Hãy cùng khám phá nhanh một số điểm khác biệt giữa nhân viên và tư duy doanh nhân trong bài viết sau.
Thái độ, quan điểm, cách suy nghĩ – tư duy của bạn – sẽ thúc đẩy cách bạn nhìn nhận và thực hiện trong cuộc sống nghề nghiệp cũng giống như cuộc sống cá nhân của bạn.
Cách tiếp cận chuyên nghiệp của bạn không chỉ ảnh hưởng đến nghề nghiệp bạn chọn; mà còn giúp hướng bạn đến thành công. Hãy chú trọng đến tư duy của bạn và tác động của nó đến hiệu suất nghề nghiệp của bạn, vì nó có thể thúc đẩy việc xác định và đạt được thành công của bạn.
Thông thường, tư duy của bạn vốn là thứ đã được định sẵn và không dễ dàng điều chỉnh hoặc thay đổi. Tuy nhiên, tư duy của bạn rất quan trọng trong việc xác định phương pháp và quá trình bạn sử dụng để ra quyết định. Và, một trong những quyết định lớn nhất mà chúng ta phải đưa ra là lựa chọn nghề nghiệp.
Do đó, nhận ra và hiểu rõ quan điểm hoặc lập trường cá nhân của bạn là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong nghề nghiệp. Tư duy của bạn sẽ hướng bạn đến lĩnh vực mà bạn cảm thấy thoải mái nhất và tìm thấy sự phù hợp nhất với bộ kỹ năng của bạn.
Do đó, việc hình thành tư duy cá nhân của bạn theo một số tiêu chuẩn chung có thể giúp ích cho bạn trong việc đánh giá xem bạn phù hợp nhất với vai trò nhân viên hay làm chủ, để bạn cố gắng thúc đẩy, đạt được và duy trì thành công lâu dài.
3 sự đối lập dễ nhận biết nhất giữa tư duy nhân viên và tư duy doanh nhân sẽ được thể hiện dưới đây, cùng với một số hướng dẫn mà bạn có thể sử dụng để xác định con đường phù hợp nhất với mình.
Sự khác biệt giữa tư duy của nhân viên và doanh nhân
- Người vạch ra kế hoạch và người được trả tiền theo trên hiệu suất làm việc dựa trên kế hoạch đó:
Đổi mới là một yếu tố quan trọng trong tư duy doanh nhân. Peter Drucker đã nói về tư duy doanh nhân vì nó liên quan đến sự đổi mới, ông nói “Điều này xác định doanh nhân và tinh thần kinh doanh mà doanh nhân luôn tìm kiếm sự thay đổi, phản ứng với nó và khai thác nó như một cơ hội.”
Đối với các doanh nhân, mục tiêu, mong muốn và động lực của họ tập trung vào việc thực hiện một ý tưởng mới hoặc khởi động một công việc kinh doanh mới. Trong khi họ kỳ vọng rằng thành công sẽ mang lại lợi ích tài chính to lớn, thì phần thưởng tài chính chỉ có vậy – mong muốn được thành lập một cơ sở/ công ty mới vì ước muốn chinh phục và tham vọng ngày càng tăng.
Người làm chủ sẽ luôn tập trung vào việc lên kế hoạch cho công việc của mình. Có một sự thật rằng nguồn động lực chính của những người làm chủ là phát triển một tổ chức hoặc một sản phẩm nào đó từ khi nó chỉ mới là một ý tưởng nhỏ cho đến khi nó được phát triển và được nhiều người tin dùng.
Những người có tư duy doanh nhân xây dựng kế hoạch của họ để thúc đẩy thành công trong kinh doanh dựa trên những suy nghĩ và ý kiến cá nhân của họ. Họ hoàn toàn tin tưởng rằng công việc kinh doanh mà họ đang tạo ra sẽ thành công và từ thành công này, họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng.
Thăng chức là một yếu tố quan trọng trong suy nghĩ của nhân viên. Những người có tư duy nhân viên nhắm mục tiêu đạt đến cấp độ nghề nghiệp cao hơn và tất nhiên là vì mức lương cao hơn. Trọng tâm của họ là kiếm sống / tiền lương, nâng cao địa vị / cấp độ của họ và được công nhận.
(Thay vì nói, “Tôi cần tiền”, hãy học 10 kỹ năng trả lương cao này)
Đối với những người có lối tư duy của một nhân viên, thăng chức và tăng mức lương là những bước quan trọng trong kế hoạch của họ. Những người làm việc theo tư duy nhân viên tập trung vào bức tranh toàn cảnh của họ. Tư duy của họ là thực hiện trách nhiệm được giao thay vì xác định tầm nhìn và điều lệ kinh doanh tổng thể.
