🌿 Kỹ sư hệ thống làm gì?
Các kỹ sư hệ thống giám sát tất cả các khía cạnh của một dự án hoặc hệ thống trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như phần mềm, giao thông vận tải, phát triển sản phẩm và sản xuất. Công việc của họ là phát triển một hệ thống tạo ra một sản phẩm từ đầu đến cuối. Các kỹ sư hệ thống làm việc trong nhiều ngành, và nhiệm vụ của họ cũng khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về những gì một kỹ sư hệ thống có thể làm:
- Nghiên cứu và giám sát các hệ thống hiện có để đảm bảo tính toàn vẹn của cấu trúc và đánh giá các nâng cấp cần thiết
- Nghiên cứu phần mềm, phần cứng và thiết bị có sẵn cần thiết để tối ưu hóa kết quả đầu ra
- Cài đặt phần mềm, hệ điều hành và thiết bị mới
- Thiết kế và triển khai hệ thống an ninh
- Đảm bảo thực hiện các quy trình an toàn
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và sao lưu cho những người khác tham gia vào quá trình
- Giám sát tất cả phần mềm, phần cứng, thiết bị và hệ thống liên tục và thiết lập các giao thức để phản hồi
- Làm việc với các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tiếp thị và quản lý, để khắc phục sự cố và tìm ra giải pháp tối ưu
🌿 Mức lương trung bình
Mặc dù cũng có một số kỹ sư hệ thống có thể làm việc bán thời gian hoặc theo hợp đồng, nhưng hầu hết họ thường là nhân viên toàn thời gian,. Mức lương của họ phụ thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm và quy mô của công ty mà họ làm việc. Để có thông tin tiền lương cập nhật nhất từ Indeed, hãy nhấp vào liên kết tiền lương.
- Mức lương phổ biến ở Mỹ: 99.871 đô la mỗi năm
- Một số người có mức lương dao động từ 31,000 đô la đến 215,000 đô la mỗi năm.
🌿 Yêu cầu kỹ sư hệ thống
Trở thành kỹ sư hệ thống có một số yêu cầu, bao gồm:
1. Giáo dục
Yêu cầu tối thiểu đối với các kỹ sư hệ thống chưa có nhiều kinh nghiệm là phải có bằng cử nhân.
Để tăng tính cạnh tranh hơn cho các vị trí lãnh đạo, sinh viên có thể lấy bằng thạc sĩ. Nhiều trường đại học cấp bằng Thạc sĩ Khoa học về kỹ thuật hệ thống. Tiến sĩ Triết học về kỹ thuật hệ thống rất hữu ích cho những ai quan tâm đến công việc nghiên cứu hoặc giảng dạy.
2. Đào tạo
Nhiệm vụ công việc của kỹ sư hệ thống khác nhau tùy thuộc vào ngành của họ, vì vậy, phần lớn khóa đào tạo của họ sẽ diễn ra khi họ bắt đầu công việc. Chủ của họ thường đưa ra các buổi đào tạo tại nơi làm việc về các hệ thống và yêu cầu cụ thể của công ty.
Một số kỹ sư hệ thống học được kinh nghiệm ở các vị trí cấp thấp trong lĩnh vực của họ. Họ có thể làm việc ở các vị trí điều phối viên hoặc hỗ trợ để tích lũy kinh nghiệm trước khi ứng tuyển vào các vị trí kỹ sư hệ thống. Ở các vai trò cấp thấp, họ tìm hiểu thêm về các hoạt động trong ngành.
Họ cũng có thể được đào tạo cơ bản về kỹ thuật và khoa học máy tính trong khi đi học bằng cách hoàn thành các dự án thực hành, tham gia các phòng thí nghiệm hoặc thực tập. Một số chương trình thạc sĩ yêu cầu sinh viên phải hoàn thành khóa thực tập. Thực tập có thể giúp sinh viên tìm hiểu về kỹ thuật hệ thống trong lĩnh vực mong muốn của họ. Họ cũng có thể giúp chính họ kết nối với các chuyên gia có thể giúp họ tìm được vị trí sau khi tốt nghiệp.
