Không ngần ngại yêu cầu những thứ bạn cần là một yếu tố cần thiết để thành công khi là một người hướng nội trong một môi trường làm việc hướng ngoại.
Là một người hướng nội và yêu thích sự yên bình, tôi luôn tích cực tìm kiếm những công việc mà tôi có thể “đeo ngay tai nghe” cùng tấm bảng “làm ơn đừng nói chuyện với tôi bây giờ” cả ngày, và vui vẻ tập trung vào công việc sáng tạo của mình. Một vài người đã ngạc nhiên về bước đầu sự nghiệp của tôi, từ người chế tạo phụ kiện đến người làm quảng cáo, nhưng với tôi điều đó hoàn toàn có ý nghĩa. Có thể thoát ly hoàn toàn với thế giới ồn ào và tiếp tục sáng tạo là ý tưởng để có một ngày làm việc hoàn hảo – ý niệm mà bất kỳ người hướng nội nào chắc chắn đều cảm thấy quen thuộc.
Dĩ nhiên, có rất ít công việc mà thời gian hoàn toàn dành cho việc “làm việc chuyên sâu”, và đó không hẳn là một gì điều gì không tốt. Trong vai trò viết quảng cáo nói trên, tôi được yêu cầu phải phát triển nhiều loại hình của kỹ năng giao tiếp, một vài trong số đó ban đầu khá khó khăn, nhưng bây giờ tôi lại thấy biết ơn vô cùng khi có được nó. Tôi biết rằng mình có thể dẫn dắt những buổi meeting gặp mặt, tổ chức phỏng vấn, làm tiếp thị một cách thoải mái. Mặc dù không thích làm những việc đó liên tục, nhưng tôi thích việc biết bản thân mình có thể thực hiện được chúng. Thành thực mà nói, tôi nghĩ rằng mình đã trúng giải độc đắc: một công việc yêu thích, môi trường làm việc luôn buộc ta phải học hỏi, phát triển, và được thử thách qua thời gian.
Tuy nhiên, đó là một cú sốc nếu một ngày bạn nhận ra rằng, tại một số thời điểm, sự cân bằng đã dịch chuyển từ “chỉ đủ để thử thách” thành “một cơn ác mộng kinh hoàng cho người hướng nội”. Áp lực đang dần tăng lên đến nỗi tôi khó có thể phát hiện. Tôi có thể có từ 3-4 cuộc họp mỗi ngày một cách dễ dàng: những buổi nói chuyện, phiên lập chiến lược hội thảo, mở đầu là họp theo phong cách xưa. Không chỉ vậy, tôi còn trò chuyện qua email và những nhiệm vụ khẩn cấp không ngừng suốt cả ngày. Thời gian quý báu làm việc tập trung của tôi đã không còn, thay vào đó là việc chuyển từ nhiệm vụ khẩn này sang nhiệm vụ khẩn khác, từ buổi gặp này sang buổi gặp khác, email này sang email khác, nó đã trở thành “chuẩn mực mệt mỏi”.
Từ “Vùng thoải mái” đến “Vùng không thoải mái”
Việc bước ra ngoài “vùng thoải mái” để phát triển khả năng mới là một điều tuyệt vời, nhưng để thích ứng với “vùng không thoải mái” thì lại không. Tôi tin chắc rằng, không ai phải “mắc kẹt” trong công việc đến nỗi cảm xúc “kiệt quệ” đến cuối ngày. Cho dù bạn có đang tìm kiếm công việc có ý nghĩa hơn, những cơ hội mới hay không (hầu hết chúng ta đều không nghỉ việc ngay lập tức), thì vẫn sẽ luôn còn một khoảng trống nhỏ để thúc đẩy việc thành lập những ranh giới tốt hơn và sự cân bằng tại nơi làm việc hiện tại của bạn. Dưới đây là một vài “chiến lược” đã giúp tôi lấy lại quyền kiểm soát trong công việc “hướng ngoại” đầy sự “gấp gáp và vội vã” của mình và để bảo vệ cho tâm hồn “hướng nội” của mình.
