Bắt đầu một công việc mới luôn là một sự cố gắng đầy thú vị và đầy thử thách. Tuy nhiên, trước khi đến giai đoạn thú vị, bạn phải giải quyết thủ tục từ chức một cách thật chuyên nghiệp. Duy trì phéplịch sự và tính tích cực là những yếu tố quan trọng trong quá trình từ chức đạt được thành công.
💥Danh sách việc cần làm cơ bản để từ chức công việc của bạn trong điều kiện tốt
Từ chức công việc của bạn nên là một trải nghiệm tích cực cho bạn lẫn người chủ của bạn để kết thúc một hành trình một cách vui vẻ. Dưới đây là danh sách những điều bạn cần lưu ý trước khi rời khỏi công việc của mình:
1. Thông báo cho chủ
Điều đầu tiên cần làm là thông báo cho chủ của bạn về việc bạn từ chức. Tốt nhất, hãy nói chuyện riêng với chủ của bạn và thông báo cho họ về quyết định của bạn. Nếu bạn rời đi trong điều kiện tốt, tốt nhất nên giải thích lý do bạn từ chức, cho dù đó là trong trường hợp chuyển chỗ ở, một công việc mơ ước, một cơ hội học tập hay là một lý do chính đáng khác. Thông báo cho chủ của bạn về ngày làm việc cuối cùng của bạn và cảm ơn họ vì tất cả mọi thứ.
Nếu bạn rời đi trong điều kiện không tốt, bạn vẫn nên cố gắng thông báo trực tiếp cho chủ của mình. Hãy nhớ giữ phép lịch sự, nhưng trong trường hợp này, không có lý do gì để giải thích cho quyết định rời đi của bạn. Hãy cho chủ của bạn biết ngày cuối cùng bạn làm việc và cảm ơn họ về cơ hội làm việc.
2. Viết đơn xin từ chức
Ngay cả khi bạn đã thông báo trực tiếp cho người chủ của mình, bạn vẫn phải có quyết định chính thức bằng cách viết một lá đơn xin từ chức ngắn gọn và chuyên nghiệp. Nếu bạn để lại một ghi chú tỏ ra thái độ thì đó vẫn không phải là cái cớ để tường trình lại trải nghiệm ở công ty tồi tệ như thế nào. Hãy nhớ giữ phép lịch sự trong suốt quá trình này và tránh viết bất cứ điều gì kinh khủng..
Thư phải ngắn gọn, không dài hơn một trang đánh máy. Sử dụng một phông chữ chuyên nghiệp và đọc lại lá thư của bạn trước khi gửi đi. Khi viết đơn từ chức, hãy nhớ:
- Bao gồm tiêu đề với thông tin chi tiết của bạn và của chủ của bạn, bao gồm tên, chức danh, tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và email.
- Thêm một lời chào chẳng hạn như Dear Mr./Dr.
- Bắt đầu với sự thật là bạn sẽ từ chức và ghi rõ ngày bạn từ chức. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra hợp đồng lao động của mình để biết bạn cần gửi bao nhiêu thông báo tới chủ của mình.
- Nếu bạn sắp kết thúc công việc một cách tốt đẹp, hãy giải thích lý do bạn rời đi.
- Đề nghị được trợ giúp trong giai đoạn chuyển việc và chia sẻ email cá nhân để họ có thể liên hệ với bạn trừ khi điều này là không thể.
- Cảm ơn người chủ của bạn và nếu đó là một trải nghiệm tích cực, hãy giải thích cách họ đã giúp bạn phát triển một cách thật chuyên nghiệp.
- Nếu bạn muốn, bạn có thể yêu cầu một thư giới thiệu ở giai đoạn này.
3. Dọn dẹp trước khi bạn rời đi
Việc dọn dẹp trước khi rời đi để giao lại cho người thay thế vị trí của bạn xóa bỏ những điều sai trái trong quá khứ là điều cần thiết. Sắp xếp ngăn kéo bàn của bạn và loại bỏ những thứ không nên có ở đó. Nếu có những tài liệu quan trọng, hãy chắc chắn rằng bạn để chúng đúng chỗ.
