Kỹ Năng

Danh Sách Chiến Lược Định Dạng Thư Xin Việc

article-image

Bạn có biết tầm quan trọng của chiến lược thư xin việc? Chúng được thiết kế để bổ sung cho quan điểm trong sơ yếu lý lịch của những người đang tìm kiếm công việc với trọng tâm tập trung vào nhu cầu của nhà tuyển dụng. Công việc của thư xin việc là chứng minh bạn là những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Danh sách sau đây tập trung vào những thành phần chiến lược của nội dung thư xin việc. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một bức thư xin việc hoặc đã soạn thảo một bức thư để sẵn sàng gửi đi, hãy nhìn qua danh sách này để đảm bảo tối ưu hóa chiến lược của mình.

  • Bạn có biết phân loại thư xin việc để gửi – phản hồi lời mời/ bài đăng tuyển dụng, thư không mời/thăm dò, thư giới thiệu/kết nối mạng hoặc thư tuyển dụng?
  • Bạn có kế hoạch gửi cho nhà tuyển dụng bất kỳ thư xin việc nào qua email, như một phần của tiến trình tìm kiếm việc làm điện tử không? (Bạn sẽ muốn quyết định cách tốt nhất để gửi nó bằng điện tử – dưới dạng tệp đính kèm hoặc trong phần nội dung của email).
  • Bạn có kiến thức cơ bản về việc làm thế nào để viết một bức thư xin việc hay không?
  • Liệu đoạn mở đầu bức thư của bạn có thu hút sự chú ý và tránh nhàm chán, sáo rỗng hay không?
  • Liệu bức thư của bạn có tập trung hiệu quả hay không? Bạn đã tránh được những chi tiết không cần thiết và những lời lan man tự truyện?
  • Bạn đã tránh những cụm từ như “Tôi cảm thấy”“Tôi tin” – những cụm từ có xu hướng làm giảm đi tính thuyết phục của những lời bạn khẳng định về bản thân mình, hay chưa? (Thay vào đó, hãy sử dụng: “Tôi tự tin..” “Tôi bị thuyết phục..”)
  • Liệu bức thư của bạn có chứa đựng sự tự tin mà không khoe khoang, kiêu ngạo? Có thú vị không? Nó có thể hiện hình ảnh của người ứng tuyển viên mà người quản lý tuyển dụng muốn tìm hiểu rõ hơn, hay lại là một người nhàm chán tẻ nhạt hoặc huênh hoang kiêu ngạo? Liệu bạn đã từng đọc thư xin việc của mình dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng?
  • Liệu bức thư của bạn có nêu tên đích danh của nhà tuyển dụng?
  • Liệu bạn đã hoàn toàn loại bỏ những thứ tiêu cực hay chưa?
  • Bức thư của bạn có cụ thể không? Liệu bạn đã nhấn mạnh vị trí công việc hoặc thể loại công việc bạn muốn hướng tới?
  • Nếu bức thư của bạn là thư phản hồi bài đăng tuyển dụng, liệu bức thư có đáp ứng được những yêu cầu của vị trí này?
  • Liệu bạn đã trình bày những giải pháp giải quyết vấn đề để đảm bảo các nhà tuyển dụng hiểu được các kinh nghiệm, kỹ năng và thành tựu của bạn phù hợp với nhu cầu của họ và mang lại giá trị cho quý công ty.
  • Liệu bạn đã thể hiện những điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm?
  • Liệu bạn đã kể cho nhà tuyển dụng những gì bạn có thể làm cho công ty hơn là những gì công ty có thể làm cho bạn? Một bức thư chỉ tập trung vào bản thân bạn là một trong những lỗi sai đáng kể nhất.
  • Liệu bạn đã sử dụng một cách thận trọng những lời khẳng định “sẵn sàng học hỏi” để nhà tuyển dụng không nhớ đến thời gian và chi phí đào tạo?
  • Bạn có tránh cầu xin sự ưu ái hoặc những lời nghe có vẻ tuyệt vọng và “sẵn sàng làm bất cứ điều gì?” Nếu là một sinh viên đại học hoặc sinh viên mới tốt nghiệp, liệu bạn đã tận dụng tối đa kinh nghiệm đại học của mình chưa? Liệu bạn đã tránh phụ thuộc quá nhiều vào khung tham chiếu học thuật và thay vào đó giải thích kinh nghiệm học tập và hoạt động ngoại khóa của bạn liên quan đến công việc bạn đang nhắm mục tiêu như thế nào?
  • Bạn đã tránh viết lại/ lặp lại sơ yếu lý lịch của mình trong thư xin việc hay chưa?
  • Bạn đã tránh kể lể những sở thích hay hứng thú của mình trừ khi chúng liên quan đến vị trí công việc hay chưa?
  • Bạn đã bổ sung thêm những bằng chứng tin cậy vào các đánh giá năng lực mà bạn đưa ra về bản thân mình bằng cách gán chúng cho một (các) nhà tuyển dụng cũ hoặc giáo sư hay chưa? Chẳng hạn như, “Các nhà tuyển dụng cũ của tôi có thể chứng thực rằng tôi là một người làm việc chăm chỉ và tận tụy trong công việc.”
  • Bạn đã củng cố những lời khẳng định bạn đưa ra về chính bản thân mình bằng cách trình bày những ví dụ minh họa hay chưa?
  • Bạn đã chứng minh kiến thức của mình về công ty bạn đang ứng tuyển hay chưa? Loại kiến thức liên quan đến công ty thường được trích dẫn như một yếu tố gây ngạc nhiên dành cho các nhà tuyển dụng.
  • Bạn đã đảm bảo rằng bức thư xin việc của bạn không quá sơ sài và không dựa vào sơ yếu lý lịch của bạn quá nhiều hay chưa? Liệu bạn đã giải thích chi tiết về trình độ, kỹ năng chuyển nhượng và sự phù hợp của bạn với vị trí này hay chưa?
  • Bạn đã trình bày đề xuất bán hàng độc đáo của bạn (USP)? Điều gì thực sự khiến bạn khác biệt với các ứng cử viên khác? USP thường là câu trả lời cho câu hỏi, “Tại sao tôi nên tuyển dụng người này hơn tất cả các ứng cử viên khác?”
  • Bạn đã định lượng và đưa ra các ví dụ về những thành tựu thể hiện kỹ năng của bạn bất cứ khi nào có thể? Chẳng hạn như, bạn đã nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đã giám sát bao nhiêu nhà tuyển dụng, bạn đã xử lý bao nhiêu khách hàng, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho công ty và quan trọng nhất là bạn dã tăng doanh thu hoặc lợi nhuận bao nhiêu phần trăm?
  • Bạn đã đề cập đến một “lời kêu gọi hành động” (yêu cầu phỏng vấn) trong đoạn cuối cùng và nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ gọi sắp xếp lịch hẹn? Bạn có tránh để nhà tuyển dụng phải chủ động với dòng khẳng định như, “Nếu bạn quan tâm đến trình độ của tôi, xin vui lòng gọi cho tôi?”

_________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: theladders
  • Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10565

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