-Theo mình, thách thức lớn nhất của quá trình có được công việc mơ ước là VÀO ĐƯỢC VÒNG PHỎNG VẤN. Trong hàng trăm ứng viên, thậm chí hàng ngàn, làm sao TÔI có thể nổi bật hơn và có cơ hội được thể hiện những tố chất của mình trong vòng phỏng vấn.
-CV tốt là một chuyện, nhưng nó chỉ những cái tên, những vị trí, các con số, các công việc. Có, nhưng rất ít yếu tố CÁ NHÂN của ứng viên, và SỰ TUỲ BIẾN dành riêng cho vị trí cụ thể.
-Vậy nên với kinh nghiệm apply vào các công ty lớn, và HIỆN THỜI đang tìm job ở một đất nước xa lạ, sau đây là kinh nghiệm viết cover letter mình muốn chia sẻ cho các bạn.
📌 COVER LETTER LÀ GÌ!
Cover Letter là Thư Ứng Tuyển. Trong thư này, bạn thể hiện nguyện vọng ứng tuyển vào một công việc/ công ty CỤ THỂ, và khả năng nổi bật của bản thân CHO CÔNG VIỆC CỤ THỂ đó.
📌 NHÀ TUYỂN DỤNG CÓ ĐỌC COVER LETTER KHÔNG?
Quả thật Cover Letter là “Optional” trong nhiều trường hợp. Mình hồi xưa hay nghĩ, Optional tức là không nộp không sao. Thôi khỏi nộp. Thực tế là… ngược lại đó các bạn. Khi Cover Letter là Optional, tức là ứng viên nào có nộp cover letter sẽ có lợi thế khi chứng minh mình là người hứng thú với công việc hơn và có đầu tư cho quá trình tuyển dụng hơn.
Mình tin khi yêu cầu Thư Ứng Tuyển (bao gồm optional), nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ đọc nó. Thậm chí nếu KHÔNG yêu cầu, họ cũng sẽ đọc vì… tò mò. Vậy nên hãy cứ viết Cover Letter cho những công việc thực sự tiềm năng nhé.
📌 CÁC LỖI VIẾT THƯ COVER LETTER THƯỜNG GẶP
(1) Thư Ứng Tuyển… lộn chuồng.
Bạn đã bao giờ nhắn tin cho bạn gái này mà nói lộn tên cô khác chưa. À mình thì chưa. Và bạn đã bao giờ viết thư cho công ty này mà ghi tên vị trí và tên công ty khác chưa. Cái này thì mình rồi. Khỏi nói là mình thấy nhục cỡ nào. Việc apply đó thôi coi như bái bai đi nha, vì cái sự cẩu thả từ chuyện cái thư người ta có thể suy ra luôn mình cẩu thả trong công việc luôn rồi.
(2) Thư ứng tuyển sai chính tả
Viết CV, viết cover letter, tìm job hết nhiều tiếng đồng hồ. Một lỗi chính tả tất cả đổ sông đổ bể. Sự nghiêm trọng thì khỏi bàn rồi. Giải pháp là check chính tả bằng ít nhất 2 CÔNG CỤ. 1 là check của word hoặc Google Doscs. 2 là check chính tả bằng Grammarly, công cụ này miễn phí và cho phép bạn check cả lỗi chính tả và ngữ pháp cơ bản rất tốt, highly recommend nha.
(3) Thư ứng tuyển chung chung.
Những đặc tính của công ty được viết chung chung (một công ty năng động, thân thiện, đáng ngưỡng mộ), những điểm mạnh của cá nhân bạn được viết chung chung, không liên quan đến công việc (apply vị trí sales mà chỉ toàn nói kinh nghiệm marketing). Thư là gửi đến một người cụ thể, nếu không viết riêng, viết customize, thì tốt nhất mình đừng viết luôn, như vậy sẽ có cơ hội cao hơn đó các bạn.
📌 CẤU TRÚC CỦA THƯ ỨNG TUYỂN NHƯ THẾ NÀO?