Hãy nhớ làm sạch máy tính của bạn, nếu bạn phải trả lại nó. Loại bỏ các tài liệu không cần thiết, xóa email cá nhân và dọn sạch thùng rác tệp tin đã xóa. Nếu có những tài liệu cần thiết mà người thay thế của bạn sẽ cảm thấy hữu ích, tốt nhất là bạn nên sắp xếp chúng thật gọn, với tên tệp chính xác để giúp tìm kiếm mọi thứ dễ dàng hơn.
4. Nhận thông báo
Một khi chủ của bạn biết bạn sẽ rời đi, đã đến lúc được nhận thông báo về quyền lợi và tiền lương của nhân viên, bảo hiểm y tế, lương nghỉ phép và ốm đau và kế hoạch lương hưu 401 (k) của bạn. Nơi tốt nhất để biết những loại thông tin này là bộ phận nhân sự. Bạn có thể sắp xếp một cuộc họp với giám đốc nhân sự để thảo luận về quyền lợi của mình, nhưng lý tưởng nhất vẫn là bộ phận nhân sự nên gửi cho bạn một lá thư bằng văn bản với các khoản chi tiết để bạn có hồ sơ về những gì bạn đã thảo luận.
5. Luôn lạc quan
Hãy nhớ rằng dù bạn đang xin từ chức công việc này để chuyển sang công việc khác và lời nói có thể nhanh chóng đến với người chủ mới của bạn. Bạn phải luôn giữ tinh thần lạc quan trong những ngày cuối cùng ở công việc cũ, ngay cả khi đó là một trải nghiệm tiêu cực.
Các đồng nghiệp của bạn có thể không từ chức mặc dù cũng đã trải qua một trải nghiệm tiêu cực giống như vậy và việc một người rời đi trở nên tiêu cực là điều không cần thiết. Nếu bạn muốn chia sẻ tin tức của mình, hãy tập trung vào việc chia sẻ thông tin về công việc mới và lý do tại sao đây là bước đi phù hợp với bạn một cách chuyên nghiệp.
6. Giữ cho sự phấn khích trong tầm kiểm soát
Mặc dù việc muốn chia sẻ thông tin về công việc mới là điều bình thường, nhưng hãy nhớ luôn kiểm soát sự phấn khích trong bạn. Bạn không muốn bị coi là khoe khoang. Nếu bạn yêu quý đồng nghiệp của mình, thì việc khoe khoang sẽ khiến họ cảm thấy như những năm vừa rồi họ không được tích cực như họ nghĩ. Ngay cả khi đồng nghiệp của bạn ít ủng hộ hơn, thì cũng không có lợi gì để khoe khoang. Cách tốt nhất để vượt qua trải nghiệm tiêu cực là tỏ ra thanh nhã và không nên tiết lộ quá nhiều thông tin.
7. Đề nghị sự hỗ trợ trong quá trình chuyển việc
Trừ khi đó là một trải nghiệm thực sự tiêu cực hoặc bạn không thể đưa ra yêu cầu được, tốt nhất là bạn nên đề nghị trợ giúp trong quá trình chuyển đổi. Bạn sẽ làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho người chủ, người thay thế vị trí của bạn và bạn sẽ tránh được việc đồng nghiệp phải chịu gánh nặng về khối lượng công việc của bạn.
Chia sẻ email của bạn với chủ hoặc đồng nghiệp mà bạn tin tưởng và cho họ biết bạn sẽ sẵn sàng trả lời các câu hỏi của họ. Nếu bạn hài lòng với công việc cũ của mình, bạn thậm chí có thể đề nghị đào tạo người thay thế vị trí của bạn hoặc tới công ty cũ trong một hoặc hai ngày để giải thích cho người thay thế vị trí của bạn về chi tiết của các dự án bạn đang thực hiện.
8. Yêu cầu một lá thư giới thiệu
Bạn có thể rời bỏ công việc cũ để chuyển sang một vị trí mới, nhưng không có nghĩa là bạn không cần thư giới thiệu sau này vào một thời điểm nào đó. Nếu kinh nghiệm làm việc của bạn là tích cực, hãy hỏi sếp của bạn xem họ có thể viết một lá thư giới thiệu để bạn có thể lưu giữ nó như một hồ sơ hay không. Mặt khác, bạn có thể không muốn xin thư giới thiệu nếu kinh nghiệm của bạn không thuận lợi.
