Với các bạn chưa đi làm full-time bao giờ mà cũng chưa có cơ hội được đi thực tập hoặc làm part-time ở một công ty nào hết, thứ duy nhất có thể được coi là ‘kinh nghiệm’ đấy là những công việc tình nguyện hoặc các hoạt động ngoại khóa mà các bạn đã tham gia.
Nhiều bạn thường lo lắng hỏi mình là, liệu viết những thứ tình nguyện và ngoại khóa này vào CV thì nhà tuyển dụng có quan tâm không? Những thứ này có ‘xịn’ bằng những bạn đã đi làm full-time không?
Đương nhiên là nhà tuyển dụng có quan tâm rồi. Sinh viên vừa mới ra trường, đâu thể đòi hỏi có ngay kinh nghiệm làm việc chỗ này chỗ kia được. Thế nên khi nhìn vào một bản CV mà có nhiều hoạt động hoặc có các hoạt động hay ho trong đó, nhà tuyển dụng sẽ dễ ấn tượng hơn.
Nhưng quan trọng là phải biết viết thế nào cho khéo, chứ nếu không khéo thì giống các bạn khác cũng sẽ chẳng ấn tượng gì.
1. Biết cách sắp xếp cho phù hợp
Thông thường khi viết CV, các bạn được dạy (hoặc xem mẫu) thấy là kinh nghiệm làm việc (professional experience) thì viết ở trên, sau đó mới liệt kê đến hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities) đúng không? Viết kiểu này rất đúng, nhưng chỉ phù hợp với các bạn đã có nhiều kinh nghiệm đi làm thôi.
Còn với các bạn chưa đi làm mấy, còn ít kinh nghiệm, mình có một tip đơn giản thế này: đó là hãy chia mục kinh nghiệm ra làm 2 phần là Relevant Experience và Additional Experience. Sau khi đã chia xong, cứ cái nào bạn thấy liên quan đến việc đang nộp, bất kể là kinh nghiệm làm thêm hay hoạt động ngoại khóa, bạn đều có thể cho vào Relevant, cái nào ít liên quan hơn thì cho vào Additional.
2. Viết ngắn gọn thôi
Nếu có những bạn đã có nhiều kinh nghiệm đi làm rồi nhưng vẫn không muốn bỏ đi các hoạt động ngoại khóa ở trong CV, kinh nghiệm của mình là vẫn cứ viết vào những viết ngắn gọn thôi. Chọn ra trong hoạt động ngoại khóa đấy một thành tích nổi bật nhất và ghi vào CV là xong, không cần ghi nhiều. Ví dụ:
- Thành viên ban đối ngoại | AIESEC Ho Chi Minh | Tháng 3/ 2017
- Kêu gọi thành công tài trợ 40 triệu tiền mặt cho chương trình A từ công ty Unilever.
Đấy là ấn tượng rồi!
Một bản CV tốt nên dài tối đa 2 trang, vậy nên nếu bạn viết 1 dòng mà thấy vẫn thừa ra xíu xíu thì có thể viết lên khoảng 2-3 dòng.
3. Hãy đưa thật nhiều số liệu chứng minh kết quả
Cái dở của các hoạt động ngoại khóa đấy là có nhiều người có thể viết cùng một hoạt động được. Ví dụ bạn tham gia ban Marketing của CLB A, điều đó có nghĩa là 20 đứa bạn khác trong CLB đó cũng có thể viết hoạt động này vào CV giống bạn. Mà CV đứa nào cũng giống đứa nào, làm sao khác biệt được đây?
Câu trả lời là phải viết số liệu, nhiều số liệu kết quả vào.
Ví dụ thay vì nói ‘quản lý fanpage’ chung chung, bạn nên nói ‘quản lý fanpage có 10,000 likes, tăng trưởng 500 likes mỗi tháng’. Thay vì nói ‘gặp gỡ khách hàng’ bạn có thể nói ‘gặp gỡ 5 khách hàng mỗi ngày’. Tương tự như vậy.
Bạn có thể đọc thêm bài viết này để biết cách thêm số liệu vào CV.
Nhà tuyển dụng sẽ dành nhanh vài giây để lướt qua những gì cần lướt trên CV, vậy nên chỉ cần biết cách viết thật tốt, bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng với người ta rồi.
————————————————————————
Bài viết được chia sẻ từ trang blog anhtuanle.com
Chân thành cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng hữu ích !
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/1761
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 110