Kỹ Năng

Cách Viết Thư Xin Việc Hoàn Hảo

BIết cách viết một lá thư xin việc tốt có thể nói là phần khó nhất trong tiến trình nộp đơn ứng tuyển công việc. Trong khi bạn vẫn thắc mắc liệu nó thậm chí có được đọc không, nhiều nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng luôn tin rằng một bức thư xin việc tốt có một tác động đáng kể và có thể là phần quan trọng nhất trong đơn ứng tuyển của bạn. Nhưng trong thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ số, email và Slack và Snapchat ra đời, liệu thư xin việc vẫn còn cần thiết? Câu trả lời là…có, luôn luôn là như vậy.

Thư xin việc không phải là yêu cầu bắt buộc cần có trong tất cả các đơn ứng tuyển, nhưng nếu bạn có nó, một số nhà quản lý tuyển dụng sẽ trực tiếp đưa đơn ứng tuyển của bạn vào hàng “xem xét”. Dĩ nhiên, bạn chắc chắn không muốn nó có độ dài như một cuốn tiểu thuyết ngắn như nó đã từng những năm 1990. Độ dài không quan trọng bằng thông điệp của bạn – tại sao bạn lại là người phù hợp với công việc và bạn sẽ mang lại giá trị gì cho quý công ty.

✍ Mặc dù nhà tuyển dụng đọc bức thư xin việc của bạn, đừng quên rằng họ vẫn là một người trong những năm 2020 và đã quen với nhịp sống nhanh hối hả của thời đại này. “Trung bình nhà tuyển dụng mất 7 giây để xem xét một tài liệu.” Linda Spencer, phó giám đốc và điều phối viên tư vấn nghề nghiệp tại Trường Harvard Mở đã chia chia sẻ với CNBC, “Họ không phải đang đọc, họ đang lướt. NÊn bạn cần làm rõ cách mà bạn sẽ đem lại giá trị cho công ty ngay lập tức.”

Sau đây là những cách bạn có thể đảm bảo họ sẽ hoàn toàn đọc bức thư xin việc của bạn và đặt nó vào hàng “Tốt”.

✨ BẮT ĐẦU NGAY PHẦN BẮT ĐẦU

Hãy bỏ qua “Gửi Ngài…” và trực tiếp trình bày chính xác những gì bạn sẽ làm để giải quyết bất cứ vấn đề nào mà công ty tuyển dụng đang gặp phải.

Liệu các nhà tuyển dụng có đọc thư xin việc của các ứng viên tiêu biểu nữa hay không?

Một số người nói có, một số người nói không, họ không bận tâm trừ khi sơ yếu lý lịch được đề cập thu hút sự chú ý của họ.

Câu trả lời đơn giản là bạn nên giả sử sơ yếu lý lịch của bạn thu hút người đọc để xem tiếp bức thư xin việc của bạn; vậy nên hãy luôn luôn bao gồm một bức thư xin việc (hoặc là một tài liệu riêng biệt hoặc là một email); và làm cho nó đặc biệt, để bạn trở nên nổi bật giữa đám đông. Ladders đã nói chuyện với các chuyên gia tuyển dụng và quản lý nghề nghiệp để tìm hiểu chính xác cách tạo ra một bức thư xin việc tốt và nó cần chứa những nội dung gì.

✨ THÂN GỬI AI?

Phần lời chào là cơ hội đầu tiên để tạo kết nối với chuyên gia tuyển dụng, nhưng đó là nơi mà sự lười biếng thường lên ngôi. Chúng ta đang nói đến cách chào hỏi “Thân gửi ngài”. Những gì lời chào chung chung truyền tải cực kỳ không tích cực. Cụ thể là, người viết không thèm quan tâm tìm hiểu tên của người quản lý tuyển dụng.

Abby Kohut, chủ tịch và cố vấn nhân sự tại Staffing Symphony, gợi ý rằng người tìm việc có thể dễ dàng xác định đúng người tuyển dụng, “Để tìm tên của người quản lý tuyển dụng, hãy thử tìm trên Google hoặc Linkedln”, cô nói, “Ngay cả một dự đoán tốt cũng ghi điểm cho bạn bởi vì điều đó thể hiện rằng bạn đã cố gắng nhiều hơn những người khác.”

✨ TẠI SAO BẠN MUỐN LÀM VIỆC Ở ĐÂY?

