Kỹ Năng

Kinh Nghiệm Luyện Thi Đạt IELTS 8.0 Và Tip Phòng Thi Hữu Ích

❤ Chào các bạn, gần đây mình có thi lại IELTS và được 8.0. Thời gian ôn thi của mình khá gấp gáp, chỉ khoảng 2 tháng , tuy nhiên cùng với kinh nghiệm đã tích lũy được trong 5 năm nay đi dạy IELTS, mình có rất nhiều tip và chia sẻ hữu ích dành cho tất cả các bạn.

A. Kĩ năng nghe – Listening:

I. Tip luyện thi:

#1: Muốn nghe tốt phải phát âm đúng:

Lời khuyên đầu tiên đó là phải PHÁT ÂM ĐÚNG. Các bạn có thể phát âm chưa được hay, ngữ điệu chưa được “native” nhưng điều quan trọng là NHỮNG TỪ CƠ BẢN các bạn phải phát âm đúng (hoặc ít nhất là biết cách phát âm “correctly”). Đơn giản là vì nếu như các bạn phát âm sai một từ nào đó thì khi nghe người ta phát âm đúng các bạn cũng không thể luận ra được đó là từ gì. Chắc chắn có nhiều bạn đến khi xem đáp án rồi mới ồ lên “hóa ra là từ này à”, đúng không nào?

=> HÃY HỌC PHÁT ÂM TRƯỚC KHI LUYỆN NGHE

(cách học phát âm mình sẽ nói ở phần Speaking nhé!)

#2: Luyện đề nghe thì cần thời gian:

Ý mình không phải chỉ là 30 phút thôi đâu nhé! Sau khi làm xong 1 đề nghe các bạn đừng vội check đáp án luôn. Hãy cho bản thân cơ hội nghe lại lần nữa với những vị trí mà bạn chưa chắc. Nếu nghe đến lần thứ 2,3 mà bạn vẫn chưa biết phải điền/chọn gì thì hãy xem đáp án và đọc script (đọc kĩ để hiểu tại sao lại là đáp án này mà không phải đáp án kia.) Vậy là xong? Không, các bạn cần nghe lại 1 lần ko nhìn script, cố gắng nghe hiểu nhiều nhất có thể, sau đó nghe lại 1 lần nữa, vừa nghe vừa đọc script (lần nghe này các bạn nên nhẩm theo audio -> vừa luyện nghe vừa học được cách phát âm, ngữ điệu của người bản xứ siêu hiệu quả nha!)

=> HÃY PHÂN TÍCH 1 ĐỀ NGHE TỈ MỈ ĐỂ TRÁNH CÁC BẪY TRONG BÀI NGHE

#3: Đọc kĩ câu hỏi trước khi nghe:

Tip này nghe có vẻ hơi “boring” nhưng lại vô cùng quan trọng! Hãy đọc, phân tích câu hỏi, các lựa chọn và DỰ ĐOÁN đáp án cho mỗi câu. Các bạn nên đặt câu hỏi cho bản thân như: vị trí này nên điền loại từ nào, loại thông tin nào, nếu là danh từ thì là danh từ số ít hay số nhiều, danh từ chỉ nơi chốn hay danh từ chỉ đồ vật…., có cần đơn vị không, có thể có những thông tin gây nhiễu như thế nào, PARAPHRASE…

Đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc có mỗi 20-30s đọc trước câu hỏi mỗi phần, đọc còn chả kịp thì phân tích với dự đoán kiểu gì? Hãy nhớ là PRACTICE MAKES PERFECT, hãy luyện tập thật nhiều rồi các bạn sẽ thấy khả năng dự đoán của mình sẽ tăng lên đáng kể đó.

=> DỰ ĐOÁN CÁC ĐÁP ÁN CÓ THỂ TRƯỚC KHI NGHE

II. Tài liệu luyện nghe:

– Làm toàn bộ test Listening từ Cam 7 đến Cam 15, không thiếu 1 bài.

– Nếu còn thời gian, bạn có thể làm thêm Official Guide to IELTS, IELTS Test Plus 3, Improve IELTS Listening.

Làm hết chỗ này là đủ rồi nhé, không lo thiếu đâu 😊

III. Tip phòng thi:

#1: Concentration is a key.

