Kỹ Năng

Quản Trị Mạng Là Gì Và Cần Những Kỹ Năng Nào?

💥Một quản trị mạng làm gì?

Một quản trị mạng có trách nhiệm duy trì mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), Internet, trang web nội bộ và hệ thống phân đoạn mạng. Họ có trách nhiệm cài đặt phần cứng của phần mềm, đào tạo những người dùng, và duy trì sự ổn định và bảo mật tổng thể của mạng. Một số những công việc đặc trưng của họ bao gồm:

  • Làm việc chặt chẽ với các giám đốc bộ phận để xác định nhu cầu mạng trong tương lai và lập kế hoạch thay đổi mạng
  • Phát triển các phương pháp và các công cụ được sử dụng để kiểm tra và triển khai thiết bị LAN / WAN mới
  • Sáng tạo ra các dự án được thiết kế để thêm chức năng theo yêu cầu của công ty hoặc giải quyết các vấn đề lỗi mạng
  • Tham gia vào các hoạt động khắc phục sự cố mạng một cách thường xuyên và giải quyết các sự cố kết nối mạng
  • Phân tích cấu trúc của mạng và gửi báo cáo toàn diện hàng quý cho nhóm điều hành để tăng hiệu quả
💥Các yêu cầu của một quản trị mạng

Có rất nhiều các tiêu chuẩn chuyên môn được yêu cầu để được nhận một vị trí như là một quản trị mạng. Chúng bao gồm:

Học vấn

Trong khi một số các nhà tuyển dụng có thể cân nhắc các ứng viên với tấm bằng cao đẳng liên kết, một vị trí quản lý mạng thường yêu cầu có ít nhất một bằng cử nhân trong một ngành học liên quan đến máy tính. Những tấm bằng trong lĩnh vực khoa học thông tin, quản trị mạng, hoặc các lĩnh vực liên quan đến máy tính khác đều có thể cung cấp các kiến thức ngành giúp sinh viên chuẩn bị cho vị trí quản trị mạng. Một tấm bằng bốn năm đại học với chuyên môn về mạng, đặc biệt, có thể cung cấp khóa đào tạo cần thiết trong lĩnh vực an toàn thông tin, các ứng dụng mạng, định tuyến và chuyển mạch và lập trình web.

Các khóa đào tạo

Phần lớn các khóa đào tạo được yêu cầu ở vị trí này có thể được nhận thông qua giáo dục chính quy cũng như đào tạo tại chỗ, ở vị trí cấp thấp hơn. Để có những kinh nghiệm thực tế, trong khi theo đuổi bằng cử nhân của bạn, tìm kiếm các cơ hội thực tập ở một bộ phận công nghệ thông tin. Bên cạnh việc mang lại cho họ trải nghiệm thực tế, sinh viên cũng sẽ xây dựng kết nối với các chuyên gia công nghệ thông tin, những người có thể giúp họ tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong cao đẳng.

Những chứng chỉ

Những người chủ thường muốn các quản trị mạng của họ được chứng nhận về các kết quả mà họ sử dụng. Ngoài ra còn có nhiều chứng chỉ không phải của nhà cung cấp khác có thể xác minh kỹ năng của ứng viên và xác thực kiến ​​thức của họ về các hoạt động tốt nhất. Một số những chứng chỉ tốt nhất dành cho các quản trị mạng bao gồm:

  • Chứng chỉ CompTIA A+

Đây được coi là chứng chỉ nền tảng dành cho các chuyên gia công nghệ thông tin, xác minh rằng họ có các kỹ năng cần thiết trên nhiều loại thiết bị khác nhau và các hệ điều hành.

  • Chứng chỉ CompTIA Network+

Chứng chỉ ở mức độ trung bình này kiểm tra khả năng của quản trị viên mạng trong việc duy trì và cấu hình các máy khách TCP / IP với thiết kế mạng, thiết lập phần cứng, đánh cáp, cấu hình, cài đặt và khắc phục sự cố

  • Chứng chỉ CompTIA Security+

Chứng chỉ này phê chuẩn những kỹ năng cốt lõi của một chuyên gia công nghệ thông tin trong lĩnh vực an ninh công nghệ thông tin.