Kohut đề nghị rằng đơn ứng tuyển công việc cần đảm bảo nhắc tới tên của công ty trong thư xin việc, kèm sau đó là giải thích lý do tại sao họ lại hứng thú làm việc ở đây, “Đảm bảo rằng lời bạn nói thực sự có ý nghĩa,” cô nói, “Những nhà tuyển dụng có một cách cảm nhận khi nào thì bạn không thật lòng. Mục tiêu của chúng tôi là tìm kiếm người thực sự muốn làm việc tại công ty chúng tôi – đó là công việc mà bức thư xin việc của bạn phải chứng minh cho chúng tôi thấy.”

Những lời khẳng định khoa trường cũng tệ hệt như những lời nói thiếu chân thành Brooke Allen, một quản lý tuyển dụng tại Mapie Securities, nói rằng anh ghét cái cách mà người kiếm việc khẳng định trong thư xin việc của họ rằng họ là “ứng tuyển viên tuyệt vời nhất.’ “Làm sao họ có thể biết khi mà không được đánh giá hết tất cả những ứng tuyển viên khác chứ?”

Bạn cũng cần đưa ra một lời “quảng cáo” tại sao nhà tuyển dụng nên làm việc với bạn, Kohut nói.

“Thư xin việc của bạn nên giải thích điều bạn có thể làm cho “khách hàng” của mình”, không phải những gì bạn đang bán,” cô nói, “Chìa khóa ở đây chính là hãy đưa cho người đọc lướt nhanh qua nền tảng, bối cảnh của bạn, điều sẽ khuyến khích họ muốn biết nhiều hơn bằng cách đọc sơ yếu lý lịch của bạn.”

✨ ĐỘ DÀI VÀ BỐ CỤC

Huấn luyện viên công việc và tác giả Susan Kennedy, của Career Treking, cung cấp một dàn ý dành cho một bức thư xin việc tốt mà ngắn gọn:

  • Đoạn đầu tiên:

Giới thiệu bản thân và lý do tại sao bạn viết lá thư này: bạn đang chân thành trình bày bản thân để có cơ hội trúng tuyển việc làm, và những nền tảng có sẵn của bạn khiến bạn trở thành ứng tuyển viên sáng giá. Liệt kê những tài liệu liên quan đến giấy giới thiệu nếu có thể.

  • Đoạn thứ hai:

Liệt kê những giá trị bạn sẽ mang lại cho công ty. Trình bày cách bạn sẽ đóng góp cho công ty từ ngày đầu tiên. Điều này nên phụ thuộc vào những nghiên cứu liên quan đến công ty và công việc. Chia sẻ những kiến thức về định hướng, mục đích, thành tựu và cơ hội của công ty.

  • Đoạn thứ ba:

Lời kêu gọi hành động. Đề xuất phỏng vấn và nói chính xác khi nào bạn có thể sắp xếp thời gian.

Nếu bạn đang phản hồi một bài đăng tuyển dụng, Kennedy đề xuất cách tiếp cập theo cột. Sau đây là một bản mẫu trình bày, với những danh sách liệt kê gạch đầu dòng những yêu cầu và phần mô tả làm thế nào để nền tảng của bạn phù hợp với chúng.

Yêu cầu công việc: 1-2 năm kinh nghiệm kế toán chung.

Kinh nghiệm của bạn: Theo dõi chi phí và tất cả các báo cáo tài chính cho một tiểu ban của chính phủ.

Yêu cầu công việc: Chú trọng chi tiết

Kinh nghiệm của bạn: Chỉnh sửa các bản thảo để đảm bảo tiếng Anh Mỹ so với tiếng Anh Anh.

Kennedy lưu ý rằng thư xin việc “cũng có thể được sử dụng để kết nối nền tảng và công việc của bạn.” Cô đã đưa ra một đoạn trích từ thư xin việc của một khách hàng có bằng khoa học chính trị, người muốn có được một công việc trong kinh doanh trò chơi điện tử.

“Như bạn có thể thấy, sơ yếu lý lịch của tôi được đính kèm. Nhưng những điều bạn không thể thấy trên bản sơ yếu lý lịch của tôi là tất cả đam mê của tôi dành cho trò chơi điện tử: đó là cách tôi nhìn thế giới. Kỹ năng phân tích và chú trọng chi tiết của tôi sẽ có thể giúp tôi giải quyết các vấn đề của khách hàng và đảm bảo sản phẩm chất lượng cao.”