Vậy làm thế nào để “sống” giữa môi trường công việc “hướng ngoại” khi bạn “hướng nội”?
1, Bảo vệ khoảng thời gian yên tĩnh của mình bằng việc tránh những buổi làm việc không bị phân tâm.
Điều đó không còn xa lạ khi một người hướng nội luôn muốn khoảng thời gian được một mình, và cần khoảng thời gian đó. Thậm chí nếu có thể chỉ là vài giờ hàng tuần, hãy tránh khoảng thời gian mà bạn có thể làm việc yên tĩnh và hãy quyết liệt bảo vệ nó. Để cho sếp của bạn biết (hoặc yêu cầu nếu cần), tìm một nơi yên tĩnh hơn để làm việc hoặc một quán café để làm việc nếu có thể, và tắt tất cả các thông báo.
Điều đó rất đơn giản, nhưng có những buổi làm việc không bị phân tâm trong lịch làm việc của nhóm là một cách dễ dàng để mọi người trong công ty của bạn biết rằng nó quan trọng với bạn, và nó còn khích lệ những người “hướng nội” khác làm điều tương tự. Nó giúp tôi nghĩ về khoảng thời gian như thể đó là một cuộc hẹn với đồng nghiệp khác. Bạn sẽ không mơ đến việc mình không đến dự một buổi họp như kế hoạch mà không có lý do chính đáng, vậy tại sao lại tỏ ra ít tôn trọng bản thân như vậy?
Biết rằng tôi đã có một vài giờ đồng hồ không có cuộc họp và các tin nhắn Slack, những sự hào hứng ngẫu nhiên đã ngăn chặn cảm giác liên tục mệt mỏi và choáng ngợp trong cả tuần.
2, Để có một ngày làm việc hiệu quả hơn và yên tĩnh hơn, hãy giao tiếp tốt hơn nhưng cũng hạn chế lại.
Như một quy luật chung, càng giao tiếp tốt thì bạn càng không cần phải dành nhiều thời gian vào nó (chưa kể đến việc bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn). Đó không phải là một “mẹo nhanh”, nhưng đôi khi tôi luôn cố gắng cải thiện. Ví dụ đơn giản, một email liệt kê rõ ràng mọi thứ cần để giải quyết với một khách hàng đặc biệt có thể hạn chế việc đi tới đi lui, tương đương với việc bạn và đồng nghiệp liên tục “vỗ vai” nhau suốt cả ngày. (Dù sao thì chúng ta cũng thích kiểu giao tiếp bằng văn bản hơn.)
Tương tự vậy, một cuộc gọi quan trọng kéo dài trong 10 phút, nhưng nếu bạn là một người hướng nội, bạn sẽ không để ý đến chúng, mà bạn sẽ đi thẳng vào vấn đề gốc rễ của vấn đề có thể giải quyết trong 1 tuần được đặt ra cho bạn thông qua Slack. Việc tuân thủ một danh sách chặt chẽ các điểm thảo luận quan trọng có thể hạn chế các cuộc họp kéo dài hàng giờ mà không đạt được kết quả gì, ngoại trừ việc bạn học cách bắt đầu công việc khác của mình mà không bị chú ý một cách tinh tế. Danh sách cứ kéo dài. Giao tiếp tốt hơn và ít thường xuyên hơn có thể tạo cho bạn một ngày làm việc bình yên và hiệu quả hơn.
3, Chuẩn bị cho các buổi gặp mặt bằng cách vạch ra chính xác những điều bạn cần nói.
Ban đầu trong công việc, tôi đơn thuần chỉ nghĩ rằng mọi người trong buổi gặp gỡ chỉ biết chính xác những gì để nói một cách nhanh chóng, và thời gian chuẩn bị đó không phải là công việc thực sự. Tuy nhiên với những người hướng nội, có thể mất hàng giờ để chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc họp và vạch ra những điều cần nói. Nhìn chung, chúng ta sẽ làm tốt hơn khi chúng ta có thể suy nghĩ trước khi nói.