  • Cộng tác viên Giải pháp được Chứng nhận bởi Microsoft (MCSA)

Chúng bao gồm nhiều chứng chỉ khác nhau được thiết kế cho các chuyên gia trình độ đầu vào, những người muốn xác nhận trình độ của họ với các sản phẩm của Microsoft.

  • Chuyên viên Giải pháp được Chứng nhận bởi Microsoft (MCSE)

Một loạt chứng chỉ xác nhận nhiều kỹ năng khác nhau, những chứng chỉ này được thiết kế cho các chuyên gia công nghệ thông tin có kinh nghiệm. Chúng bao gồm những lĩnh vực chuyên biệt như những ứng dụng kinh doanh, các cấu trúc cốt lõi, quản lý cơ sở dữ liệu và phân tích và năng suất.

  • Chứng chỉ Cisco CCNA

Chứng nhận Cisco này chuẩn bị cho những ứng viên vào các vị trí ở trình độ cộng tác viên trong công nghệ thông tin, xác nhận khả năng cài đặt, cấu hình, quản lý và khắc phục sự cố của các mạng chuyển mạch và định tuyến quy mô vừa.

  • Chứng chỉ Cisco CCNP

Đây là một chứng chỉ nâng cao cho các kỹ sư muốn xác nhận các kỹ năng của họ trong việc xử lý sự cố các giải pháp mạng phức tạp.

Các kĩ năng

Có rất nhiều các kỹ năng giúp một quản trị mạng gây ấn tượng sâu sắc trong vai trò của họ. Chúng bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng này kể đến giao tiếp văn bản và lời nói, cũng như kỹ năng nghe. Các quản trị mạng phải có khả năng lắng nghe chủ động để cho các khách hàng cuối hiểu được những vấn đề mà họ gặp phải và nhận diện các cách xử lý. Các quản trị mạng phải có khả năng miêu tả các vấn đề và giải pháp cho các người dùng không có hiểu biết về kỹ thuật bên ngoài bộ phận công nghệ thông tin.

  • Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích nói đến khả năng tổng hợp và phân tích thông tin và nhận biết các giải pháp để giải quyết các vấn đề. Các quản trị mạng cần phải đánh giá mạng của một công ty và hệ thống máy tính để đảm bảo chúng vận hành một cách chính xác. Họ cũng cần phải đánh giá phần cứng và phần mềm mới và xác định xem liệu nó có thể cải thiện sự vận hành và hiệu suất mạng hay không.

  • Kỹ năng đa nhiệm

Kỹ năng này nhắc đến khả năng chuyển sự chú ý từ một nhiệm vụ mà không bị mất đà. Các quản trị mạng thường được yêu cầu làm việc ở nhiều công việc cùng một lúc, đồng thời tham gia vào các hoạt động khắc phục sự cố thường xuyên.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các kỹ năng này bao gồm phân tích, tìm kiếm, tính sáng tạo và ra quyết định. Các quản trị mạng phải có khả năng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng với mạng máy tính.

  • Kỹ năng kỹ thuật

Kỹ năng này nói đến hiểu biết và các kỹ năng về máy tính mà một quản trị mạng cần để thể hiện trong công việc của họ, kiến ​​thức chuyên sâu về hệ thống máy tính, phần mềm, định tuyến và chuyển mạch.

💥Môi trường làm việc của quản trị mạng

Các quản trị mạng thường làm việc trong môi trường văn phòng với những đặc điểm sau đây:

  • Dành hàng giờ ngồi ở bàn làm việc
  • Sử dụng các máy tính, các máy fax và những dụng cụ văn phòng khác
  • Có thể được yêu cầu làm việc thêm giờ hoặc vào các cuối tuần để tránh và giảm thiểu sự gián đoạn của mạng
  • Có thể cần chọn những công cụ máy tính nặng cho mục đích cài đặt

Trong khi rất nhiều quản trị mạng được tuyển dụng bởi các công ty công nghệ, thì những người khác duy trì mạng cho các công ty tài chính, bệnh viện, trường đại học hoặc văn phòng chính phủ.

