớ ở những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh. Tôi tin rằng việc theo đuổi bằng Tiến sĩ của mình ở Đại học Agosto sẽ cho phép tôi hiểu thêm về các nguyên tắc sinh hóa và nâng cao nghiên cứu hiện tại của tôi.
Các cơ sở nghiên cứu tiên tiến của Agosto sẽ mang đến những nền tảng công nghệ và thiết bị tiên tiến để thúc đẩy quá trình nghiên cứu của tôi và bắt đầu chế tạo các nguyên mẫu. Tôi ngưỡng mộ các giảng viên của Agosto như Jeremy Johnson và Maureen Hinh vì những nghiên cứu của họ về việc xây dựng lại các protein dẫn truyền thần kinh và tái tạo lại các con đường thần kinh. Tôi tin rằng dưới sự hướng dẫn của họ, nghiên cứu của tôi một ngày nào đó có thể có tầm quan trọng tương đương và tác động tích cực đến cuộc sống của nhiều người. Ngoài ra, tôi đánh giá cao việc Trường Đại học Agosto thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự đa dạng và hòa nhập trong khuôn viên trường, và tôi cảm thấy mình sẽ phát triển mạnh trong môi trường giáo dục này.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc lá thư này. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào từ tôi hoặc muốn lên kế hoạch phỏng vấn, vui lòng liên hệ với tôi. Tôi mong muốn được tham gia chương trình và trở thành sinh viên chính thức của Đại học Agosto Pronghorn.
Trân trọng,
Gary Zhang
_________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Nguyễn Thu Phương
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thu Phương – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8415
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 30