📌 Làm nhiều việc cùng lúc, hay còn gọi theo cái tên “đa nhiệm”, có vẻ là giải pháp hoàn hảo để hoàn thành được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhiều người sau khi áp dụng giải pháp này vào lịch trình bận rộn đã thành công, và còn cảm thấy như đó là một loại kĩ năng đặc biệt.
📌 Vậy, “đa nhiệm” có hoàn toàn tốt? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tiếp tục nó như một thói quen?
🔎 Bộ não của bạn sẽ dần bị phá hủy.
Bạn đã từng vừa ngồi chạy deadline vừa lướt điện thoại? Thỉnh thoảng ngó ra TV, và ăn bữa tối?
Não của chúng ta không có khả năng tập trung vào nhiều công việc trong cùng một lần. Đơn giản là KHÔNG. Nhưng chúng ta lại nghĩ là CÓ. Vì thế điều xảy ra là bộ não của bạn như đang nhảy một đống lửa qua lại giữa các công việc, và tập trung vào từng cái trong tích tắc.
Bạn nghĩ là nó đang làm việc hiệu quả, nhưng thực ra nó đang dần bị phá hủy khi chúng ta cố ép nó.
Theo một nghiên cứu tại đại học Sussex, những người thường xuyên “đa nhiệm” có mật độ thấp hơn ở vùng não chịu trách nhiệm về sự đồng cảm, kiểm soát nhận thức và cảm xúc. Hậu quả là não của họ bị làm “mờ” đi, thời gian phản ứng thông thường của họ từ đó cũng chậm hơn.
🔎 “Đa nhiệm” khiến bạn kém năng suất hơn.
Nếu bạn cảm thấy siêu năng suất khi làm việc “đa nhiệm”, thì bạn đã siêu nhầm rồi.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, “đa nhiệm” làm giảm năng suất của chúng ta lên đến 40%. 40%!!
Chúng ta nghĩ rằng mình giỏi nhảy từ việc này sang việc khác như vậy là tốt, nhưng điều thực sự xảy ra là nó còn tốn nhiều thời gian hơn. Bởi vì mỗi lần chuyển sang việc khác, bạn (hay bộ não của bạn) cần phải lặp lại một chút để nhớ lại điểm cuối mà mình đã dừng lại, và hiệu quả công việc do đó mà đi xuống.
Mất cả chì lẫn chài, phải không?
🔎 “Đa nhiệm” khiến bạn đần độn hơn.
Ok, nghe có vẻ hơi nặng lời, nhưng bạn sẽ dần mất đi khả năng học tập nếu cứ thường xuyên làm nhiều thứ cùng một lúc như một thói quen.
Một nghiên cứu ở đại học Luân Đôn cho thấy rằng, khi áp dụng “đa nhiệm” vào các bài tập liên quan đến nhận biết, điểm IQ đã giảm xuống như thể những người tham gia đã sử dụng cần sa hoặc thức trắng đêm.
Với thói quen này, trí tuệ của bạn đang bị bào mòn. Nó khiến bạn mất khả năng để nhận biết thứ gì quan trọng và thứ gì không. Ngoài ra, nó còn đẩy bạn ra xa cái thực tế là, bạn không hề giỏi đa nhiệm chút nào.
🔎 Bạn sẽ dễ bị sa vào cái bẫy “gian lận”.
Gian lận, dù cố ý hay không, sẽ xảy ra khi bạn phạm những sai lầm cẩu thả mà bạn “đáng ra không nên mắc phải”.
Tất nhiên, bản thân “đa nhiệm” không làm bạn trở nên kém trung thực, nhưng nó lại gây sức ép về thời gian. Đó là lúc các sai lầm xảy ra và khiến bạn gặp rắc rối.
Do cơ chế hoạt động “nhanh, gọn, lẹ” của “đa nhiệm”, bạn buộc phải sửa chữa vấn đề trong tích tắc, và “gian lận” có lẽ là giải pháp dễ được dùng đến.
🔎 “Đa nhiệm” làm giảm khả năng kết nối bên trong bạn.
Hàng loạt các nghiên cứu cho rằng, khi bạn “đa nhiệm”, bạn mất đi khả năng nhớ những gì mình đã và đang làm, cũng như khả năng tiếp thu, khó tổng hợp những kiến thức mới.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải xem lại những thứ đã học lần thứ hai, thứ ba,… để ghi nhớ, và một vòng luẩn quẩn như thế càng khiến khối lượng công việc nhiều hơn tốn nhiều thời gian hơn.
🔑
Cuối cùng, hãy tập chia nhỏ các công việc của mình. Tôi biết là khó, vì ban đầu nó có vẻ sẽ từ từ và chậm rãi, đối lập với cái chủ nghĩa thần tốc của thói quen “đa nhiệm”. Nhưng dần dần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt từ giải pháp này, khi đầu óc trở nên tỉnh táo hơn, năng suất cao hơn và cuộc sống thoải mái hơn.
Nguồn: Page FB Tâm Lý Học Ăn Liền
Tham khảo: Tham khảo bài viết Tiếng Anh tại đây: https://coschedule.com/blog/multitasking-and-productivity?fbclid=IwAR3dwcom4zRALezQt1Bkybzy1Gkv5vVpL8s0FGLpEyQPy0W8PcwGJbx5O-s
_____________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả bài viết và bản dịch đã cung cấp những kiến thức hữu ích. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có những góc nhìn đa chiều hơn trong công việc và học tập.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/2954
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 15