Những người đang vật lộn với áp lực công việc có nguy cơ cao sẽ phải đối mặt với sự quá tải. Việc bị quá tải khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng và dường như không thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
Sự quá tải có thể đi kèm với những triệu chứng về cả sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻ tinh thần. Nếu không được xử lí, sự quá tải sẽ khiến cho một người khó có thể hoạt động một cách tốt nhất trong cuộc sống hàng ngày.
🌻 SỰ QUÁ TẢI LÀ GÌ?
Thuật ngữ “quá tải” hay “burnout” là một cụm từ khá mới, được đặt ra lần đầu tiên vào năm 1974 bởi Herbert Freudenberger, trong cuốn sách của ông, “Sự Quá Tải: Cái Giá Đắt Đỏ Của Thành Tựu To Lớn”. Ông đã đưa ra định nghĩa ban đầu về sự quá tải như “sự triệt tiêu động lực và động cơ, đặc biệt khi sự cống hiến của một người vào một sự nghiệp hay mối quan hệ thất bại trong việc tạo ra kết quả mong muốn”.
Đơn giản hơn, khi bạn cảm thấy kiệt sức, bắt đầu chán ghét công việc của mình, và cảm thấy thiếu năng lực trong công việc, bạn đang thể hiện ra những dấu hiệu của việc quá tải.
🌻 DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:
Tuy sự quá tải không được chẩn đoán như một chứng rối loạn tâm lí, điều đó không có nghĩa rằng nó nên bị coi nhẹ.
Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến của sự quá tải:
- Xa lánh những hoạt động liên quan đến công việc: Những người đang trải qua sự quá tải thường cảm thấy công việc của mình mệt mỏi và gây chán nản. Họ có xu hướng gia tăng sự hoài nghi, chỉ trích với điều kiện làm việc và đồng nghiệp của mình. Họ cũng có thể sẽ tạo khoảng cách về mặt cảm xúc và cảm thấy bất lực với công việc.
- Triệu chứng thể chất: stress trong thời gian dài có thể dẫn đến những triệu chứng như đau đầu, đau bụng hoặc các vấn đề về đường ruột khác.
- Kiệt quệ về mặt cảm xúc: sự quá tải khiến mọi người bị rút cạn năng lượng, không thể xử lí mọi việc và mệt mỏi. Họ cảm thấy thiếu đi nguồn năng lượng để hoàn thành công việc của mình.
- Giảm sút phong độ: sự quá tải chủ yếu ảnh hưởng đến những hoạt động trong công việc – hoặc ở nhà khi công việc chính của ai đó bao gồm việc chăm sóc cho các thành viên khác trong gia đình. Những người bị quá tải thường cảm thấy tồi tệ về những nhiệm vụ của mình. Họ cảm thấy khó khăn để tập trung và mất đi khả năng sáng tạo.
🌻 NGUYÊN NHÂN:
Theo như một báo cáo vào năm 2018 bởi Gallup, sự quá tải đến từ 5 nguyên nhân chính sau đây:
- Áp lực thời gian một cách quá đáng.
- Thiếu sự giao tiếp và hỗ trợ đến từ người quản lí.
- Thiếu sự rõ ràng trong vai trò tại nơi làm việc.
- Khối lượng công việc không thể quản lí được.
- Sự đối xử bất công tại nơi làm việc.
🌻 CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢI PHÁP:
Cho dù cụm từ “quá tải” có thể nghe như một trạng thái tồn tại lâu dài, nhưng thực sự là nó hoàn toàn có thể được loại bỏ. Những người đang bị quá tải cần phải thay đổi môi trường làm việc của họ.
Đề cập với các cơ quan nhân lực về những vấn đề tại nơi làm việc hoặc nói chuyện với người giám sát về những điều có thể trở nên hữu ích nếu được đầu tư để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh hơn.
Trong một số trường hợp, sự thay đổi về vị trí hoặc công việc mới là cần thiết để đặt dấu chấm hết cho tình trạng quá tải.
Nó cũng có thể trở nên rất hữu ích nếu như bạn phát triển những chiến lược rõ ràng giúp bạn quản lí áp lực. Chiến lược chăm sóc bản thân, ví dụ như ăn uống theo một chế độ lành mạnh, tập thật nhiều các bài thể dục, hay bắt đầu một thói quen ngủ lành mạnh có thể giúp giảm thiểu tác động của một công việc có tính áp lực cao.
Một kì nghỉ cũng có thể đem lại cho bạn cảm giác khuây khoả tạm thời, nhưng một tuần rời xa khỏi công việc chưa thể làm cho tình trạng bị quá tải biến mất hoàn toàn. Hãy thường xuyên lên lịch những giờ nghỉ giải lao khỏi công việc, cùng với những hoạt động phục hồi hàng ngày, có thể chính là chìa khoá giúp bạn đánh bại sự quá tải.
Và cuối cùng, việc nói chuyện với các chuyên gia về sức khoẻ tinh thần có thể giúp bạn tìm ra những chiến lược phù hợp nhất với bản thân mình.
—————————————————————————————-
Nguồn:
- Bài viết gốc: https://bit.ly/2Z7aKVr
- Tác giả: Elizabeth Scott, MS,
- Dịch giả: Bùi Phương Khanh – CTV ban Nội dung
- Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Bùi Phương Khanh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
—————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích. Mong rằng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin về những dấu hiệu và cách vượt qua sự quá tải trong công việc nhé.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4675
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 47