(1) Giới thiệu tên và vị trí mình đang ứng tuyển
Phần nãy rõ ràng rồi ha
(2) Vì sao bạn hứng thú VÀO CÔNG TY
Có nhiều cách để thể hiện sự hứng thú vào công ty.
- Có thể trong quá khứ bạn đã từng apply vào công ty
- Có thể là bạn có một người thân, bạn bè làm trong công ty và nói rất tốt về công ty
- Có thể bạn đã từng gặp một người làm ở công ty ở trường đại học, trong một buổi hướng nghiệp, và rất ấn tượng với tác phong của họ, với sản phẩm của công ty, văn hoá công ty,…
- Có thể bạn chính là khách hàng của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Bạn rất ngưỡng mộ giá trị mà công ty mang lại, hoặc một quảng cáo ý nghĩa mà công ty vừa tung ra gần đây.
- Nếu chưa có bất kì tương tác nào, mới nghe đến lần đầu tiên. Hãy tìm hiểu kĩ website của công ty. Từ đó, bạn có thể hứng thú vào sản phẩm, dịch vụ, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty.
- Bạn cũng có thể hứng thú với những review tích cực về công ty thông qua những trang web review công việc như Glassdoor
- Và nhiều nguyên nhân khác, hãy chọn nguyên nhân nào chân thành và đúng trong trường hợp của bạn nhé
Nhìn chung, cứ hình dung công ty như người yêu. Họ muốn nghe những lời ngọt ngào và sự chân thành tại sao bạn đã biết đến và yêu thích công ty của họ. Bạn có thể nói đã yêu thích công ty từ lâu, hoặc nhấn mạnh một tính chất gì đó mà bạn đặc biệt hứng thú. Điều này sẽ gây ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng.
(3) Vì sao bạn hứng thú VÀO CÔNG VIỆC CỤ THỂ MÌNH ĐANG ứng tuyển
Ok, bạn thích công ty, rồi sao nữa! Công ty có hàng trăm hàng ngàn vị trí, điều gì khiến bạn hứng thú với vị trí cụ thể này.
Nếu yêu thích công ty là nói chung cho HR và tất cả mọi người trong công ty, thì yêu thích công việc là lời gửi đến hiring manager, người có một tình yêu và sự gắn bó cụ thể với phòng ban của họ.
Một số nguyên nhân bạn có thể nói là
- Vị trí này kết nối với mục tiêu nghề nghiệp của tôi. Ví dụ trong 3 năm tôi muốn làm Brand Manager, và vị trí này đang là Associate Brand Manager (ta-da).
- Tôi có nhiều kinh nghiệm trong vị trí này, do đó có thể “là phiên bản tốt nhất của bản thân” khi làm việc này. Ví dụ tôi có 5 năm kinh nghiệm làm account manager, mà vị trí này là account manager (ta-da)
- Vị trí này liên quan đến những giá trị của tôi. Ví dụ tôi thích làm education, mà vị trí này chuyên về tạo ra những nội dung education cho nội bộ công ty và khách hàng.
- Vị trí này ở thành phố mà tôi yêu thích. Khi apply sang thành phố khác, nước khác, điều này cũng có thể quan trọng. Bạn yêu thích thành phố này như thế nào. Tuy nhiên chỉ nên là lí do phụ.
- Và nhiều nguyên nhân khác của riêng bạn
(4) Vì sao bạn là ỨNG VIÊN TỐT NHẤT cho vị trí này
Đầu tiên, hãy chốt hạ trước “Tôi tin rằng mình sẽ là một ứng viên rất cạnh tranh cho vị trí này”. Hãy nêu 2-3 điểm mạnh của bạn sẽ giúp công ty giải quyết được vấn đề của họ. Khi chọn điểm mạnh, hãy chọn theo mô tả công việc (cụ thể) chứ không phải là kinh nghiệm của bạn (chung chung). Thường bạn cần thoả mãn 3 bullet point đầu tiên của phần “Yêu cầu ứng viên” và viết nó trong cover letter.