3. Chứng chỉ
Các kỹ sư hệ thống có thể đạt được một số chứng chỉ thể hiện chuyên môn về công việc của họ trong các khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về chứng chỉ dành cho kỹ sư hệ thống:
4. Chuyên gia kỹ thuật hệ thống liên kết
Được cấp bởi Hội đồng Quốc tế về Kỹ thuật Hệ thống, ASEP là cấp chứng chỉ đầu tiên dành cho những người mới tốt nghiệp và bắt đầu hành nghề kỹ thuật hệ thống. Yêu cầu để có được chứng chỉ này là bạn phải vượt qua một kỳ kiểm tra.
5. Chứng nhận chuyên gia kỹ thuật hệ thống
Cũng được cung cấp bởi INCOSE, đây là một trong những chứng chỉ được tìm kiếm nhiều nhất cho nghề nghiệp. Nó yêu cầu tối thiểu năm năm kinh nghiệm kỹ thuật hệ thống, ba giấy chứng nhận và điểm đạt trong kỳ thi.
6. Chuyên gia Kỹ thuật Hệ thống Chuyên nghiệp
Chứng nhận này dành cho những người có ít nhất 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật hệ thống và ba giấy chứng nhận. Thay vì kiểm tra, người nhận chứng chỉ này phải chịu sự bình phẩm của một hội đồng bình duyệt.
7. Chứng nhận chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin
Được cung cấp bởi Tổ chức Chứng nhận Bảo mật Hệ thống Thông tin Quốc tế, CISSP cho thấy khả năng của một cá nhân trong việc thiết kế và triển khai các chương trình an ninh mạng. Các ứng viên cần có năm năm kinh nghiệm về bảo mật hệ thống và phải vượt qua một kỳ kiểm tra.
🌿 Kỹ sư chuyên nghiệp (PE)
Đối với các kỹ sư có kế hoạch làm việc với công chúng, chứng chỉ PE là một giấy phép phổ biến bắt buộc. Mỗi tiểu bang có các yêu cầu khác nhau để đạt được chứng chỉ PE, mặc dù bằng cử nhân từ một trường được công nhận, nhưng tiêu chuẩn là có bốn năm kinh nghiệm dưới sự giám sát của một kỹ sư được cấp phép và đạt điểm trong kỳ thi Cơ bản về Kỹ thuật.
1. Kỹ năng
Các kỹ sư hệ thống cần một số kỹ năng mềm và cứng để giúp họ làm tốt công việc của mình. Dưới đây là một số ví dụ:
2. Kỹ năng công nghệ
Yêu cầu này sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngành mà kỹ sư hệ thống làm việc nhưng yêu cầu phải thành thạo phần mềm lập kế hoạch, phần mềm mô hình hóa và thiết bị chuyên dụng. Các kỹ sư hệ thống phải có thể học và sử dụng một số chương trình máy tính.
3. Tư duy phân tích
Công việc của một kỹ sư hệ thống yêu cầu phân tích chi tiết và tỉ mỉ về từng nhiệm vụ mà họ hoàn thành. Họ xem toàn bộ một hệ thống và các bộ phận của nó. Họ cũng xác định các chi tiết nhỏ và thực hiện các thay đổi. Đôi khi, họ thực hiện các thay đổi quy mô lớn cho toàn bộ hệ thống.
4. Quản lý thời gian
Các kỹ sư hệ thống ưu tiên các nhiệm vụ, thực hiện và tuân thủ các thời hạn cũng như tạo ra các mốc thời gian để hoàn thành công việc. Họ cũng điều chỉnh các thay đổi xảy ra trong thời gian thực và dự đoán các thay đổi và lập kế hoạch cho phù hợp. Tất cả điều này đòi hỏi khả năng không chỉ quản lý thời gian mà còn lập kế hoạch phù hợp.
5. Giao tiếp
Các kỹ sư hệ thống có thể làm việc với nhiều chuyên gia khác nhau. Trong một ngày làm việc, họ có thể tương tác với chuyên gia tiếp thị, kỹ sư phần mềm, giám đốc tài chính cấp cao, thành viên nhà máy sản xuất và tài xế. Họ nên phát triển các phương pháp giao tiếp một cách rõ ràng và cởi mở để đảm bảo rằng họ có thể giải thích thông tin kỹ thuật bằng các thuật ngữ đơn giản cho những người bên ngoài lĩnh vực kỹ thuật.
Làm việc nhóm
Các kỹ sư hệ thống cộng tác theo nhóm với các nhà thiết kế, chuyên gia bảo mật, nhà nghiên cứu, nhân viên bán hàng, nhân viên nhà máy sản xuất và nhân viên tiếp thị để tung ra một sản phẩm. Họ sẽ có thể giao nhiệm vụ, theo dõi tiến độ, tiến hành kiểm tra chất lượng và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng.