9. Nói lời chia tay đúng cách
Thể hiện sự cảm kích cao đối với những người bạn đã làm việc cùng là điều quan trọng để kết thúc công việc của bạn một cách tích cực. Hãy nhớ nói lời chào tạm biệt với người chủ của bạn và làm điều tương tự với đồng nghiệp của bạn. Bạn thậm chí có thể muốn viết một tin nhắn chia tay qua email với thông tin liên hệ của bạn nếu bạn muốn giữ liên lạc với mọi người. Những cách khác bạn có thể thể hiện sự cảm kích cao của mình là mang những món ăn ngon vào ngày làm việc cuối cùng của bạn, chẳng hạn như một chiếc bánh ngọt hoặc bánh nướng nhỏ cho mọi người.
💥Mẫu đơn từ chức
Dưới đây là một số mẫu thư từ chức mà bạn có thể sử dụng khi xây dựng lá thư của riêng mình:
Ví dụ thứ nhất: Đơn xin nghỉ việc (trải nghiệm tích cực)
Anna Smith
27, Đường Bark
New York, NY 02456
0-000-0000
Anna.smith@email.com
Ngày 22 tháng 12 năm 2020
Fred White
Giám đốc điều hành
Sonoma, Inc.
89, Reed Road
New York, NY
Fred thân mến,
Tôi viết thư để thông báo cho bạn về quyết định từ chức của tôi tại Sonoma, Inc. bắt đầu vào ngày 20 tháng 1. Tôi rất biết ơn về những cơ hội làm việc đáng kinh ngạc mà tôi đã trải qua trong bảy năm qua, nhưng, như đã thảo luận, tôi sẵn sàng để theo đuổi những thách thức mới trong một môi trường làm việc mới.
Tôi đã học được rất nhiều và phát triển vượt bậc về trình độ chuyên môn. Tôi đánh giá cao cơ hội mà tôi đã được trao và đội ngũ làm việc tuyệt vời mà tôi đã làm việc cùng trong suốt những năm qua. Vui lòng liên hệ với tôi nếu bạn có thắc mắc về các dự án công việc mà tôi đang thực hiện.
Cảm ơn bạn đã dành ra thời gian của bạn và hiểu quyết định đi tiếp của tôi.
Chúc bạn những điều tốt đẹp nhất.
Trân trọng,
Anna Smith
Ví dụ thứ hai: Đơn xin nghỉ việc (trải nghiệm tiêu cực)
Jamie Jonson
27, Đường Bark
New York, NY 02456
0-000-0000
Jamie.jonson@email.com
Ngày 22 tháng 12 năm 2020
Fred White
Giám đốc điều hành
Sonoma, Inc.
89, Reed Road
New York, NY
Ông White thân mến,
Như đã thảo luận trong cuộc họp của chúng ta, tôi viết thư để xin từ chức tại Sonoma, Inc., bắt đầu từ ngày 20 tháng 1. Cảm ơn bạn đã cho tôi cơ hội làm việc này.
Vui lòng liên hệ với tôi nếu bạn có thắc mắc về các dự án đang chờ xử lý của tôi trước khi rời đi.
Tôi chúc bạn tất cả những điều tốt đẹp nhất với những sự cố gắng trong tương lai.
Trân trọng,
Jamie Jonson
💥Nghỉ việc khi không thể báo trước
Đôi khi, bạn không thể thông báo trước khi chuyển sang công việc mới. Có thể chủ mới của bạn muốn bạn bắt đầu làm việc ngay lập tức hoặc bạn phải rời bỏ công việc cũ vì bạn đang gặp nguy hiểm. Khi rơi vào trường hợp này, hãy thông báo cho người chủ biết lý do nghỉ việc của bạn ngay lập tức và sau đó ghi lại những lý do này vào đơn từ chức của bạn.
Trong trường hợp này, điều cần thiết là viết email cho bộ phận nhân sự hoặc cho người chủ của bạn để hỏi chi tiết về quyền lợi của nhân viên và các thông tin cần thiết khác. Nếu người chủ mới của bạn yêu cầu bắt đầu làm việc ngay lập tức là lý do khiến bạn rời đi đột ngột, bạn có thể viết một lá thư cho chủ cũ của mình, cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch của người chủ mới để chi trả cho thông báo làm việc của bạn.
__________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Nguyễn Phương Thảo
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Nguyễn Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9467
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 24