[English caption below]
Viết không phải là điểm mạnh của tất cả mọi người, nhưng luyện tập sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn. Các bài luận luôn yêu cầu một định dạng và phong cách nhất định-điều đó cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào các yêu cầu khác nhau. Nếu bạn biết những công cụ hiệu quả và thực hành các kỹ thuật phù hợp có thể sẽ giúp bạn tạo ra những bài luận hay hơn.
1. Tạo sơ đồ tư duy và xây dựng dàn ý trước
Không có bài luận đặc biệt nào được viết mà không có ý tưởng chắc chắn trước. Rất ít (nếu có) nhà văn có thể bắt đầu viết và kết thúc mà không có ý tưởng. Bước đầu tiên là bắt đầu nghiên cứu chủ đề để hiểu phạm vi và các chi tiết cụ thể của bài luận.
Sử dụng thông tin đó để tạo sơ đồ tư duy bao gồm tất cả các phần quan trọng cần thực hiện. Nếu bài luận có bất kỳ yêu cầu cụ thể nào, hãy đảm bảo rằng bạn cũng phải bao gồm cả những điểm đó. Sau đó, sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý cho bài luận và dàn ý đó cần có cấu trúc cụ thể để hỗ trợ cho lập luận được đưa ra.
2. Sử dụng giọng nói chủ động
Vì bài luận bao gồm các thuật ngữ chuyên môn nên bạn phải sử dụng giọng nói chủ động khi viết và nó cũng dễ đọc hơn giọng thụ động. Bên cạnh đó, giọng chủ động cũng mang đến cảm giác tích cực, truyền tải sự tự tin và làm cho bài viết học thuật trang trọng hơn. Mặt khác, giọng bị động thường được sử dụng khi làm văn xuôi sáng tạo theo một giọng điệu trữ tình. Nó không hoàn toàn phù hợp với học thuật trừ khi nó dành cho một bài luận ngôn ngữ dựa trên một câu chuyện.
3. Bám sát cấu trúc chuẩn
Khi viết một bài luận, hãy luôn ghi nhớ luận điểm chính vì đây là ý nghĩa xuyên suốt bổ trợ cho mỗi luận điểm nhỏ trong bài. Đôi khi, một giáo viên hoặc một tổ chức giảng dạy sẽ cung cấp một cấu trúc làm sẵn mà bài luận phải tuân theo. Mở đầu bài luận luôn bắt đầu bằng câu luận điểm mô tả quan điểm và cung cấp thông tin về nội dung của bài luận. Sau đó, bắt đầu với phần giới thiệu và tiếp tục với các đoạn văn được chia thành nhiều đoạn để minh họa các luận điểm và dẫn chứng khác nhau cho luận điểm chính. Và cuối cùng là kết thúc bằng một kết luận tóm tắt ý chính và các luận điểm của bài luận.
4. Đừng sợ bỏ bớt đi một vài luận điểm
Việc đạt đến số lượng từ rất quan trọng, và thật khó để bỏ một vài luận điểm vì điều đó có nghĩa là cần phải thêm các luận điểm mới. Nhưng nếu bài luận được cải thiện và lập luận được chứng minh tốt hơn, thì bạn hãy nên bỏ.
Rất ít bài luận đủ tốt trong lần đầu tiên thực hiện và sẽ yêu cầu đọc qua nhiều lần và có thể có nhiều bản nháp. Thông thường, khi viết, bạn không thể nhìn thấy những sai sót trong bài luận. Bỏ một chút thời gian, sau đó đọc lại tất cả sẽ giúp bạn tìm được những điểm cần sửa mà trước đó bạn không nhận ra.
5. Nhận phản hồi
Bạn cũng cần có nhiều góc nhìn bên ngoài để đánh giá bài luận của bạn. Đó là lý do tại sao mọi ấn phẩm khi xuất bản đều cần có một biên tập. Khi bạn đề nghị giáo viên /giảng viên hoặc bạn của bạn đóng góp ý kiến cho một bài luận có thể khá đáng sợ, nhưng những ý kiến của họ sẽ giúp bài luận của bạn trở nên tốt hơn thay vì bạn tự đánh giá.
Tạo ra các bài luận hay, bất kể chủ đề nào, là một kỹ năng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác và nó có thể được cải thiện theo thời gian. Tất cả những gì bạn cần là dành thời gian luyện tập để cải thiện kỹ năng viết bài luận của bạn. Hy vọng những tips trên sẽ giúp được bạn.
————————————————-
Writing isn’t everyone’s strong suit, but practice makes perfect when it comes to refining those essay-writing skills. Essays require a certain format and style. However, various best practices can be beneficial if someone wants to improve their essay writing skills.
Knowing what works and practicing the right techniques can go a long way towards crafting better essays, whether for tests or assignments.
1. Create a mind map and build an outline first
No exceptional essay gets written without having a solid plan in place first. Few (if any) writers can start writing and finish a well-structured story or argument with zero planning. The first step is to start researching the topic to understand its scope and specifics.
Use that information to create a mind map of all the important parts to hit on. If the essay has any specific requirements, then be sure to include those points too. Then, use the mind map to create an outline for the essay, which should be structured to support the argument being made. But more on that later.
2. Use the active voice
Stick to the active voice when writing an essay as it describes the subject in clear terms. It’s also easier to read than the passive voice. The active voice conveys a sense of confidence and authority on the topic, perfect for more formal academic writing. The passive voice, on the other hand, is often used for crafting creative prose that follows a more lyrical or mysterious undertone. It’s not exactly fitting for academia unless it’s for a story-based language essay.
3. Stick to the correct structure
When writing an essay, always keep the main argument in mind as this is what each segment is meant to support. Sometimes, a teacher or curriculum will provide a pre-made structure that the essay has to follow, which is great. In the absence of that, some structural rules apply to almost every academic essay.
Always start with a thesis statement that describes the argument and provides information on what the essay will be about. After that, start with an introduction and continue with paragraphs divided into segments as necessary to illustrate different points of the argument. End it with a solid conclusion that wraps up the main idea and the essay’s points.
4. Don’t be afraid of cutting parts
Yes, reaching that word count matters, and it’s painful to cut big chunks of a thesis because that means new parts need to be added. But if it means the flow improves and the argument is better substantiated, then cut away.
Few essays are good enough on the first take and will require multiple read-throughs and drafts. Often, when writing, people are too close to their subject and can’t see the flaws in their work. Taking some time away from it, then reading through it all again can reveal areas that can be improved upon that weren’t obvious earlier.
5. Get feedback
While proofreading your work is still vitally important, it’s good to get an outside perspective too. That’s why every publication has an editor – sometimes writers are just too close to their work to see its flaws. Asking a teacher/lecturer or fellow student for their input on an essay or practice essay can be intimidating, but it’s worth it.
Creating well-written essays, regardless of the topic, is a skill like any other, and it can be built up over time. All it takes is a little practice. Hope that tips will be helped you.
Tác giả: Kerri.
Link bài viết gốc: https://bit.ly/3dkiWWJ
Dịch giả: Lê Thị Hồng Nhung – CTV Ban Nội Dung.
Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Lê Thị Hồng Nhung – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/3245
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 32