Môi trường làm việc của kỹ sư hệ thống
Kỹ sư hệ thống có thể làm việc trong hầu hết các ngành. Một số khía cạnh phù hợp trong môi trường làm việc của kỹ sư hệ thống:
- Các kỹ sư hệ thống liên tục sử dụng công nghệ, bao gồm phần mềm chuyên dụng, hệ thống an ninh, hệ thống mô hình hóa và các thiết bị nhà máy khác. Một số thiết bị họ sử dụng yêu cầu trang bị an toàn đặc biệt.
- Cũng như tất cả các lĩnh vực kỹ thuật thì các sản phẩm, yêu cầu và tiêu chuẩn không ngừng phát triển. Các kỹ sư hệ thống luôn cập nhật công nghệ mới và cập nhật kiến thức của họ để duy trì hiện tại.
- Kỹ sư hệ thống làm việc trực tiếp hoặc từ xa với những người từ nhiều lĩnh vực khác, bao gồm các kỹ sư và chuyên gia công nghệ khác, khách hàng, chuyên gia tài chính, nhân viên quan hệ công chúng và nhân viên nhà máy.
- Tùy thuộc vào ngành mà các kỹ sư hệ thống có thể làm việc một phần hoặc toàn bộ thời gian ở ngoài văn phòng, mặc dù họ có thể cần phải kiểm tra dây chuyền sản xuất hoặc khu vực lưu trữ máy chủ.
- Nhiều kỹ sư hệ thống bình thường là làm việc toàn thời gian, tuy nhiên họ có thể cần phải làm thêm giờ để đúng thời hạn.
Dưới đây là một số ví dụ về những nơi mà các kỹ sư hệ thống có thể tìm việc:
- Tập đoàn
- Chính phủ
- Tổ chức phi lợi nhuận
- Giáo dục
🌿 Làm thế nào để trở thành một kỹ sư hệ thống
Dưới đây là một số bước mà bạn có thể làm theo để trở thành kỹ sư hệ thống:
- Theo đuổi việc học. Bằng cử nhân là yêu cầu đầu vào cơ bản. Bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ cũng sẽ có giá trị khi ứng tuyển vào các vị trí quản lý, nghiên cứu hoặc vị trí cao hơn. Trong suốt chương trình học, bạn hãy cân nhắc hoàn thành ít nhất một kỳ thực tập để tích lũy kinh nghiệm.
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc. Một số chứng chỉ yêu cầu bạn phải có ít nhất một số kinh nghiệm trước khi nộp đơn. Một số vị trí kỹ thuật hệ thống có thể có yêu cầu về kinh nghiệm. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc ở các vị trí đầu vào như một kỹ sư hoặc các vị trí tương tự.
- Đạt được giấy chứng nhận. Tùy thuộc vào lĩnh vực, bạn có thể đạt được một số chứng chỉ để có khả năng mở rộng cơ hội việc làm và tăng thu nhập của mình. Nếu bạn định làm việc với công chúng, bạn sẽ cần phải có được chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp. Gia hạn chứng chỉ hoặc giấy phép của bạn theo yêu cầu của tổ chức phát hành.
🌿 Ví dụ về mô tả công việc của kỹ sư hệ thống
Tìm kiếm một kỹ sư hệ thống để giám sát hệ thống thông tin tại một công ty cung cấp điện thoại di động. Công việc yêu cầu:
- Giám sát các hệ thống hiện có
- Giám sát việc cài đặt phần mềm mới; cấu hình hệ điều hành
- Kiểm tra các vấn đề bảo mật
- Thiết kế và triển khai hệ thống an ninh
- Đào tạo nhân viên khác về an toàn dữ liệu
Ứng viên đủ điều kiện sẽ có bằng cử nhân về công nghệ thông tin hoặc kỹ thuật máy tính, nhưng ưu tiên là Thạc sĩ Khoa học về Kỹ thuật Hệ thống và chứng chỉ CSEP. Tối thiểu bảy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật hệ thống, ít nhất năm năm trong khả năng hỗ trợ CNTT.
Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/learn-about-being-a-systems-engineer.html
Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Linh
Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Linh-Nguồn iVolunteer Việt Nam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11075
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 34