Tiếp nối một loạt bài viết về những điều cần đưa vào trong một hồ sơ xin việc, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về cách tạo lập các phần lịch sử việc làm và trình độ học vấn trong hồ sơ việc làm cũng như lý do tại sao chúng lại quan trọng.
Khi nói đến việc viết hồ sơ xin việc, chúng ta có thể xem nó như là một tài liệu sử dụng liên tục. Mặc dù nó có thể sẽ không cần đến nữa khi vào tay của các nhà tuyển dụng tiềm năng, nhưng việc tạo ra một hồ sơ xin việc yêu cầu nhiều mục tiếp cận phân đoạn hơn. Mỗi phần có một mục đích riêng và bạn cần dành thời gian để đảm bảo hoàn thiện các phần. Hai phần chính yếu của một hồ sơ xin việc là phần lịch sử việc làm và phần trình độ học vấn.
Hai phần này có thể là cách thức để chứng minh tại sao bạn là ứng cử viên sáng giá cho một vị trí này. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn làm sai, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn. Vậy tiếp theo đây là những gì bạn cần đưa vào mỗi một phần của hồ sơ xin việc và tại sao chúng lại quan trọng trong tài liệu tổng quan của bạn.
💥Những thông tin cơ bản về hồ sơ xin việc
Nếu bạn mới bắt đầu quy trình viết hồ sơ xin việc, bạn có thể xem trước một số bài viết khác của chúng tôi. Trong phần đầu tiên về những gì cần đưa vào trong một hồ sơ xin việc, chúng ta sẽ chú ý một số điều cơ bản cần ghi nhớ. Nó bao gồm những thứ như độ dài, định dạng và ngôn ngữ bạn nên sử dụng, cũng như cách viết thông tin và lí lịch cá nhân của bạn.
Bạn cũng có thể xem bài viết của chúng tôi về các mẫu hồ sơ xin việc miễn phí. Tại đây, bạn sẽ nhận được một số thông tin chi tiết hữu ích về các phần mà bạn muốn đưa vào, cũng như một số ví dụ để tạo lập cấu trúc cho chúng.
Nếu bạn đang trong quá trình nộp đơn xin việc, bạn muốn chuẩn bị cho bước tiếp theo, hãy xem cách để thành công tại: Khóa học phỏng vấn.
💥Lịch sử làm việc và kinh nghiệm
Phần lịch sử làm việc trong hồ sơ xin việc thường là một trong những phần gây ấn tượng nhất đối với các nhà quản lý tuyển dụng. Nó nêu bật các vai trò công việc và kinh nghiệm mà bạn đã đảm nhận cho đến nay để dễ dàng cho các nhà tuyển dụng thấy bạn đã làm loại công việc gì, ở đâu và trong bao lâu.
Nếu bạn đã đạt được một số kinh nghiệm, phần này có khả năng chiếm nhiều dung lượng đối với bạn. Mặt khác, nếu trước đây bạn không có nhiều (hoặc bất kỳ) công việc nào, bạn có thể phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Do đó, điều quan trọng là phải biết những gì cần đưa vào và những gì bạn có thể bỏ qua trong một hồ sơ xin việc.
💥Những gì cần đưa vào
Hãy bắt đầu với những thứ bạn muốn đưa vào phần này. Một số trong số chúng sẽ phụ thuộc vào vai trò bạn đang ứng tuyển và mức độ cao cấp của nó. Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý những điều sau như một hướng dẫn:
- Công việc cố định
- Công việc tạm thời / bán thời gian
- Vai trò hợp đồng
- Thực tập và vị trí làm việc
- Việc làm thứ bảy / mùa hè
- Công việc tình nguyện
Tất nhiên, một người có kinh nghiệm 10 năm nộp đơn cho vị trí quản lý sẽ không cần phải đưa vào những chi tiết về công việc mùa hè mà họ đã có trước khi học đại học. Sử dụng phán đoán của bạn và quyết định xem những cái nào có liên quan đến những vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
💥Những gì cần bỏ qua
Trong một số trường hợp, thay vì loại bỏ các vai trò không liên quan, bạn có thể chỉ muốn loại bỏ tất cả các chi tiết nhỏ. Ví dụ: nếu có khoảng trống trong kinh nghiệm nghề nghiệp, bạn có thể muốn thêm vào một dòng giải thích những gì bạn đã làm trong khoảng thời gian đó. Như vậy mà nói, có một số thứ bạn không cần phải đưa vào:
- Chi tiết liên hệ của người sử dụng lao động hoặc người quản lý trước đây của bạn
- Mô tả công việc thay vì thành tựu/ kinh nghiệm của bạn
- Danh sách các vai trò từ những năm trước đó nữa
- Các chi tiết và biệt ngữ không cần thiết mà người đọc sẽ không hiểu
Việc loại bỏ những yếu tố này không chỉ làm cho phần này ngắn hơn mà còn giúp người quản lý tuyển dụng dễ dàng nhận được thông tin phù hợp nhất.
