“Vui vẻ” không phải là từ mà hầu hết mọi người đều sử dụng để mô tả các cuộc phỏng vấn xin việc. Hầu hết chúng ta đều thấy chúng là những sự kiện gây căng thẳng, lo lắng và có thể khiến chúng ta cảm thấy bất an và thiếu tự tin.
Vì chúng ta hiếm khi biết điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc phỏng vấn, nên có rất nhiều điều chúng ta không thể chuẩn bị. Chúng ta sẽ không biết tất cả các câu hỏi họ sẽ hỏi chúng ta hoặc chính xác những gì họ đang tìm kiếm ở một ứng viên. Chúng ta sẽ không biết nó sẽ diễn ra như thế nào hoặc liệu chúng ta có hòa hợp với người phỏng vấn của mình hay không.
Nhưng có một số câu hỏi thường được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn mà chúng ta nên luôn chuẩn bị trước, đề phòng trường hợp chúng ta được hỏi những câu thông thường đó.
💥Câu hỏi “thất bại” kinh điển
Một câu hỏi thường được sử dụng là một vài câu hỏi mang nội dung: “Bạn đã từng gặp thất bại khi nào và bạn xử lý nó như thế nào?”. Một vài cách hỏi khác có thể là “Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn thất bại”, “Thất bại lớn nhất của bạn là gì?” và “Chiến lược của bạn để đương đầu với thất bại là gì?”
Sơ yếu lý lịch và thư xin việc của chúng ta thường cho nhà tuyển dụng tiềm năng biết về những thành tích của chúng ta, những điểm mạnh nhất của chúng ta và những tài năng mà chúng tai có thể cống hiến cho nơi làm việc. Chúng ta giới thiệu những phần tốt nhất của bản thân và những điều mà chúng ta nghĩ sẽ thu hút những người quản lý tuyển dụng.
Câu hỏi cổ điển “thất bại” mang đến cho nhà tuyển dụng cơ hội tìm ra điều gì đó về chúng ta mà có thể không được đề cập trong đơn xin việc: những thiếu sót và sai lầm của chúng ta. Thảo luận về những khía cạnh này của bản thân – và cách chúng ta đã đối phó với chúng – tiết lộ con người của chúng ta, thể hiện mức độ tự nhận thức của chúng ta và giúp nhà tuyển dụng hiểu cách chúng ta đối phó với nghịch cảnh và vấp ngã. Chúng ta có cơ hội thể hiện sự khiêm tốn, sự khéo léo trong thời gian khó khăn và khả năng hồi phục của mình.
Vì vậy, mặc dù đây thường là một câu hỏi đáng sợ, nhưng chúng ta nên cố gắng xem nó như một cơ hội để thể hiện chúng ta là ai và tại sao chúng ta đáng có trong một đội.
💥Làm thế nào để không trả lời câu hỏi “thất bại”
Nhiều người trong chúng ta mắc sai lầm khi trả lời theo những cách không hữu ích hoặc không phù hợp cho câu hỏi “thất bại”. Để không mắc phải sai lầm này, hãy tránh những lỗi phổ biến sau đây.
1. Sự khiêm tốn giả dối
Câu hỏi “thất bại” là thời gian thể hiện cho sự khiêm nhường – không phải là sự khiêm tốn giả tạo. Đừng sử dụng cơ hội để khoe khoang và cố ngụy trang nó như một bài bình luận về thất bại. Trong tất cả khả năng, một người phỏng vấn sẽ nhìn thấu điều này, và gần như chắc chắn chúng ta sẽ bị từ chối bởi việc ta không có khả năng thảo luận về một thất bại thực sự.
2. Một thất bại mà không có một bài học rút ra
Mặc dù chọn một thất bại thực sự và giải thích những gì đã xảy ra là một phần thiết yếu của việc trả lời câu hỏi, nhưng bạn phải đảm bảo rằng có một “bài học” trong câu trả lời mà bạn đưa ra. Nói về thất bại, nhưng cũng nói về cách bạn vượt qua nó. Nói về khúc cua trên đường, nhưng cũng cho người phỏng vấn hiểu về cách bạn xử lý nó một cách khéo léo. Chỉ giải thích bạn đã sai như thế nào không có khả năng giúp bạn tiến xa khi nói đến câu hỏi “thất bại”.
3. Không nói về bất kỳ thất bại nào cả
Toàn bộ mấu chốt của câu hỏi “thất bại” là chia sẻ một thất bại. Vì vậy, nếu trong một cuộc phỏng vấn, bạn không thể đưa ra một câu trả lời nào, thì đây sẽ không phải là một dấu hiệu tốt cho nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn. Họ có thể coi đó là một dấu hiệu cho thấy bạn không đủ nhận thức về bản thân để biết mình đã rơi vào tình trạng thất bại như thế nào trong cuộc sống, hoặc bạn không chấp nhận rủi ro đủ thường xuyên hoặc rủi ro đủ lớn để thất bại, hoặc bạn đang che giấu thất bại vì bạn quá lo lắng về việc chia sẻ chúng. Không có vấn đề nào trong số này sẽ giúp bạn được tuyển dụng, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn biết về thất bại và cảm thấy thoải mái khi chia sẻ nó.
4. Cách tiếp cận và chuẩn bị cho câu hỏi “thất bại”
Hãy dành thời gian trước buổi phỏng vấn để lập danh sách những thất bại bạn đã trải qua trong cuộc sống. Một điểm tốt để bắt đầu là những thất bại liên quan đến sự nghiệp, nhưng nó có thể xem xét nếu bao gồm toàn bộ các lĩnh vực khác. Khi bạn đã có một danh sách đầy đủ, hãy cân nhắc xem những trải nghiệm nào sẽ hấp dẫn nhất đối với nhà tuyển dụng tiềm năng và bạn học được nhiều điều nhất từ đó.
Khi bạn đã có danh sách ngắn hơn, chọn lọc hơn, hãy dành chút thời gian để ghi lại những chi tiết về thất bại và cách bạn xử lý nó. Chú ý bất kỳ cách nào mà có thể nó đã thay đổi bạn hoặc những gì bạn đã làm để đối phó.
Thực hiện cách đơn giản này có thể giúp ích rất nhiều nếu bạn phải đối mặt với câu hỏi “thất bại” trong một cuộc phỏng vấn.
💥Bài học
Câu hỏi “thất bại” – mặc dù thường đáng sợ – thực sự là một cơ hội tuyệt vời để cho các nhà tuyển dụng tiềm năng thấy những khía cạnh thú vị và hấp dẫn trong tính cách và kinh nghiệm trước đây của chúng ta. Nếu chúng ta chuẩn bị một cách hợp lý và trả lời câu hỏi theo cách thể hiện sự tự nhận thức và điểm mạnh của bản thân, chúng ta có thể tự tạo cho mình một cú hích lớn trong quá trình ứng tuyển và tiến gần hơn một bước tới công việc mơ ước đó.
________________________________
Xin cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Ngô Ngọc Ánh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Ngô Ngọc Ánh- Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10543
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 54