Đối với bất kỳ cuộc họp đặc biệt khó khăn nào, hãy tính toán chính xác thời gian chuẩn bị mà bạn cần để có thể thoải mái trong cuộc họp, và sau đó, hãy thực hiện tính toán trong mỗi tuần. Và, nếu thời gian này lại cắt giảm vào công việc khác của bạn? Hãy nói chuyện với quản lý về sự ưu tiên, có lẽ cuộc họp không hẳn là một thứ gì đó bạn cần phải tham dự (giành chiến thắng), hoặc một số nhiệm vụ khác có thể không được ưu tiên. Vì lợi ích tốt nhất của công ty bạn là tham gia các cuộc họp được chuẩn bị sẵn sàng và thoải mái, dù cho cuộc họp có diễn ra trong bao lâu.
4, Hãy báo cáo tới sếp của bạn nếu bạn đang phải vật lộn với quá nhiều nhiệm vụ, từ các cuộc họp không liên quan đến những phiền nhiễu khác tại nơi làm việc.
Có lẽ quan trọng nhất là hãy trao đổi với sếp của bạn nếu bạn đang phải vật lộn với quá nhiều cuộc họp, email, hoặc những điều phiền nhiễu tại nơi làm việc. Có thể thỏa thuận đưa ra một số phương án giúp bạn thực hiện công việc của mình dễ dàng hơn; suy cho cùng, đó là công việc của họ.
Cho dù bạn có một yêu cầu chắc chắn trong đầu rằng bạn muốn làm việc từ xa một ngày mỗi tuần, hay chỉ đang gặp khó khăn và muốn thảo luận về các lựa chọn của mình, miễn là ý kiến được bày tỏ một cách chuyên nghiệp (nêu rõ sự việc, nhưng không than vãn) và mang tính xây dựng (trao đổi về việc công việc của bạn sẽ cải thiện như thế nào khi một số rào cản được gỡ bỏ), 2 bạn nên vui vẻ trao đổi cùng nhau. Tôi biết điều này có thể không dễ dàng với chúng ta – “những người luôn im lặng” để nói ra, nhưng cũng giống như việc chuẩn bị trước khi họp, bạn có thể chuẩn bị sẵn các ý kiến cần thiết. Việc trao đổi sẽ không thể khắc phục được mọi thứ trong một sớm một chiều, nhưng sếp của bạn sẽ không thể giúp bạn nếu họ không biết được bạn cảm thấy như thế nào.
Thành công với tư cách là một người hướng nội tại nơi làm việc.
Tất cả những điều trên là những “chiến lược” cụ thể giúp tôi – như là một người “hướng nội” làm một công việc “hướng ngoại”, và chúng chắc chắn không phù hợp với tất cả các ngành. Tuy nhiên, có thể được cô đọng lại thành 2 nguyên tắc cơ bản: Vạch ra một vài ranh giới sẽ khiến công việc của bạn dễ dàng hơn; và trao đổi với đội nhóm của bạn một cách trung thực và tự tin nhất có thể.
Việc “uốn nắn” yêu cầu cho những thứ bạn cần một cách không ngần ngại là một điều quan trọng để thành công với tư cách là một người hướng nội trong môi trường làm việc – điều đó hết sức thông minh đối với cả bạn và công ty bạn. Và này, một khi bạn áp dụng các biện pháp này, bạn có thể thấy rằng nơi làm việc của bạn đã có một (hoặc một vài) bước chuyển biến nhỏ để trở nên ít “hướng ngoại” hơn trong văn hóa, truyền thống của nó.
——————–
Dịch giả: Nguyễn Viết Cường
Tác giả: Georgie Crosswell
Link bài gốc: How to Survive When You’re an Introvert With an ‘Extrovert’ Job
______________________________
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tác giả, dịch giả và TOMO đã cho phép chúng tôi được chia sẻ bài viết vô cùng bổ ích này đến với nhiều người trẻ hơn!
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/3257
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 20