Luôn luôn tập trung tối đa, không sao nhãng dù là 1s.

#2: KO NÊN DÀNH TOÀN BỘ THỜI GIAN CHECK ĐÁP ÁN CHỈ ĐỂ CHECK ĐÁP ÁN, THAY VÀO ĐÓ HÃY DÀNH NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC TRƯỚC CÂU HỎI CỦA PHẦN SAU NHÉ!

#3: Take note:

Dù bạn thi hình thức nào, thi máy hay thi giấy thì cũng nên take note nhé! Đặc biệt là với những bài tập chọn đáp án, việc take note key word sẽ giúp bạn loại bỏ những đáp án sai và dễ dàng chọn đáp án đúng hơn đấy.

B. Kĩ năng đọc – Reading:

I. Tip luyện thi:

#1. Quản lý thời gian hiệu quả:

Trong bài thi IELTS Reading, sẽ có 3 bài đọc tương đối dài với độ khó tăng dần và bạn phải làm trong thời gian 60 phút. Vậy có phải chúng ta nên chia thời gian 20 phút cho 1 bài đọc?

Theo mình thì KHÔNG nhé, vì bài đọc số 1 thường là bài dễ nhất nên thay vì dành 20 phút cho bài này thì chúng ta chỉ nên làm trong 15 phút thôi còn bài đọc số 3 – khó nhất thì ta sẽ dành 25 phút.

=> Vậy chiến lược về thời gian của chúng ta ở đây là 15’-20’-25’ cho từng bài bạn nhé!

#2. Không dành quá nhiều thời gian cho 1 câu hỏi:

Chúng ta cùng thử làm 1 phép tính, các bạn cần phải làm 40 câu trong vòng 60 phút như vậy là chưa đến 2 phút cho 1 câu. Vậy nếu các bạn đã dành hơn 3 phút cho một câu nào đó mà vẫn chưa thể tìm ra đáp án thì lời khuyên của mình là hãy dừng lại và chuyển sang những câu tiếp theo ngay nhé. Tất nhiên các bạn có thể đánh dấu câu ấy và quay lại làm nếu còn thời gian!

#3. Skimming and scanning:

– Skimming: trước khi trả lời các câu hỏi các bạn nên dành thời gian đọc qua toàn bộ bài đọc để nắm được nội dung chính của cả bài cũng như là cấu trúc của bài đọc. Việc làm này rất quan trọng vì nó giúp các bạn hình thành trong đầu chủ đề, những nội dung chính, sơ lược nội dung của từng đoạn văn. Bạn sẽ thấy sau khi skimming thì bạn sẽ dễ dàng tìm thông tin cho mỗi câu hỏi nhanh hơn rất nhiều.

Nhớ là đọc qua, đọc lướt bài đọc chứ không phải cố gắng đọc hiểu tất cả từ cũng như toàn bộ nội dung của bài text đâu nhé!

– Scanning: Các bạn nên gạch chân hoặc highlight những key word trong câu hỏi và câu trả lời. Sau đó, scan (tìm) những từ/cụm từ đó trong bài đọc. Khi đã xác định được vị trí thông tin, các bạn không nên chỉ đọc mỗi câu chứa key word/ thông tin đó mà nên đọc những dòng xung quanh đó nữa nhé!

Đừng quên tập trung vào các key word như là tên, năm, ngày tháng, địa điểm…..nhé!

#4. Kỹ năng paraphrase:

Không cần nói chắc ai cũng biết Paraphrase là kĩ năng vô cùng quan trọng trong IELTS. Và cách để paraphrase thường được dùng nhiều nhất là synonym tức là từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác nhau để viết lại câu trong bài đọc với ý nghĩa không đổi.

=> Vậy để đạt điểm cao, các bạn cần phải trau dồi vốn từ vựng phong phú, đồng nghĩa, trái nghĩa,.. và thuần thục kỹ năng paraphrase.

Ví dụ:

About 1900s

=> The early years of the twentieth century

II. Tài liệu luyện đọc:

(như phần luyện nghe)

III. Tip phòng thi:

#1: Làm đến đâu chắc đến đó:

Thông thường một đề đọc khá dài cho nên ít bạn có đủ thời gian để xem lại bài làm của mình, cho nên các bạn nên cố gắng làm đến đâu kiểm tra lại luôn tới đó nhé!