Bố cục thư xin việc cực kỳ quan trọng, nên đừng bỏ qua những yếu tố quan trọng sau.

✨ ĐÁNH MÁY VÀ NGỮ PHÁP HOÀN HẢO LÀ ĐIỀU BẮT BUỘC

Một bức thư xin việc là “một bản đánh giá kỹ năng viết trá hình”, Kohut nói, “Khi các nhà tuyển dụng đối mặt với số lượng lớn sơ yếu lý lịch ứng tuyển vị trí mới, bạn sẽ không bao giờ muốn bị bỏ lại nếu họ chú ý thấy chỉ một lỗi sai đánh máy hay sai cấu trúc ngữ pháp trong bản sơ yếu lý lịch hoặc thư xin việc của bạn.”

Đảm bảo rằng thậm chí một email sẽ được soát lại cẩn thận.

✨ CHIẾN THUẬT TÌM HIỂU SỞ THÍCH CỦA  CHUYÊN GIA TUYỂN DỤNG

Đôi lúc một cử chỉ có thể tạo ấn tượng với một chuyên gia tuyển dụng. Kohut đã từng bị lừa dối bởi một ứng cử viên đã đọc hồ sơ Linkedln của cô và thấy rằng cô đã giành chiến thắng trong một giải đấu bóng bàn. “Anh ấy đã gửi cho tôi một mái mái chèo bóng bàn trong thư và viết một lá thư xin việc với ngôn ngữ theo chủ đề bóng bàn trong đó,” cô nói, bao gồm những câu như thế này:

  • “Tôi muốn tham gia trò chơi.”
  • “Tôi mang năng lượng, trí thông minh và động lực đến bàn.”
  • “Bây giờ tôi cảm thấy bắt buộc phải mang được kết quả kinh doanh tích cực về nhà.”

Đối với Allen, những lá thư xin việc hiệu quả nhất là những lá thư làm một trong hai điều sau đây trong một hoặc hai câu: Họ đưa ra một tuyên bố hấp dẫn yêu cầu một câu trả lời, hoặc họ hỏi một câu hỏi phải được trả lời.

Một cách tiếp cận tốt là yêu cầu làm rõ một điểm cần làm rõ, để chứng minh rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về họ, như trong “Quảng cáo của bạn nói X trong khi trang web của bạn nói Y… Bạn có thể giúp tôi hiểu Z được không?” anh nói, “Tôi tin rằng mục tiêu của người tìm việc là bắt đầu một cuộc trò chuyện thay vì chỉ ném một bản lý lịch vào một đống hồ sơ lý lịch khác.”

✨ CHIẾN THUẬT TÌM HIỂU SỞ GHÉT CỦA CHUYÊN GIA TUYỂN DỤNG

Allen nói rằng thư xin việc hoặc email xin việc không nên chỉ “được viết tốt với cấu trúc, đánh máy, dấu câu,” nhưng bạn cũng nên bỏ những chữ viết tắt hoặc biểu tượng cảm xúc.

Các cụm từ như “tui kh bít”, “haha”, “!!!”, “WTF” và sử dụng tất cả các chữ cái viết hoa không có chỗ trong thư từ chuyên nghiệp, anh nói.

“Tôi không ngăn cản những người đang nhắn tin, nếu họ đang sử dụng những ký tự này để nhắn tin. Nhưng tôi vẫn đề cao sự chuyên nghiệp, tính biểu cảm thể hiện trong từng con chữ đầy đủ.”

Chữ viết tắt cũng không hề phù hợp. Chúng không biểu cảm, Allen nói, và việc sử dụng chúng có nguy cơ gây nhầm lẫn cho người đọc của bạn, những người có thể không biết các phiên bản chữ viết tắt của họ là gì.

Trong suốt sự nghiệp của bạn, bạn sẽ viết rất nhiều lá thư: từ một email mở đầu đến một lá thư từ chức đến một lá thư giới thiệu, và chúng ta không thể không nhắc tới thư xin việc.

Tìm hiểu thêm về thư xin việc tại đây và áp dụng các ví dụ thư xin việc này để giúp bạn bắt đầu tạo ra lá thư xin việc của mình một cách tốt nhất.

_________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: theladders
  • Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10559

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