Dù bạn có đang đứng trước ngã rẽ thay đổi việc làm, một sinh viên ngành điều dưỡng mới tốt nghiệp hay một y tá dày dạn kinh nghiệm đang tìm kiếm cho mình một mức lương tốt hơn, có một điều chắc chắn rằng – phỏng vấn xin việc lúc nào cũng rất đáng sợ. Thế nhưng, ở kununu – một trong những nền tảng đánh giá chủ lao động lớn nhất thế giới – chúng tôi muốn mọi thứ trở nên dễ dàng cho bạn hơn một chút. Chúng tôi không chỉ hỗ trợ bạn tìm tới những người sếp tiềm năng và cung cấp cho bạn những cái nhìn chân thực nhất phía sau màn nhờ có 3,766,736 nhận xét chân thực về các chủ lao động, chúng tôi còn đã tổng hợp một danh sách 15 câu hỏi phổ biến nhất để giúp đỡ bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc của mình.
Trước khi bắt đầu, chúng tôi xin được chúc mừng lựa chọn sự nghiệp của bạn. Điều dưỡng không chỉ là một ngành nghề đầy bổ ích, mà nó còn là một công việc rất được săn đón ở hiện tại. Thực tế, theo như Cục Thống kê Lao động Mỹ, số y tá có chuyên môn của ngành này dự đoán sẽ tăng trưởng 12% vào năm 2028, nhanh hơn nhiều so với những ngành nghề khác. Điều này là vì một vài lý do, với lý do chính là dân số ở Mỹ đang già đi nhanh chóng và cần được chăm sóc nhiều hơn, có nghĩa là các y tá chuyên môn đang được cần đến hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, vì vai trò của y tá chuyên môn rất đa dạng, nên có những đề nghị về vị trí điều dưỡng mà bạn có thể làm trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, trong các viện dưỡng lão mà thậm chí là tại nhà theo kiểu vừa hành chính vừa thực tiễn, chính vì vậy nên chưa từng có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để bạn tìm kiếm một người sếp và một công việc phù hợp cho mình. Quên mấy cái định kiến giới đi, đã đến lúc gặt hái công việc mà bạn xứng đáng rồi!
1. Các dạng câu hỏi phỏng vấn mà bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần
Vậy là, bạn đã đến được vòng phỏng vấn. Xin chúc mừng! Và bây giờ thì đã đến lúc tập trung cao độ vào việc chuẩn bị cho các câu trả lời. Tin tốt là không phải tất cả các câu hỏi đều nhằm vào việc soi xét kỹ năng thực hành lâm sàng hay đem kỹ năng giao tiếp của bạn ra mổ xẻ, bạn cũng có thể chuẩn bị trước cho một số câu hỏi cho hầu hết các công việc khác như là “điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì” hay “điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” Hãy chắc chắn rằng bạn không phớt lờ những câu hỏi này khi bạn luyện tập cách đưa ra các câu trả lời vì chúng sẽ giúp bên phỏng vấn biết rõ hơn nhiều về nhân cách của bạn. Giữa vô số những câu hỏi quen thuộc thì sẽ có những ‘câu hỏi phỏng vấn hành vi’ để giúp cho bên tuyển dụng hiểu hơn về cách bạn sẽ phản ứng trong các tình huống khác nhau dựa trên kinh nghiệm vốn có của bạn. Vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn chuẩn bị các câu trả lời về cách bạn phản ứng trong các tình huống khủng hoảng và cách bạn làm việc cùng đội nhóm trước kia.
2. Chuẩn bị sẵn sàng
Một trong những mẹo nhỏ tuyệt vời nhất cho việc chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn là hãy ghi chép lại hoặc in các yêu cầu của công việc đó ra. Hãy tưởng tượng ra bức tranh về ứng viên trong mơ của nhà tuyển dụng của bạn và nghĩ cách thỏa mãn tất cả các tiêu chí của nó. Đừng lo nếu bạn chưa có kinh nghiệm gì, hãy nghĩ về những gì bạn có thể thể hiện với bên phỏng vấn rằng bạn là một người nhanh nhạy chăm học hỏi hoặc rằng bạn có kinh nghiệm ở những lĩnh vực tương tự và sẵn sàng nâng cao kiến thức.
3. 12 câu hỏi thông dụng nhất (và cách trả lời) cho các y tá
🌟Tại sao bạn lại muốn trở thành một y tá?
Trả lời mẫu: “Tôi muốn trở thành y tá vì tôi trưởng thành từ một gia đình có truyền thống làm nghề điều dưỡng. Lớn lên và nhìn bố mẹ yêu thích những gì họ làm mỗi ngày đã truyền cho tôi nhiều cảm hứng và động lực. Tôi hứng thú với công việc này vì tôi cảm nhận được rằng tôi đã học được rất nhiều từ bố mẹ rằng việc giải quyết các vấn đề, chăm sóc bệnh nhân và giúp cho cuộc đời của một người khác đi có ý nghĩa thế nào.”
