(Phần 8)
🎯Ghi chép một cách thông minh.
Việc ghi chép có một ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điểm cuối kỳ của tôi. Mọi giáo sư trình bày nội dung của họ theo nhiều cách khác nhau. Một vài người sử dụng slides, hay cung cấp dữ liệu online, PDF hay outline. Một vài chỉ viết trên bảng và một vài thì chỉ nói không.
🎯Tôi lựa chọn một công cụ phù hợp cho mỗi lớp.
Thật tốt khi biết rằng mỗi giáo sư sẽ làm gì, vậy nên tôi có thể nghĩ về cách để tôi có thể ghi chép bài trên lớp. Tôi có nên in slides ra không? Hay tôi nên sử dụng vở ghi? Một cái máy tính bảng hay một cái laptop? Hay tôi có nên ghi chép theo nhiều kiểu và làm một chút điều khác biệt với slides?
Mỗi công cụ đều có những ưu điểm riêng, tôi cần quyết định đâu sẽ phù hợp nhất với tôi.
Máy tính xách tay.
Đánh máy là một cách nhanh nhất để tôi có thể ghi chép vậy nên tôi thích sử dụng máy tính xách tay khi lên lớp, nơi tôi phải ghi chép rất nhiều thông tin ở dạng câu đầy đủ. Máy tính xách tay của tôi rất tốt để dành cho ghi chép bài như tiếng anh hoặc lịch sử. Và nó không phù hợp cho việc ghi chép toán và khoa học với những công thức phức tạp. Và tôi cần có nhiều dạng form khác nhau cho việc khi ghi chép.
Sổ ghi chép.
Đôi khi tôi lại thích theo kiểu truyền thống. Một tờ giấy sẽ cho tôi cảm giác linh hoạt hơn khi tôi cần ghi chép những công thức. Nó thực sự hoàn hảo cho môn toán và khoa học.
Máy tính bảng.
Những loại máy tính bảng hiện đại với bút thông minh sẽ cho tôi sự tự do của một quyển vở ghi chép nhưng lại đồng thời có nhiều tính năng hơn.
Tôi có thể có tất cả từ ghi chép đến slide bài giảng, PDF và sách giáo khoa trong một nơi. Khá là khó để đánh bại được máy tính bảng ở khoản này.
🎯Những ghi chép của tôi được dùng cho việc tự kiểm tra.
Có rất nhiều cách để ghi chép – phương pháp viết outline, phương pháp sơ đồ tư duy và nhiều loại phương pháp khác nữa. Nhưng không quan trọng việc tôi xây dựng và sắp xếp những ghi chú đó như thế nào. Điều quan trọng là tôi sẽ làm gì với chúng.
Tất cả mọi thứ tôi làm ở bậc đại học nên được làm với tư tưởng đi thi. Điều đó cũng bao gồm việc ghi chép. Nó nên được ghi chép theo một cách nào đó cho phép tôi ôn tập và tự kiểm tra mọi khái niệm mà tôi cần biết một cách dễ hơn.
Và phương pháp tốt nhất để thực hiện đó là…
Phương pháp ghi chép kiểu Cornell.
Đây không thực sự là một phương pháp ghi chép, mà đúng hơn là cách bố trí việc ghi chép.
Nó cho phép tôi có thể tạo thêm không gian cho trang giấy chi chép và tôi có thể thêm vào đó những câu hỏi mà tôi sẽ sử dụng cho việc tự kiểm tra.
Tôi muốn giữ cho cách bố trí trông đơn giản nhất. Tôi vẽ một đường dọc xuống mỗi trang và chiếm khoảng ⅔ trang.
Cách viết khá đơn giản. Tôi ghi chép vào phần bên trái (phần chiếm nhiều diện tích hơn) và viết câu hỏi sang bên phải (bên chiếm ít diện tích hơn). Và khi đến lúc ôn lại bài, tôi che phần ghi chép lại và nhìn phần ghi câu hỏi để tự hỏi bản thân và chắc chắn rằng tôi có thể trả lời chúng một cách trôi chảy. Đơn giản vậy thôi.
Những ví dụ đơn giản cho việc này mà tôi thấy thường là sẽ nhìn vào phần ghi chép ở bên phải. Còn với tôi thì tôi thích ghi chép bên trái hơn. Tôi thích bên trái vì nếu tôi thuận tay phải thì việc có phần không gian nhỏ hơn ở bên phải sẽ khiến tôi phải trườn tay qua bên kia để ghi chép. Và thuận tay trái thì tôi sẽ ngược lại.
Nếu tôi ghi chép trên máy tính hay trên ipad, tôi chắc chắn rằng tôi cũng có một cách bố trí giống như thế. Tôi muốn chắc chắn rằng tôi luôn có thể ghi những câu hỏi bên cạnh những ghi chép.
🎯Tôi ghi lại bất kể thứ gì.
Khi nhắc đến phương pháp ghi chép, tôi gọi cách của tôi là “nhanh và nguy hiểm”. Mọi thứ thường di chuyển rất nhanh và tôi cần sử dụng một phương pháp riêng để đi tắt khi tôi nhận ra bản thân đang tụt lại phía sau. Tôi chỉ ôn tập sau lớp và chắc chắn rằng mọi thứ đều rõ ràng.
Tôi nhìn thấy rất nhiều những quyển vở ghi chép đẹp đẽ ở trên mạng, nhưng chúng không thực tế đối với tôi. Tôi chỉ ghi chép tất cả mọi thứ nhanh nhất có thể.
Những ghi chép của tôi có thể khá lộn xộn, nhưng điều đó ổn thôi. Điều quan trọng là những câu hỏi kiểm tra mà tôi sẽ ghi lại sau.
Đôi khi tôi đã có ý định từ bỏ việc ghi chép về một thứ gì đó, nhưng tôi biết tôi chỉ đọc nó trong sách giáo khoa. Không đời nào. Tôi biết rằng việc ghi chép sẽ giúp tôi rất nhiều sau này. Bên cạnh đó những gì tôi thấy được trong sách đôi khi tôi lại không được dạy trên lớp. Những giáo sư tốt thường sẽ dạy những khái niệm theo những cách khác nhau. Tôi chưa bao giờ kết luận rằng mọi thứ sẽ đều giống nhau.
🎯Tôi sắp xếp lại những ghi chép của mình sớm nhất có thể.
Thời gian lý tưởng nhất để ôn lại những ghi chép của bản thân là ngay sau khi tôi viết chúng, khi những kiến thức đó còn mới. Tôi chắc chắn rằng tôi chỉ cần 10 phút để làm điều đó. Nếu tôi có bất kỳ câu hỏi nào sau buổi học, tôi sẽ đi gặp và hỏi giáo sư.
(Còn tiếp)
________________________________________
- Tác giả: Jim Siverts
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh – CTV Ban Nội dung
- Link phần 1: https://bit.ly/38mekfP
- Link phần 2: https://bit.ly/3ysA7gq
- Link phần 3: https://bit.ly/3ymhk6p
- Link phần 4: https://bit.ly/3Bm2kaw
- Link phần 5: https://bit.ly/3gWne8p
- Link phần 6: https://bit.ly/3zOjLAu
- Link phân 7: https://bit.ly/3BKTJOV
- Link bài viết gốc: https://bit.ly/3B58ITK
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4287
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 33