Các nhà tuyển dụng việc làm chuyên nghiệp có nhiệm vụ khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp cho công việc sao cho kịp thời và hiệu quả.
Khi làm nhiệm vụ đó, nhà tuyển dụng có thể cố ý hoặc vô tình đặt ra những “cửa bẫy” trong quá trình tuyển dụng mà ứng viên nào không nhận ra sẽ đi vào. Tình huống đó có thể ảnh hưởng đến tư duy chuyên nghiệp của nhân viên tương lai nếu ứng viên đó chấp nhận vị trí mà các điều khoản thay đổi hoặc mất đi sau khi hợp đồng được ký kết. Chúng tôi thảo luận về 5 tình huống dưới đây với mong muốn giúp bạn quyết định khi nào nên nói “có” hoặc “không” với lời mời làm việc.
💥Tại sao nhà tuyển dụng có thể tránh né một số chi tiết về công việc?
Bà Chelsey Opare-Addo – người sáng lập của Not Your Mother Resume cho biết: “Cá nhân tôi trở thành nạn nhân của một kịch bản bán hàng rởm. Những chi tiết công việc được ghi trong mô tả công việc thay đổi rõ rệt từ lúc phỏng vấn đến khi làm việc thực tế.” Trong tình huống đó, người sử dụng lao động đã cố tình không trung thực để lấp đầy vị trí trống trước khi hai nhân viên làm công việc đó hoàn thành thông báo nghỉ việc trước hai tuần, việc này xảy ra cùng một lúc.”
Bà Opare-Addo nói rằng có những dấu hiệu bất thường nhưng bà đã bỏ qua. “Dấu hiệu lớn nhất là người quản lý tỏ ra háo hức muốn tuyển dụng tôi. Anh ta muốn tôi bắt đầu làm việc vào thứ Hai tuần sau, trái ngược với thông báo hai tuần như thông thường. Anh ấy nhanh chóng đề xướng việc tăng lương 30% khi tôi do dự và cho tôi một đêm suy nghĩ về lời đề nghị.”
Điều quan trọng cần nhớ là các nhà tuyển dụng được khuyến khích tìm đủ nhân viên cho các vị trí công việc. Với các nhà tuyển dụng cấp đại lý, việc tuyển đủ nhân viên theo chỉ tiêu giúp họ có khoản tiền hoa hồng lớn.
Bà Cheryl Czach – người sáng lập Cheryl Czach Coaching and Consulting (tạm dịch: công ty TNHH Huấn luyện và Tư vấn Cheryl Czach) có trụ sở tại thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ cho biết: “Ngay cả những nhà tuyển dụng của công ty cũng được khuyến khích thông qua cấu trúc tiền thưởng hoặc KPI dựa trên các số liệu như thời gian để lấp đầy vị trí trống hoặc số lượng tuyển dụng. Điều này có nghĩa là các nhà tuyển dụng có động lực cao nhanh chóng tìm đủ ứng viên cho vị trí công việc còn thiếu. Áp lực đó chắc chắn dẫn đến việc bán vượt mức ít nhất một vị trí tuyển dụng, hay hạ thấp những nhược điểm của vị trí công việc cần tuyển.”
💥Điều hướng quá trình tuyển dụng việc làm
Theo Glassdoor, 96% người tìm việc nói rằng điều quan trọng là làm việc cho công ty minh bạch. Không mắc sai lầm nào, sự minh bạch bắt đầu từ quá trình tuyển dụng việc làm.
Các tình huống “sập bẫy” tuyển dụng sau đây dẫn đến kết quả công việc không như mong muốn, vì vậy hãy luôn cảnh giác trong suốt cuộc đối thoại.