💥Cấu trúc
Mặc dù có một số cách để bạn định dạng cấu trúc phần lịch sử việc làm trong hồ sơ xin việc, nhưng có một số yếu tố bạn cần đưa vào là:
- Chức danh công việc. Tránh bất kỳ sự tô điểm hoặc không liên quan đến ngành mà bạn ứng tuyển. Cần nói rõ cho nhà tuyển dụng vai trò của bạn là gì.
- Tên công ty. Ở đây, bạn nên sử dụng tên mà tổ chức được biết đến nhiều nhất. Nó phải dễ dàng nhận ra hoặc dễ để tìm kiếm.
- Địa điểm. Một số người muốn đưa vào thành phố / quốc gia nơi làm việc. Tuy nhiên, bạn không cần phải thêm địa chỉ đầy đủ.
- Ngày tuyển dụng. Bạn cần đưa vào tháng và năm bạn bắt đầu / hoàn thành một vai trò. Nếu bạn vẫn làm việc ở đó, hãy sử dụng dòng đại loại như ‘Tháng 5 năm 2019 – Hiện tại’.
- Kinh nghiệm. Đây phải là một bản tóm tắt ngắn gọn về nhiệm vụ chính, trách nhiệm và thành tích của bạn khi đảm nhận vai trò này. Nó không cần phải dài dòng nhưng nên đưa vào các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.
💥Làm thế nào để viết
Phần lịch sử việc làm của bạn có thể có nhiều dạng, thường tùy thuộc vào loại công việc bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, tránh chỉ liệt kê ra một loạt các mô tả công việc. Nhà tuyển dụng chỉ muốn xem nơi bạn đã sử dụng các kỹ năng của mình, đạt được mục tiêu và những kì vọng trong công việc của mình.
Việc định lượng kết quả của bạn trong phần này là rất có lợi. Ví dụ: bạn muốn đưa vào một cái gì đó chẳng hạn như ‘đã giúp phân phối thành công ngày giao dịch cao nhất trong năm’ hoặc một điều gì đó tương tự. Tránh các đoạn văn và câu quá dài. Giữ mọi thứ đơn giản, rõ ràng và đi vào trọng tâm.
Cố gắng tránh sử dụng những từ quá thông dụng và những câu nói sáo rỗng trong lịch sử việc làm của bạn (và phần còn lại của hồ sơ xin việc). Thay vào đó, hãy sử dụng các động từ hành động như điều phối, tích hợp, hướng dẫn và hoàn thành để thể hiện các nhiệm vụ tích cực mà bạn đã thực hiện.
💥Lưu ý chung
Có một số điểm khác mà bạn cần lưu ý khi viết phần này:
- Sắp xếp danh sách công việc của bạn theo thứ tự thời gian, đảm bảo công việc gần đây nhất hoặc hiện tại của bạn ở trên cùng.
- Đối với tên tiêu đề, “lịch sử việc làm” hoặc “kinh nghiệm chuyên môn” thường là phù hợp với mọi loại hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm chuyên môn của bạn còn hạn chế, bạn có thể đi kèm với ‘kinh nghiệm làm việc’. Hồ sơ xin việc dựa vào kỹ năng có thể là một lựa chọn tốt nếu rơi vào trường hợp này.
- Nếu bạn thực sự có những khoảng trống về kinh nghiệm làm việc, hãy đảm bảo giải thích chúng trong phần học vấn của mình (nếu thích hợp) hoặc trong thư xin việc của bạn.
💥Học vấn
Thông thường, phần học vấn sẽ theo lịch sử việc làm của bạn. Đó là một phần quan trọng khác trong hồ sơ xin việc, và tùy thuộc vào giai đoạn nghề nghiệp của bạn, nó có thể rất quan trọng trong việc tìm kiếm một công việc. Như với phần trước, phần lớn tùy thuộc vào tình hình hiện tại của bạn. Tuy nhiên, bạn càng có nhiều kinh nghiệm làm việc phù hợp, thì phần này có thể càng ít chi tiết hơn.
Bạn cũng nên đề cập ở đây không chỉ là cấp bậc của trường / đại học mà có thể là bất kỳ bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn bổ sung nào vào hồ sơ xin việc của mình. Thông thường, bạn có thể thêm một phần riêng biệt cho những gì bạn đã đạt được trong khi làm việc.