Ví dụ công ty yêu cầu brand manager có 3 năm kinh nghiệm làm trực tiếp với creative agency, có khả năng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và hợp tác liên phòng ban tốt. Vậy hãy viết 3 đoạn nêu lên thế mạnh của bạn trong 3 điều đó.
Trong mỗi đoạn. Câu đầu nói về thế mạnh của bạn. Các câu sau nói về những trường hợp cụ thể trong công việc bạn thể hiện thế mạnh đó với kết quả cụ thế. Lưu ý hãy nói những điều không được thể hiện rõ ràng trong CV. Phần này là phần dài nhất trong Cover Letter, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể “tái sử dụng” nhiều lần.
Khi apply vào công việc, mình sẽ chọn ra 3 điểm để cho vào cover letter. Nếu là điểm đã viết sẵn chỉ cần copy-paste. Nếu là điểm mới của riêng công việc thì phải viết mới thôi. Chất liệu là giống nhau, nhưng cách thức lái về mô tả công việc của từng vị trí là khác nhau.
(5) Mong muốn phỏng vấn (Call to action)
Trong bán hàng, thì có khái niệm Call to action như “Try me”, “Call me”, “Free trial”, thì đi ứng tuyển công việc cũng vậy.
Đầu tiên, hãy lịch sự cảm ơn họ đã dành thời gian cho hồ sơ của mình. Ngay sau đó, hãy kêu gọi hành động, đó là mời chúng ta đến phỏng vấn. Hãy nói chúng ta sẽ chia sẻ những gì mình có thể mang lại cụ thể cho công ty, hoặc thực hiện những asignment mà công ty để ra để đảm bảo chúng ta có thể thực hiện công việc.
📌 PHÂN PHỐI COVER LETTER NHƯ THẾ NÀO
(1) Upload trực tiếp
Cover Letter hoặc sẽ được upload dưới dạng PDF cùng với CV/Resume trên trang web apply chính thứ của công ty.
(2) Email
Hoặc nó sẽ được đính kèm vào trong email gửi cho HR/ Hiring Manager nếu bạn biết được email của nhân sự và gửi trực tiếp đến họ. Trong trường hợp này, body của email nên viết ngắn gọn hơn, vì họ không có thời gian đọc như Cover Letter được, mẫu email như sau”
“Chào anh chị
Em tên là… Đang ứng tuyển vào vị trí…
Em rất hứng thú với công ty vì…. (1 câu rút gọn)
Em tin rằng mình là một ứng viên phù hợp với công ty vì 3 yếu tố (1 câu rút gọn)
Em xin đính kèm CV và thư ứng tuyển để thể hiện chi tiết nguyện vọng và khả năng của bản thân. Mong anh chị xem xét.
Trân trọng,
Tên”
📌 VIẾT COVER LETTER RẤT TỐN CÔNG, HÃY ƯU TIÊN!
Apply job rất tốn công. Apply mấy 40-50 job là bình thường. Nếu job nào cũng viết cover letter mất 1-3 tiếng thì chắc… chớt!!! Vậy nên mình chỉ nên ưu tiên cho những công việc mình tiềm năng thôi nhé. Tiềm năng tức là mình thích công ty đó, vị trí đó, và mình tự cảm thấy mình rất phù hợp. Giống như công việc đó sinh ra là để dành cho mình vậy đó.
Đối với các công ty bạn không rành hoặc vị trí cũng khá ok (không quá hyper, nhưng cũng vẫn phù hợp) hoặc khả năng bạn vào công ty cũng tương đối thôi. Bạn vẫn nên nộp nếu công ty có lựa chọn “Easy Apply” thông qua LinkedIn hoặc không yêu cầu Cover Letter.
📌 COVER LETTER MẪU
Mình cũng xin chia sẻ mẫu thư ứng tuyển cho Google gần đây mình có viết trong quá trình apply của mình. Các bạn xem qua và tham khảo nhé: http://bit.ly/DaoCoverLetterTemplate
———————
Tác giả: Lê Minh Đạo
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tác giả vì đã cho phép chúng tôi được chia sẻ bài viết của anh đến với nhiều bạn trẻ hơn!
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/3492
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 54