Họ sẽ tìm kiếm sự lãnh đạo (và chắc chắn họ sẽ tìm những nhà lãnh đạo tuyệt vời); tuy nhiên, đó là sự lãnh đạo theo nguyên lý của một cấu trúc đã được xác định, không phải là một tổ chức có tầm nhìn mới mà cho phép nhân viên tự lên ý tưởng và hiện thực nó dựa trên các tiêu chuẩn, nguyên tắc và phương pháp cá nhân của riêng họ.
Trích dẫn sau đây của NR Narayana Murthy trình bày một bản tóm tắt hay về lối suy nghĩ của những người có tư duy nhân viên:
“Sự tôn trọng, sự công nhận và phần thưởng sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi hiệu suất làm việc.” – NR Narayana.
- Sở hữu bậc thang so với việc phải leo bậc thang
Là người nhìn xa trông rộng, các doanh nhân tạo ra và làm chủ những nấc thang thành công của họ. Họ biết cách xác định có bao nhiêu bậc thang; độ rộng của mỗi bậc và những gì cần thiết để đi từ bậc này sang bậc thang kế tiếp khi một người cố gắng leo lên đến đỉnh.
Các doanh nhân thường đủ tự tin với tầm nhìn và khả năng của mình để không ai trong số họ bị đe dọa bởi kỹ năng của những người mà họ tuyển dụng. Họ không sợ rằng bất kỳ ai trong đội có thể dễ dàng thay thế họ. Bất kỳ nỗi sợ hãi hoặc mối quan tâm cạnh tranh nào đều gắn chặt với sự cạnh tranh của doanh nghiệp/công ty bên ngoài.
Những người có tư duy doanh nhân hoan nghênh ý kiến đóng góp của những cá nhân thông minh và nhạy bén nhất trong công ty và dựa vào những người đó (một cách không sợ hãi) để đưa tầm nhìn và biến nó thành hiện thực. Doanh nhân có đủ tự tin để dựa vào người khác để thực hiện tầm nhìn của họ.
Steve Jobs đã nói rất hay, “Không có ý nghĩa gì khi thuê những người thông minh và sau đó nói với họ phải làm gì; chúng tôi thuê những người thông minh để họ có thể cho chúng tôi biết phải làm gì. ”
Nhưng, các doanh nhân không bao giờ cho phép người khác thay đổi tầm nhìn hoặc vạch ra con đường của họ. Họ chỉ đơn giản dựa vào những người khác để xác định các bước và nhiệm vụ cần thiết để đi trên con đường mà cuối cùng sẽ dẫn đến đích mong muốn – đưa tầm nhìn đó từ điều hy vọng đến điều gì đó hiện thực hóa.
Mặt khác, làm việc theo suy nghĩ của nhân viên đòi hỏi phải hiểu rằng cạnh tranh nội bộ / đồng cấp sẽ luôn tồn tại. Nó không nhất thiết phải là đối thủ, nó có thể là sự cạnh tranh thân thiện, nơi các cá nhân thúc đẩy nhau để xem ai vượt trội.
(Làm thế nào để chọn một nghề nghiệp giúp bạn cải thiện thế giới?)
Và, với các vị trí thăng tiến hạn chế số lượng, thường có nhiều nhân viên cạnh tranh để được thăng chức tiếp theo khi một vị trí cao hơn đang chờ tuyển dụng. Do đó, những người có tư duy nhân viên phải xem xét cách gây ấn tượng tốt nhất với cấp trên để được thăng chức hơn những người khác có cùng mong muốn và đang để mắt đến địa vị và vai trò tương tự.
Với tư duy này, bạn phải cảm thấy thoải mái khi làm việc bên cạnh ai đó vào bất kì ngày nào và sau đó thấy mình phải báo cáo với họ vào ngày hôm sau. Sự cạnh tranh thường trực khi bạn làm việc theo tư duy của nhân viên có thể đột ngột và nguy hiểm khi bạn ở thế thua. Tuy nhiên, nó cũng có thể là phần thưởng và nâng cao tinh thần khi bạn ở bên chiến thắng.
Bạn phải nhận phần việc cấp trên giao cho bạn và giải quyết nó với một tư duy tích cực nếu bạn muốn giữ vị trí của mình và có cơ hội trong tương lai đạt đến những đỉnh cao mà bạn mơ ước. Đó không phải là một yếu tố dễ dàng để giải quyết như Evan Esar đã nói rõ ràng:
“Nếu bạn không thể chịu đựng được việc bị chà đạp, đừng cố leo lên nấc thang thành công”. – Evan Esar.
- Trách nhiệm giải trình đầy đủ so với trách nhiệm là một người chơi trong một đội
Người có tư duy của một doanh nhân chấp nhận trách nhiệm giải trình trong mọi tình huống. Họ hiểu rằng tiến độ và thành công của các dự án hoặc công việc kinh doanh của họ bắt đầu và kết thúc như thế nào là do 1 phần trách nhiệm của họ.