Chúng tôi đã vạch ra cách bạn có tạo lập phần học vấn của mình, tùy thuộc vào giai đoạn sự nghiệp của bạn:
1. Học sinh vừa tốt nghiệp
Nếu bạn chỉ mới rời trường, bạn sẽ muốn tập trung vào GCSE, A-Levels hoặc các bằng cấp tương đương. Nhiều nhà tuyển dụng ở cấp độ này sẽ không mong đợi nhiều kinh nghiệm, vì vậy bạn có thể chú trọng nhiều hơn vào trình độ học vấn của mình.
Bạn nên đánh dấu các môn học như Toán, Tiếng Anh và Khoa học, và đưa vào kết quả bạn đạt được nếu chúng đặc biệt có thế mạnh. Ngoài ra, bạn có thể liệt kê các môn học bạn đã thi và đưa vào số điểm đạt được. Bạn cũng có thể nêu bật bất kỳ thành tích nào khác trong thời gian ở trường.
2. Sinh viên đại học vừa tốt nghiệp
Nếu bạn có bằng cấp, đây phải là tâm điểm của phần học vấn trong hồ sơ xin việc của bạn. Bạn không cần phải đưa vào chi tiết của các khóa học cụ thể, mặc dù nó có thể hữu ích nếu bạn đang nộp đơn xin việc khi thông tin này có liên quan.
Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn có thể đánh dấu ngắn gọn trình độ học vấn trung học của mình dưới đây. Thay vì tập trung vào các môn học cụ thể, bạn chỉ cần liệt kê số lượng bằng cấp và phạm vi điểm. Ví dụ: ’11 GCSEs cấp AC / 9-4 ‘.
3. Thiết lập hồ sơ một cách chuyên nghiệp
Khi bạn đã có một số kinh nghiệm trong ngành, trình độ học vấn và bằng cấp của bạn đôi khi ít liên quan hơn (tất nhiên là tùy thuộc vào lĩnh vực bạn ứng tuyển). Nếu bạn có các chứng chỉ nghề nghiệp gần đây, chúng có thể được nhà tuyển dụng quan tâm hơn là kết quả GCSE của bạn từ 10 năm trước.
Cũng giống như cách bạn không cần phải viết dài dòng về kinh nghiệm làm việc không liên quan của mình, bạn có thể giữ phần trình độ học vấn của mình với một danh sách tương đối ngắn. Vạch ra ngày bạn đạt được kết quả của mình và một bản tóm tắt ngắn gọn về kết quả của chúng.
💥Lưu ý chung
Như đã nói, phần học vấn trong hồ sơ xin việc của bạn phần lớn phụ thuộc vào tình hình của bạn. Vậy nên bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, có một số điều cần ghi nhớ cho dù bạn đang ở giai đoạn nào trong nghề nghiệp, đó là:
- Giữ cho nó rõ ràng. Phần này sẽ dễ dàng cho các nhà tuyển dụng tiềm năng xem qua. Đảm bảo đưa vào ngày tháng và tên tổ chức, và chỉ đưa thêm nhiều chi tiết khi cần thiết.
- Bắt đầu với những điều gần đây nhất. Đối với lịch sử việc làm của bạn, trước tiên hãy thêm các bằng cấp phù hợp nhất / hiện tại và làm theo cách của bạn.
- Chỉ đưa vào những cấp bậc bạn tự hào. Điểm này đặc biệt phù hợp nếu bạn đã học xong cách đây không lâu. Bạn không cần phải làm nổi bật từng cấp bậc, vì vậy hãy chọn những điểm ấn tượng.
- Cung cấp thêm thông tin chi tiết nếu cần. Nếu bạn đang nộp đơn cho một vai trò dựa trên trình độ học vấn, điểm và bằng cấp của bạn có thể phù hợp hơn. Nếu vậy, hãy đảm bảo đưa vào tất cả mọi thứ mà nhà tuyển dụng cần trong cái nhìn đầu tiên.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách viết một bản hồ sơ xin việc hoàn hảo, hãy xem Cách thành công tại: khóa học viết đơn xin việc của chúng tôi.
💥Lời kết
Hai phần lịch sử làm việc và trình độ học vấn đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể hồ sơ xin việc của bạn. Tuy nhiên, chúng sẽ khá khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nghề nghiệp và loại công việc bạn đang ứng tuyển. Có lẽ lời khuyên tốt nhất là hãy nghĩ xem một nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu lịch sử việc làm và trình độ học vấn của bạn như thế nào. Sau đó, bạn có thể tạo cho từng phần chi tiết và ngắn gọn như cần thiết.
Sau khi hoàn thành các phần này, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về các phần sở thích và kỹ năng chính của mình.
________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: futurelearn
- Người dịch: Nguyễn Thị Vi
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Vi – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9446
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17