💥Làm thế nào để trở thành một quản trị mạng?

Đây là những bước điển hình bạn nên làm để theo đuổi sự nghiệp như một quản trị mạng:

1. Theo đuổi con đường học vấn

Mặc dù một số người chủ sẽ nhận những ứng viên có một bằng cao đẳng liên kết, nhưng hầu hết họ thường ưu tiên các ứng viên có một bằng cử nhân về lĩnh vực liên quan đến máy tính. Tìm kiếm các vị trí quản trị viên mạng đang trống trong khu vực của bạn và xác định trình độ học vấn cần thiết cho các vai trò đó. Đạt được trình độ học vấn đó.

2. Thu nhận những kinh nghiệm

Phần lớn những người chủ muốn có ít nhất hai năm kinh nghiệm về khắc phục sự cố mạng. Nếu như bạn vẫn đang theo đuổi việc học ở một trường cao đẳng, tìm kiếm những cơ hội thực tập để thu về những kinh nghiệm thực tế đồng hành cùng với việc học chính quy của bạn. Nếu như bạn vừa mới tốt nghiệp, tìm kiếm những cơ hội vị trí đầu vào ở một bộ phận công nghệ thông tin.

3. Giành được chứng nhận

Những người chủ thường muốn các ứng viên có kết hợp các chứng chỉ của nhà cung cấp và không phải của nhà cung cấp để có kiến ​​thức chuyên sâu về phần mềm mà tổ chức sử dụng và xác nhận cho bộ kỹ năng của chuyên gia công nghệ thông tin. Cân nhắc thu nhận những chứng chỉ để thể hiện với những người chủ tiềm năng mà bạn thấy khao khát phát triển, học hỏi và thăng tiến nhanh chóng trong vai trò của bạn.

4. Cập nhật đơn xin việc của bạn

Khi bạn đã đạt được trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và những chứng chỉ được yêu cầu, cập nhật đơn xin việc của bạn. Bao gồm trình độ học vấn cao nhất của bạn, những chứng chỉ bạn nhận được và lịch sử những công việc liên quan.

5. Ứng tuyển vào các công việc

Thực hiện tìm kiếm các vị trí quản trị mạng còn trống trong khu vực địa lý của bạn. Nhận biết các vai trò bạn đạt được yêu cầu cao nhất dựa trên mức độ kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn. Ứng tuyển sử dụng đơn xin việc đã được cập nhận và một bức thư xin việc mà bạn đã điều chỉnh cho vị trí riêng biệt.

💥Ví dụ miêu tả công việc của quản trị mạng

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Harper đang tìm kiếm một quản trị mạng để tham gia bộ phận công nghệ thông tin của họ. Người này sẽ phải chịu trách nhiệm cung cấp, cài đặt, vận hành và bảo trì mạng của chúng tôi một cách hiệu quả, các hệ thống máy tính, phần cứng và phần mềm. Họ sẽ thường xuyên tìm kiếm để xác định các cách để liên tục cải thiện các hạ tầng . Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm việc trợ giúp các chuyên gia công nghệ thông tin khác của chúng tôi khắc phục sự cố kỹ thuật liên quan đến máy chủ, kết nối mạng, phần cứng, phần mềm, hiệu suất và sự tiềm tàng dữ liệu. Làm thêm sau giờ làm có thể cần thiết để giảm thiểu những sự gián đoạn công việc.

Các ứng viên được đòi hỏi có một Bằng Cử nhân về Công nghệ Thông tin hoặc một lĩnh vực khác có liên quan. Một tấm bằng thạc sĩ được ưu tiên. Các ứng viên cũng phải có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm hỗ trợ hạ tầng mạng và bảo mật. Ứng viên lý tưởng sẽ có các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản xuất sắc, có động lực cao và có ý thức làm chủ và tuân thủ chặt chẽ.

________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thùy Linh
  • Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thùy Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11129

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