Bất kể nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là gì, họ phải định hướng giải pháp bởi vì cuối cùng, doanh nghiệp của họ và họ đều phải làm cho công việc tiếp tục hoạt động bằng cách sử dụng các nguồn lực và tài năng sẵn có. Vì vậy, các doanh nhân hiểu rằng khi mọi việc không như ý, họ phải nhanh chóng nhìn ra những “sai lầm” và tìm cách sử dụng chúng vì lợi ích của những nỗ lực đã định.
Doanh nhân chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp của họ. Do đó, những người có tư duy kinh doanh thường có sẵn điều kiện để biến những bước đi sai lầm thành những bước đệm. Những gì gọi là thất bại đối với những người khác, sẽ trở thành dữ liệu đầu vào để xác định lại hoặc sắp xếp hợp lý các kế hoạch kinh doanh.
“Tôi không thất bại. Tôi chỉ vừa mới không thành công 10.000 lần thôi mà”. – Thomas A. Edison.
Những người có tư duy nhân viên làm việc ở những vị trí mà phạm vi trách nhiệm được phân định rõ ràng và cá nhân đó thường phải chịu trách nhiệm về những sai sót hoặc thất bại có do sai lầm của riêng họ; trong khi các nhà quản lý và điều hành phải chịu trách nhiệm về kết quả của dự án tổng thể.
(Làm việc trực tuyến giống như Karma – Bạn nhận được những gì bạn cho)
Trong khi một nhân viên được giao các mục tiêu hiệu suất cá nhân cần phải đóng góp vào thành công của công ty; mỗi nhân viên không chịu trách nhiệm riêng hoặc chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của tổ chức chung. Làm việc theo suy nghĩ của nhân viên thường đi kèm với kỳ vọng rằng có một nhóm hoặc bộ phận được kết nối với nhau.
Và, toàn bộ nhóm hoặc bộ phận đó có trách nhiệm đạt được các mục tiêu được giao dựa trên sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm. Vì vậy, mỗi thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm về đầu vào của họ và các nhà quản lý/điều hành có trách nhiệm đảm bảo rằng các mục tiêu cá nhân cũng như các lĩnh vực trách nhiệm được giao gắn kết với nhau để đáp ứng kỳ vọng của bộ phận hoặc tổ chức.
Với tư duy của nhân viên, các cá nhân phải sẵn sàng tích hợp các kỹ năng của họ với những người khác để đáp ứng các mục tiêu tổng thể để sau đó có được một cơ hội được mọi cá nhân công nhận. Những người có tư duy nhân viên phải hiểu rằng làm việc cùng nhau có nghĩa là tham gia bằng cách đóng góp công việc có chất lượng cũng như cởi mở để hỗ trợ người khác tránh hoặc giải quyết các vấn đề và đạt được thành công.
“Một nhóm là một số ít người có các kỹ năng bổ sung, cam kết thực hiện một mục đích chung, một mục tiêu hiệu suất chung và cách tiếp cận mà họ tự chịu trách nhiệm.” – Katzenberg và Smith.
Công việc của bạn có thể kéo dài suốt đời.
Tôi nghi ngờ rằng Steve Jobs đang nói đến cả những người có tư duy doanh nhân và nhân viên khi ông ấy nói:
“Công việc của bạn sẽ lấp đầy một phần lớn cuộc đời của bạn, và cách duy nhất để bạn hoàn toàn hài lòng là làm những gì bạn tin rằng đó là công việc tuyệt vời, và cách duy nhất để làm được công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm.” – Steve Jobs
Đúng vậy, điều đặc biệt quan trọng là bạn phải đặt mình vào loại nghề nghiệp, cơ cấu và môi trường sẽ hoàn thiện nhất và cho phép bạn phát triển. Vì vậy, xác định liệu bạn có thể hoạt động thành công với tư cách là một nhân viên (nhân viên trong doanh nghiệp của người khác) hay bạn phù hợp nhất để tạo, giới thiệu hoặc thành lập một công ty mới cho bản thân mình là chìa khóa để xác định nơi bạn phù hợp nhất.
Cả hai con đường (khởi nghiệp hoặc làm nhân viên) đều có thể mang lại kết quả và lợi ích thỏa mãn nếu bạn đang hoạt động trong vùng an toàn của mình. Hãy dành thời gian tự kiểm kê và đánh giá trung thực khả năng bản thân không chỉ trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn nên theo đuổi mà còn cả cách theo đuổi lĩnh vực đó: nêm làm việc với tư cách là một nhân viên làm việc theo một cấu trúc hiện có, được xác định trước, hoặc với tư cách là một doanh nhân, nơi bạn thực hiện mọi việc theo cách của mình.
——————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://everydaypower.com/differences-between-employee-and-entrepreneur-mindset/
- Người dịch: Lê Diễm Hồng Minh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Diễm Hồng Minh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7498
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 39