#2: Không cố gắng hiểu tất cả các từ:

Thay vào đó hãy chỉ tập trung vào các CONTENT WORDS (từ chứa nội dung) như danh từ, động từ, tính từ để đoán nghĩa của câu thôi nhé!

#3: Bỏ qua những gì bạn đã biết về chủ đề bài đọc:

Hãy chỉ tập trung vào nội dung bài đọc, ko chọn đáp án theo suy đoán hay hiểu biết cá nhân! Bài viết đôi khi được viết chủ quan theo quan điểm của tác giả, có thể đúng hoặc sai nên ko dùng “phán đoán” để làm, bất kì câu hỏi nào cũng phải dựa theo thông tin bài đọc cung cấp nhé!

C. Kĩ năng viết – Writing:

I. Tip luyện thi:

#1. Đọc và phân tích bài mẫu:

Mình để ý khi mình yêu cầu học sinh đọc bài mẫu, các bạn ý thường đọc rất nhanh khoảng 2-3 phút là xong. Tuy nhiên, điều quan trọng là sau khi đọc xong các bạn phải hiểu logic của bài viết ấy, mỗi câu có chức năng gì, tác giả có những luận điểm, luận cứ như thế nào, từ vựng, cấu trúc của bài đó có gì hay….?

Sau khi đọc xong, các bạn nên viết lại áp dụng những gì mình đã học được từ bài mẫu.

#2: Task 1: Học các cách diễn đạt khác nhau cho cùng một nội dung:

Ví dụ:

The amount of household expenditure has diminished significantly by 30% this year.

=> There has been a marked decrease of 30% in the amount of expenditure this year.

=> The figure for domestic spending has witnessed a remarkable decline to 20% this year.

Các bạn nên học các cách diễn đạt khác nhau cho cùng 1 ý (tăng/giảm/ko thay đổi/trái ngược…). Bên cạnh đó, bạn cũng nên note lại những cách diễn đạt đặc trưng cho mỗi loại hình task 1. (VD: Pie chart – “made up the bulk of, accounted for the majority of…”).

#3: Task 2: Học theo chủ đề:

Với Task 2, các bạn nên học idea và topic vocabulary theo những chủ đề sau:

– Advertising

– Animals

– Art

– Crime

– Education

– Environment

– Family

– Health

– Finance

– Technology

– Social problems

– Tourism

– Transportation

– Work – jobs

…..

II. Tài liệu luyện viết:

– Đọc bài mẫu của các Examiner: thầy Simon, cô Liz và thầy David Lang.

– IELTS – Write Right (học cuốn này để hiểu các band điểm khác nhau ntn nhé)

– Kientran – 7.5+ Writing Guarantee (học cuốn này để hiểu logic của 1 bài viết nhé)

– Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo: Academic Writing Practice for Ielts (Sam Mc Carter), A Solution to score 8.0….

III. Tip phòng thi:

#1: Lập dàn ý trước khi bắt tay vào viết:

Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn định hướng bài viết của mình, tránh viết lan man, dàn trải, ko rõ ý. Các bạn có thể lập dàn ý trong đầu hoặc viết note! Thời gian lập dàn ý cho mỗi task ko quá 3’ nhé!

#2: Chú ý chính tả, ngữ pháp trong khi viết:

Đừng để mất điểm vì những lỗi sai không đáng nhé!

#3: Không dành nhiều thời gian cho Introduction:

Nên nhớ 1 Introduction “thần thánh” không đảm bảo các bạn được điểm cao đâu. Thay vào đó, với Task 1 – cố gắng viết 1 Overview tóm tắt những thông tin nổi bật nhất, 2 đoạn Body ko liệt kê mà tập trung vào so sánh, xu hướng chính, số liệu…; với Task 2: 2 đoạn Body cần mạch lạc, luận cứ mở rộng, đi sâu hơn từ luận điểm, ví dụ phải cụ thể và “support” trực tiếp cho luận cứ.