🌟Khía cạnh nào của công việc này làm bạn cảm thấy được đền đáp nhất?
Trả lời mẫu: “Điều mà tôi cảm thấy được đền đáp nhất khi làm y tá chính là cảm giác mà bạn thực sự có thể khiến cuộc sống của ai đó trở nên tốt hơn. Dù đó là giúp đỡ bệnh nhân vượt qua một buổi chẩn đoán khó nhằn, hoặc là giúp bệnh nhân thoải mái hơn, hay tiếp xúc với gia đình và bạn bè của bệnh nhân. Đó là một điều tuyệt vời khi nghĩ tới việc bạn có thể tạo ra sự khác biệt mỗi ngày.”
🌟Bạn hãy cho chúng tôi biết cách bạn sẽ xử lý nếu có ai đó không hài lòng với sự chăm sóc của bạn được không?
Trả lời mẫu: “Tôi từng chăm sóc một bệnh nhân mà đã từng tra google triệu chứng của họ và nghĩ rằng sự chăm sóc của chúng tôi là không đủ. Bệnh nhân cương quyết rằng chúng tôi cần phải điều trị vết nhiễm trùng đó bằng loại thuốc khác và thậm chí còn nói với gia đình rằng chắc chắn là họ không được chăm sóc tốt. Cuối cùng thì, tôi cũng đã tra google về những triệu chứng đó và tìm được một bài báo khác gợi ý liệu trình điều trị của chúng tôi và nói với bệnh nhân đó. Sau đó tôi dành thêm chút thời gian giải thích cho bệnh nhân và người nhà của họ lý do vì sao chúng tôi chọn liệu thuốc cụ thể này. Họ vẫn hoài nghi nhưng chúng tôi cũng đã thành công thuyết phục được họ rằng ở bệnh viện của chúng tôi họ được phục vụ và chăm sóc ở mức độ tốt nhất.”
🌟Bạn nghĩ kỹ năng điều dưỡng tốt nhất của bạn là gì?
Trả lời mẫu: “Tôi nghĩ điểm mạnh nhất của tôi khi làm một y tá đó là khả năng lắng nghe những gì bệnh nhân muốn nói. Tôi có khả năng lắng nghe và ghi nhớ mọi thứ, từ độ nghiêm trọng của các triệu chứng tới những nỗi lo lắng và sợ hãi của họ. Điều đó có nghĩa là tôi là một người dễ dàng đồng cảm và có khả năng chăm sóc cho họ, như một người bạn tâm giao luôn sẵn sàng ở cạnh.”
🌟Bạn đối mặt với áp lực của công việc này như thế nào?
Trả lời mẫu: “Tôi biết rằng công việc này áp lực như thế nào nên tôi luôn nghiêm túc trong việc tự chăm sóc bản thân. Ở công việc trước tôi cảm thấy mình luôn phải đè nén cảm nhận của mình và dường như đã không có nhiều sự hỗ trợ về mặt cảm xúc nên tôi đã tìm đến các thành viên khác trong đội và nói với họ rằng tôi sẽ luôn ở đây bất cứ khi nào họ cần tâm sự. Điều nhỏ nhặt đó đã thay đổi năng lượng của cả đội rất nhiều và điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi đã thân thiết hơn hẳn và cảm thấy dễ dàng chia sẻ cảm xúc hơn mỗi khi thấy áp lực hay buồn bã. Tôi có một mạng lưới trợ giúp tuyệt vời và bạn đời của tôi cũng làm trong ngành y tế nên họ rất hiểu mỗi khi tôi giải thích vì sao tôi thấy áp lực đè nặng. Tôi cũng dành ra một chút thời gian trong tuần để tới phòng gym và tôn trọng khoảng thời gian rảnh của mình bằng cách không đem công việc về nhà.”
🌟Bạn có làm việc nhóm tốt không? Hãy cho chúng tôi biết một lần mà bạn thực hiện tốt công việc cùng với đội nhóm của mình.
