Nếu bạn đã từng cố gắng xây dựng một sơ yếu lý lịch, bạn sẽ hiểu công việc này nản đến mức nào. Trên mạng có đầy đủ các mẹo để xây dựng một thư xin việc hoàn hảo, nhưng chúng không khiến quá trình này bớt khó khăn và tốn thì giờ.
Câu hỏi là: Liệu kết quả có xứng đáng với nỗ lực? Liệu các công ty vẫn muốn nhận thư xin việc từ các ứng viên?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 18% nhà tuyển dụng cảm thấy thư xin việc quan trọng. Các nghiên cứu khác lại tuyên bố rằng 56% nhà tuyển dụng muốn ứng viên gửi thư xin việc. Năm 2019, cùng với CV Compiler, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu thực tế để xem xét liệu thư xin việc có thực sự quan trọng.
💥Có bao nhiêu công ty về công nghệ yêu cầu thư xin việc?
Để thực hiện phân tích, chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng 300 vị trí công nghệ được tuyển dụng tại các công ty thuộc 3 loại sau:
- Các công ty lớn trong ngành công nghệ: hơn 5000 nhân viên (Google, Facebook, Amazon);
- Các công ty có quy mô trung bình: 501 – 1000 nhân viên (Snowflake, Puppet, Smartronix);
- Các công ty startup tăng trưởng nhanh: 1-200 nhân viên (Perfecta, Pietech, Exxact).
Để khách quan, chúng tôi đã chỉ lấy 1 vị trí tuyển dụng tại mỗi công ty. Kết quả phân tích được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây – số lượng công ty về công nghệ bao gồm thư xin việc trong mẫu đơn ứng tuyển của họ:
Như bạn có thể thấy, công ty càng nhỏ thì càng hay yêu cầu thư xin việc. Tôi đoán là do số lượng khổng lồ đơn ứng tuyển mà nhà tuyển dụng tại các công ty lớn nhận được cho mỗi vị trí ứng tuyển. Họ hầu như không có thời gian để xem kỹ tất cả các CV chứ đừng nói gì đến thư xin việc. Vì vậy, các công ty công nghệ lớn hiếm khi bao gồm các mục tương ứng trong mẫu đơn ứng tuyển của họ để không tốn thời gian của cả nhà tuyển dụng và các ứng viên.
Nhìn chung, hơn một nửa các công ty (56%) vẫn thêm thư xin việc vào mẫu đơn ứng tuyển của họ. Sự thật mà nói, trong đa số các mẫu đơn phổ biến, thư xin việc là không bắt buộc. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi nói rằng thói quen viết thư xin việc đã thuộc về quá khứ.
💥Vậy, thư xin việc có thực sự quan trọng?
Tôi muốn nói rằng: nếu có thể, bổ sung thư xin việc sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nó không nên là bài diễn văn nhàm chán về khả năng giao tiếp và khả năng chịu áp lực của bạn. Chúng tôi thường đem đến cho người tiêu dùng những mẹo viết thư xin việc sau đây:
- Ghi rõ vị trí ứng tuyển và nơi bạn khám phá ra chúng.
- Thể hiện sự quan tâm tới vị trí công việc và công ty cụ thể. Hãy nghiên cứu những dự án cũng như thành tích gần đây của công ty, mô tả ngắn gọn điều khiến bạn ấn tượng nhất và lý do bạn muốn làm việc tại đó.
- Đừng miêu tả năng lực của bản thân, hãy miêu tả những lợi ích mà nhà tuyển dụng sẽ nhận được khi tuyển bạn. Sẽ thật hoàn hảo nếu bạn liệt kê những thành tựu chuyên môn và chứng minh chúng bằng số liệu cụ thể.
- Mẹo mà chúng tôi yêu thích nhất: Trình bày ngắn gọn (ít hơn hoặc bằng 300 từ là hoàn hảo)
💥Thư xin việc nên sử dụng định dạng nào?
Dưới đây là các định dạng thư xin việc khác nhau được ưa chuộng tại các công ty có mục tương ứng trong mẫu đơn ứng tuyển của họ:
Khi phân tích các vị trí tuyển dụng, chúng tôi nhận thấy rằng các công ty startup thường có mẫu đơn ứng tuyển đơn giản hơn các công ty lớn. Vậy nên, không có gì là lạ khi nhiều công ty nhỏ thích văn bản viết – họ chỉ thêm mục văn bản khác cùng với những mục cho họ và tên, email và địa chỉ của bạn. Một vài mục cho phép bạn định dạng cách viết nhưng một vài mục thì không. Về dung lượng của một thư xin việc viết tay, các công ty thường muốn bạn viết tới 4000 ký hiệu.