🌟Bạn không hỏi đúng câu hỏi
Theo bà Denise Bitler – người sáng lập công ty Tampa, dựa trên thành công của phỏng vấn tóm tắt sơ yếu lý lịch (Resume-Interview Success), có trụ sở tại bang Florida, Mỹ – nhà tuyển dụng, chuyên gia mảng nhân sự với 30 năm kinh nghiệm chia sẻ: nhà tuyển dụng không bao giờ nói với ứng viên rằng công ty có môi trường làm việc độc hại, rằng giám đốc điều hành là tên quản lý tồi tệ, kẻ không giữ chân được nhân viên, rằng nhân viên sẽ phải làm thêm giờ một cách vô lý, và rằng công ty không bao giờ trả công xứng đáng cho nhân viên.
Bà Bitler nói: “Tuy nhiên, cái bẫy tuyển dụng chỉ có thể là một cái bẫy nếu bạn chưa tìm hiểu, nghiên cứu và chuẩn bị cho những câu hỏi cần thiết và phù hợp. Nhiều ứng viên tiềm năng ngại đặt câu hỏi hoặc yêu cầu làm rõ vì sợ rằng lời đề nghị sẽ bị giữ lại, hoặc nếu đề nghị đã được đưa ra thì nó sẽ bị hủy bỏ. Các ứng viên cần nhận ra rằng nếu nhà tuyển dụng từ chối hoặc hủy bỏ lời đề nghị nhận việc vì bạn đặt những câu hỏi hợp lệ, tôn trọng, thì nên tránh chỗ tuyển dụng đó.”
🌟Câu hỏi của bạn không được trả lời
Bà Bitler nói: “Tôi không tin rằng các nhà tuyển dụng cố tình bỏ qua thông tin quan trọng về công việc nhưng bạn phải nhớ rằng các nhà tuyển dụng, đặc biệt là với các nhà tuyển dụng lớn, đang tuyển dụng nhiều vị trí cùng một lúc.”
“Các nhà tuyển dụng không phải là chuyên gia về mọi loại trách nhiệm với mọi công việc trong mọi bộ phận của công ty. Tuy nhiên, họ phải có được thông tin chính xác để trả lời bất kỳ câu hỏi nào hoặc giải quyết bất kỳ mối quan tâm nào mà ứng viên có. Nếu bạn bị ngăn cản khi đặt câu hỏi hoặc khi yêu cầu làm rõ, đó là vấn đề. ”
🌟Thư mời nhận việc không đầy đủ
Một trong những cái bẫy lớn nhất cần cảnh giác là thư mời nhận việc không đầy đủ.
Bà Czach chia sẻ: “Khi một tổ chức mở rộng thư mời nhận việc thì thư đó nên gồm có thông tin về tất cả các khía cạnh pháp lý của vị trí tuyển dụng bao gồm sổ tay nhân viên, bất kỳ thỏa thuận tuyển dụng nào, thông tin về phúc lợi bao gồm chi phí, chính sách PTO chi tiết và những chính sách khác có ảnh hưởng đến công việc ứng tuyển của bạn. Việc công ty không cung cấp thông tin thiết yếu này là dấu hiệu bất thường.”
🌟Họ trốn tránh trách nhiệm công việc
Một trong những cái bẫy tuyển dụng lớn nhất là nhấn mạnh mức lương hàng tháng mà không xác định rõ trách nhiệm.
Ông Marques Thomas – giám đốc điều hành tại Query Sprout – nền tảng dịch vụ khách hàng trực tuyến ở thành phố Sandy, bang Ut, Mỹ cho biết: “Một số nhà tuyển dụng có thể trích dẫn mức lương hàng tháng đáng kể nhưng chỉ nói về trách nhiệm sau khi quá trình sàng lọc ứng viên kết thúc. Nếu ứng viên không nghi ngờ điều này mà ký hợp đồng trước thì đã quá muộn.”