Trả lời mẫu: “Tôi cho rằng bản thân mình là một người làm việc nhóm khá hiệu quả. Như tôi đã đề cập, tôi muốn chắc chắn rằng đội nhóm của tôi biết rằng tôi luôn ở đây cùng với họ và tôi luôn ủng tất cả các quyết định của đồng nghiệp. Một ví dụ cụ thể cho việc này là khi chúng tôi đã phải đưa tiễn một bệnh nhân hồi tôi còn làm công việc cũ. Nó thực sự rất buồn bã và bất ngờ, nhưng tôi đã cố gắng giúp đỡ vị bác sĩ làm cùng và đảm bảo rằng cô ấy vẫn đưa ra các quyết định đúng đắn khi bốc thuốc và tôi muốn chắc rằng các đồng nghiệp có thể chia sẻ mọi thứ với tôi. Chúng tôi cũng đã nói về điều này sau đó để tìm hiểu xem liệu có điều gì chúng tôi có thể đã làm khác đi, chính vì vậy, chúng tôi đã biến một tình huống khó nhằn thành một cơ hội để phát triển và trưởng thành.”
🌟Điều khó khăn nhất khi làm một y tá là gì?
Trả lời mẫu: “Chắc chắn là khi bệnh nhân qua đời. Đó là một thứ gì đó rất khó để đối diện kể cả khi nó diễn ra một cách bất ngờ. Nhưng tôi vẫn cố gắng vượt qua bằng cách nói với bản thân mình rằng tôi vẫn làm được gì đó khác biệt và trong thời gian họ ở lại viện, tôi đã cố gắng làm mọi thứ tôi có thể.”
🌟Tại sao bạn lại là ứng viên tốt nhất cho vị trí điều dưỡng này?
Trả lời mẫu: “Sau khi xem xét tất cả những yêu cầu cho vị trí này, tôi cho rằng tôi có đủ tất cả các điều kiện cần có. Tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm, có kiến thức về tất cả những quy trình và trách nhiệm cũng như có niềm đam mê nhiệt huyết với công việc này. Tôi tin rằng mình sẽ trở thành một nhân lực quý báu đối với các bạn.”
Mẹo hay: Đây là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và cho thấy những gì bạn đã nghiên cứu và tìm hiểu. Hãy chắc chắn rằng bạn đưa ra bằng chứng cho những gì bạn nói, và nếu không thể đáp ứng các tiêu chí 100% thì cứ nói thật và giải thích rằng bạn sẽ sẵn sàng học hỏi.
🌟Tại sao bạn lại rời vị trí hiện tại?
Trả lời mẫu: “Sau nhiều năm làm việc, tôi nhận thấy mình đang trở nên quá thoải mái. Tôi đang kiếm tìm những thách thức và cơ hội mới để có thể tiếp tục phát triển với tư cách một y tá.”
Mẹo hay: Dù gì đi nữa thì cũng đừng nói xấu người sếp hiện tại hay sếp cũ của bạn, vì có thể điều đó sẽ lại đến tai họ bằng cách nào đó. Thêm vào đó, bên tuyển dụng mà bạn đang phỏng vấn cùng cũng sẽ không muốn thấy rằng bạn không phải một nhân viên không thành thật và trung thành.
🌟Điều gì bạn nghĩ là cuốn hút nhất nếu làm với chúng tôi?
Trả lời: “Sau rất nhiều tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng các giá trị cốt lõi về y tế của bên công ty là phù hợp nhất với tôi. (Lúc này hãy nói về những giá trị của họ và giải thích vì sao nó có ý nghĩa rất nhiều với bạn).
Mẹo hay: Đây là cơ hội để bạn nói về những gì bạn đã tìm hiểu về công ty. Bạn còn có thể nhắc đến những nhận xét mà bạn tìm thấy trên nền tảng của chúng tôi để giải thích rằng vì sao môi trường làm việc ở đây thu hút bạn.
🌟Bạn đam mê điều gì?
Trả lời mẫu: “Tôi có đam mê được cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho tất cả bệnh nhân của mình. Tôi tự hào về công việc của mình và luôn ham muốn được tạo ra điều gì đó khác biệt trong cuộc sống của mỗi người.”
Mẹo hay: Hãy ghé qua xem bài báo của chúng tôi về cách trả lời câu hỏi này và hình thành một câu trả lời hoàn hảo cho cuộc phỏng vấn của bạn.
🌟Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Trả lời mẫu: “Có chứ, chắc chắn rồi…”
Phỏng vấn xin việc luôn là một con đường hai chiều, vì thế hãy đảm bảo rằng bạn có sử dụng cơ hội này để tìm hiểu bất cứ điều gì bạn muốn biết về người chủ tiềm năng của mình. Dù bạn muốn biết rằng liệu công việc này có phù hợp với người có gia đình hay không, các ca làm ra sao và thậm chí là cả văn hóa công ty như thế nào, đây chính là dịp để bạn cho thấy những hứng thú thực sự đối với công ty và tìm hiểu xem liệu nó có phải một bến đỗ thích hợp cho chính bạn hay không. Và đây là vài câu hỏi mà bạn nên sử dụng trong các cuộc phỏng vấn, tìm hiểu nhé.
_______________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Hoàng Khánh Linh.
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Khánh Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9235
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 53