Nhìn chung, hầu hết các công ty đều muốn ứng viên đính kèm tệp. Thông thường, các định dạng được hỗ trợ là .docx, .pdf, .html, .xlsx, hoặc .jpg. Vì vậy, nếu bạn đang bắt đầu tìm kiếm những công việc mới, tôi khuyên bạn hãy chuẩn bị một mẫu thư xin việc theo một trong những định dạng đó. Tuy nhiên, đối với những người đặc biệt sáng tạo, đính kèm video cũng được cho phép trong một số mẫu 🙂
💥Tránh những cạm bẫy
Một lời khuyên khác của tôi là: hãy đọc thật kỹ các vị trí ứng tuyển. Bạn có thể tình cờ bắt gặp một vài thứ như này…
… hoặc như này…
… hoặc thậm chí như này…
… Và sẽ thật đáng tiếc nếu bỏ lỡ một cơ hội việc làm tuyệt vời chỉ vì một chi tiết nhỏ như vậy.
Chắc chắn, nếu nhà tuyển dụng tuyên bố rõ ràng rằng họ không chấp nhận thư xin việc, hoặc không đề cập đến chúng trong danh sách các tài liệu cần thiết, thì đừng gửi.
Nếu vẫn còn nghi ngờ liệu bạn có cần thư xin việc hay không, đây là một sự thật khác từ nghiên cứu của chúng tôi. Trong số các công ty đó – những công ty có mục thư xin việc, 56% các công ty lớn, 60% công ty có quy mô trung bình và 43% công ty startup đặt mục thư xin việc lên gần đầu mẫu ứng tuyển của họ.
💥Linkedln có phải là một kiểu thư xin việc mới?
Khi duyệt qua các vị trí tuyển dụng công nghệ, chúng tôi đã nhận thấy một xu hướng thú vị khác: nhiều công ty thêm các nút ‘Ứng tuyển ngay’ của LinkedIn vào mẫu ứng tuyển của họ. Chính xác hơn, tôi đang nói về 38% công ty lớn, 36% công ty có quy mô trung bình và 21% công ty startup. Thêm vào đó, 12% công ty lớn, 3% công ty trung bình và 10% công ty startup cho phép ứng tuyển qua Indeed, Seek, Xing, SmartProfile, hoặc thậm chí qua Facebook.
Vì vậy, nếu bạn không phải là người thích dành 5~20 phút để điền vào từng mẫu đơn ứng tuyển, thì tối ưu hóa hồ sơ mạng xã hội sẽ là một sự đầu tư thời gian hợp lý. Không chỉ có cơ hội ứng tuyển nhanh hơn, điều này còn giúp nâng cao sự hiện diện trên web của bạn và có thể đem đến các lời đề nghị hấp dẫn mà không cần tìm kiếm và ứng tuyển.
Như bạn có thể thấy bây giờ, thư xin việc trong ngành công nghệ không còn thành công như trong quá khứ nữa. Nhưng tôi đoán với những công việc ngoài công nghệ, như trong ngành thiết kế hoặc marketing, chúng thậm chí còn trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có một mẫu thư xin việc với cấu trúc tốt mà bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với mỗi vị trí ứng tuyển (công nghệ). Hãy giữ cho thư xin việc được trọng tâm, ngắn gọn và mang bản sắc cá nhân, một vài điều trong số chúng có thể giúp bạn kiếm được một công việc được ưa thích vào một ngày nào đó!
Bài viết này được thực hiện bởi CV Compiler, the Machine Learning – công cụ nâng cao CV dành cho các kỹ sư phần mềm, các nhà thiết kế và các nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ.
Andrew Stetsenko là một doanh nhân HR-Tech, người đã thành lập Relocate.me, GlossaryTech và CV Compiler, các sản phẩm được nhà tuyển dụng và kỹ sư phần mềm trên toàn thế giới sử dụng. Andrew đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tuyển dụng với nền tảng kỹ thuật.
_____________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Đoàn Bùi Thu Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đoàn Bùi Thu Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9163
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 29