Ông Thomas khuyến nghị rằng các nhân viên tiềm năng nên trao đổi trực tiếp với các nhà tuyển dụng ngay từ đầu. “Mức lương phải tốt là đúng nhưng nếu mức lương đó đòi hỏi làm việc 12 tiếng/ngày, thì không chấp nhận được. Do đó, hãy đảm bảo hỏi về các công việc được giao hàng ngày và hỏi về các tiền phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phúc lợi. Ngoài ra, có những tiện nghi không? Môi trường làm việc như thế nào và bạn sẽ trao đổi với ai trong công việc? ”
Ông Thomas nói: “Đây là những câu hỏi quan trọng quyết định xem bạn có thể làm công việc đó được lâu dài hay không. Quan trọng hơn, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn về lâu dài nếu không được khắc phục.”
🌟Không có sự rõ ràng về chuyến đi
Hầu hết các công ty đều muốn đào tạo nhập môn cho ứng viên giỏi và không muốn bạn vất vả.
Tuy nhiên, một vấn đề khó dự đoán là chuyến đi (công tác). Bà Amy Feind Reeves – người sáng lập công ty Job Coach Amy có trụ sở tại Boston và là cựu giám đốc tuyển dụng của công ty cho biết: “Vấn đề này xảy ra với nhân sự cấp cao hoặc đối tác khi bạn có trách nhiệm thúc đẩy và mang lại doanh thu. Bạn cần phải đến nơi có thể kiếm tiền và mọi người đều hy vọng có thể kiếm được tiền trong vòng một giờ hoặc kiếm tiền khi làm việc ở nhà, nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo cách đó.”
“Do đó, nếu bạn đặt mình vào một tình huống mà khách hàng có thể ở bất cứ đâu, đừng mong đợi rằng bạn sẽ về nhà nếu chuyến đi là một phần trong lịch trình công việc.”
💥Trên hết, hãy tự thẩm định công việc
Sau khi bạn nhận được thư mời nhận việc từ nhà tuyển dụng mới, đã đến lúc bạn bắt tay vào làm bài tập về công việc tuyển dụng thực sự. Có nghĩa là hãy xem thư mời nhận việc mới của bạn như một dự án nghiên cứu của công ty và kiểm tra mọi thứ cẩn thận nhất có thể.
Bà Feind Reeves nói: “Bắt đầu bằng việc hỏi nhà tuyển dụng và/hoặc trưởng phòng tuyển dụng của bạn những câu hỏi liên quan đến công việc. Bạn sẽ muốn biết các thông tin cụ thể như thời gian của một ngày làm việc điển hình, mọi người có kỳ nghỉ hay không, mức độ thường xuyên được trả tiền thưởng và số tiền là bao nhiêu trên cơ sở ngang hàng.”
Ngoài ra, hãy thực tế về các mục tiêu của công ty và trải nghiệm hàng ngày của nhóm bạn. Bà Feind Reeves nói: “Ví dụ, nếu một công ty muốn mức tăng trưởng 100%/năm, đừng mong đợi được đăng ký vào vị trí từ 9 đến 5. Nếu những thành viên trong nhóm của bạn đi du lịch quốc tế, đừng mong đợi rằng bạn là người duy nhất đi du lịch trong nước. Hãy nhớ rằng nếu Tổng Giám đốc làm việc đến khuya thì bạn cũng có thể làm như vậy.”
Bà Feind Reeves cho biết thêm: Không nói đến những câu hỏi chung chung. “Nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu như: Bạn có thể làm việc xuyên trưa không?, Bạn có thích đi dạo 20 phút vào mỗi buổi chiều không? Bạn có một tuần nghỉ lễ “không thể bỏ lỡ” sắp tới cho đám cưới trong gia đình không? ”
Bà nói rằng: “Nếu đúng như vậy, đừng chỉ đặt câu hỏi về công ty. Hãy nói trước với nhà tuyển dụng những mong muốn cụ thể của bạn. Điều đó sẽ làm rõ trách nhiệm công việc của bạn trước khi quá muộn.”
_____________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Nguyễn Thị Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9926
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 32