D. Kĩ năng nói – Speaking:

I. Tip luyện thi:

#1. Học phát âm trước khi luyện nói:

Các bạn nên học phát âm từng âm một (âm đơn, âm đôi phát âm như nào, khẩu hình ra sao, ghép vào từng từ như thế nào…). Các bạn dành thời gian mỗi ngày luyện phát âm 2-3 âm thật nhuần nhuyễn, kết hợp cả luyện âm (chú ý cả Stress các bạn nhé) và luyện nghe. Chỉ sau khoảng 1 tháng đều đẵn, các bạn sẽ thấy mình thay đổi rõ rệt. Tiếp đến các bạn hãy luyện nói theo ngữ điệu, học Chunking, Shadowing…

#2: Ôn thật kĩ bộ đề dự đoán:

Dù cho thời gian ôn luyện có gấp gáp đến đâu, các bạn hãy cố gắng ôn hết bộ đề dự đoán, ít nhất mỗi chủ đề Part 1, 2 nên tập trả lời 1-2 lần. Đặc biệt với những chủ đề là lạ thì hãy chuẩn bị vocab sẵn. Đừng để đến lúc vào phòng thi là “tim đập chân run” vì “chưa nghe thấy chủ đề này bao giờ luôn” nhé!

=> BÍ QUYẾT CỦA SỰ TỰ TIN LÀ CHUẨN BỊ THẬT TỐT

#3: Tập trung vào sự trôi chảy:

Luôn luôn nhớ rằng, giám khảo chấm “how you speak” chứ ko phải “what you speak”. Và để nói thật sự trôi chảy, các bạn cần luyện tập phản xạ, dẫn dắt những chủ để mình không biết về những chủ đề mình “có thể chém được”.

Trong part 1, các bạn nên học 1 số idea để có thể trả lời cho nhiều đề nhất.

Ví dụ:

? tại sao nó cần thiết/quan trọng => giúp tôi thư giãn/ kết bạn/ gia tăng hiểu biết….

? có thích ….ko? => ko bởi vì ko có tiền/ ko có thời gian/ thay vào đó thích cái khác…..

#4 : Ôn Part 2 hiệu quả :

Các bạn nên nhóm các đề giống giống nhau hoặc chia theo 5 chủ đề chính:

1. Describe a person.

2. Describe a place

3. Describe an object

4. Describe an activity/event/experience

5. Others

Hãy chuẩn bị 1 dàn bài chi tiết cho mỗi nhóm chủ để trên.

a. Ý tưởng: cái này nên lấy từ chính trải nghiệm của bản thân các bạn, hoặc tham khảo từ những nguồn script mẫu như sách của thầy Mat Clark hoặc nhờ cậy “ông chú Google”.

b. Từ vựng: Từ vựng thì gom nhặt từ bài mẫu hoặc trau dồi thêm từ 3 kĩ năng còn lại, đặc biệt là Writing nhé.

c. Ngữ pháp: Các bạn tìm đọc cuốn 31 High-scoring để có 1 cái nhìn khái quát về cách ăn điểm ngữ pháp cho 1 bài nói. Hoặc cố gắng “input” các cấu trúc như bị động, mệnh đề quan hệ, …

II. Tip phòng thi:

#1: Hãy nói thật tự nhiên:

Đừng cố gắng nhồi nhét idiom hay từ khó mà hãy cố gắng sử dụng các cụm từ tự nhiên mà người bản xứ hay dùng.

Các trang Youtube các bạn nên subcribe:

Ieltsdragon

English Speaking Success

Accurate English

Một cách khá hay để luyện nói đó là ghi âm và nghe lại. Lần 1 bạn sẽ nói rất đơn giản và mắc nhiều lỗi, hãy nghe lại và bắt đầu sửa dần những lỗi bạn mắc, kèm theo triển khai thêm vocab. Cứ liên tục như vậy chắc chắn bạn sẽ tiến bộ.

#2: Phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải

#3: Topic Vocab, Collocation, Paraphrase

Chú ý dùng nhiều topic vocab, collocation và tránh lặp từ. Luyện tập Paraphrase câu hỏi nữa nhé!

#4: Bình tĩnh và phải thật bình tĩnh:

Hãy coi giám khảo như 1 người bạn để nói chuyện và trao đổi, đừng lo lắng quá. Chúng ta sẽ không thể trả lời tốt nếu như run bần bật đúng ko nào. Hãy tập nói chuyện với mình trong gương hoặc quay video nếu cần nhé!

Source: Nguyễn Thị Diễm Hằng – Tự học PTE – IELTS 9.0

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/1169

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