Giáo sư Mark Solms là nhà giáo dục hàng đầu về khoá học trực tuyến miễn phí Tâm Trí Là Gì? của Đại học Cape Town. Trong bài viết này, ông ấy sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa suy nghĩ và cảm nhận, cũng như vai trò của bản năng.
Phân biệt giữa suy nghĩ và cảm nhận (nhận thức và cảm xúc) rõ ràng là một trong những điều cơ bản liên quan đến những gì tâm trí làm. Một trong những chủ đề mà tôi sẽ phát triển trong Tâm Trí Là Gì? là ý niệm cho rằng cảm xúc đại diện cho những vấn đề. Điều đó có nghĩa là chúng đại diện cho nhu cầu; cho yêu cầu nhờ trí óc để thực hiện công việc.
Cảm nhận khiến chúng ta nhận thức được rằng có điều gì đó bất ngờ (hay điều gì đó không đoán trước được hoặc không chắc chắn) đang xảy ra. Khi tôi nói rằng cảm xúc đại diện cho những yêu cầu nhờ trí óc để thực hiện công việc, ý tôi là chúng đại diện cho yêu cầu suy nghĩ. Công việc của trí óc là suy nghĩ.
✍️ Suy nghĩ là cách đối phó với cảm nhận
Trong trường hợp đầu tiên, ở tình huống tiêu chuẩn, cảm xúc thường đến trước. Suy nghĩ là cách đối phó với cảm nhận – chúng ta suy nghĩ để thoát khỏi cảm xúc, có thể cho là vậy – là cách tìm kiếm giải pháp đáp ứng các nhu cầu ẩn sau cảm xúc.
Cảm xúc đến trước theo cả thứ bậc và thứ tự thời gian. Trước hết, một đứa trẻ sơ sinh (động vật có vú mới sinh) không có suy nghĩ gì để nói đến; nó chỉ là một chút cảm xúc. Tư duy bắt nguồn từ học tập, tức là từ kinh nghiệm.
Sau đó, bộ máy tư duy hoạt động dựa trên dữ liệu mà ta đã nội bộ hóa, từ những giải pháp mà chúng ta đã trải nghiệm, cũng như cách chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của mình trên thế giới. Tất nhiên, những giải pháp này ban đầu được cung cấp bởi những người chăm sóc. (Đó là lý do tại sao việc nuôi dạy con cái là quan trọng.) Trên cơ sở này, tư duy dần dần phát triển và dạy chúng ta cách quản lý cảm xúc của mình – cách giải quyết các vấn đề mà cảm xúc thể hiện.
✍️ Suy nghĩ có thể trở nên rất phức tạp
Tuy nhiên, một khi điều đó đã xảy ra, việc suy nghĩ có thể trở nên rất phức tạp. Chỉ đề cập đến trường hợp rõ ràng nhất, một ý nghĩ, dù đã phát triển liên quan đến một cảm giác cụ thể, vẫn có thể được suy nghĩ lại.
Nếu suy nghĩ đó được kích hoạt từ chính bản thân ý nghĩ, nó có thể lần lượt kích hoạt lại cảm giác đi kèm với nó, đặc biệt nếu đó là một suy nghĩ (tức là một quá trình giải quyết vấn đề) chưa làm chủ được cảm giác được nói đến một cách phù hợp. Điều đó sẽ kích hoạt lại cảm giác. Vì vậy, trong quá trình phát triển sau này, suy nghĩ có thể khiến cảm xúc đến sau. Nhưng đó là một quá trình sao chép, khi bộ máy tư duy trưởng thành tồn tại.
✍️ Suy nghĩ là trải nghiệm được nội tại hóa
Chúng ta phải nhớ rằng những suy nghĩ chỉ là một phiên bản nội tại của những trải nghiệm tri giác của chúng ta về thế giới. Khác với cảm giác, tất cả những suy nghĩ đều có định dạng tri giác bắt nguồn từ những hình ảnh thuộc giác quan. (Điều này cũng áp dụng cho việc suy nghĩ bằng lời nói.) Chúng là sự nội hoá những trải nghiệm của chúng ta về thế giới; cái mà Freud gọi là “nguyên tắc thực tế”.
Vì vậy, khi chúng ta cảm nhận một vấn đề bằng cách sử dụng suy nghĩ, có thể cho là chúng ta đang cảm nhận vấn đề đó theo cách riêng thông qua một dạng thực tế ảo, thông qua các đại diện của thực tế.
Theo nghĩa này, chức năng của tư duy là viết tắt của thực tế. Đó là một không gian ảo, trong đó chúng ta có thể tìm ra những việc cần làm trong mối quan hệ với thực tế, trước khi chúng ta thực sự đưa ra các giải pháp có hiệu lực. Tóm lại: suy nghĩ đan xen giữa cảm nhận và hành động.
✍️ Suy nghĩ trùng với hành động
Trên thế giới cũng có một sự trùng lặp quan trọng giữa suy nghĩ và việc làm. Trong những hành động trên thế giới, một hệ quả của sự trùng lặp này là chúng ta có thể tránh một số tình huống và địa điểm nhất định – ví dụ, độ cao chóng mặt – bởi vì chúng khiến chúng ta cảm thấy có điều gì đó bất lợi (trong trường hợp này là sợ hãi): “Tôi sẽ không đến đó bởi vì tôi biết rằng nếu tôi đến đó, tôi sẽ cảm thấy sợ hãi ”.
Đó là những gì suy nghĩ đang làm, đó là công việc mà nó thực hiện. Nó hướng dẫn những gì bạn làm và không làm liên quan đến cảm giác phát sinh từ những hành động ảo. Đó là một trong những cách mà ai đó có thể phát triển những thứ như chứng ám ảnh sợ hãi. Có các loại bài tập thể dục tinh thần phức tạp mà chúng ta tập luyện trên cơ sở các quy trình mà tôi vừa mô tả.
✍️ Suy nghĩ là sự sàng lọc của bản năng
Điều này đưa tôi đến chủ đề về bản năng. Chúng ta không cần phải tự tìm ra giải pháp cho tất cả các vấn đề của cuộc sống dựa trên kinh nghiệm. Ngoài những gì chúng ta làm cho bản thân và những gì cha mẹ dạy, chúng ta cũng có một số giải pháp xây dựng nhất định cho các vấn đề có ý nghĩa sinh học phổ biến.
Những giải pháp này áp dụng cho những điều mà chúng ta không có khả năng học hỏi kinh nghiệm. Ví dụ: “Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nhảy khỏi vách đá này?” Câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ là điều cuối cùng bạn học được. Cảm ơn ông trời đã cho ta bản năng!
Nhưng có rất nhiều vấn đề mà sự tiến hóa không thể đoán trước được (ví dụ như điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chọc ngón tay vào ổ điện) và đối với những vấn đề này, chúng ta cần rút ra kinh nghiệm. Các giải pháp được xây dựng quá chung chung và thô thiển.
Cho đến nay, có nhiều vấn đề trên thế giới hơn là bản năng. Vì vậy, các bản năng cần được mở rộng và trau dồi để đối phó với các tình huống thực tế với tất cả sự phức tạp của chúng. Vì lý do đó, suy nghĩ không chỉ đan xen giữa cảm xúc (nói chung) và hành động, mà còn đan xen giữa cảm xúc bản năng và phản ứng tự động mà chúng sẽ giải phóng. Suy nghĩ tạo ra nhiều sắc thái lựa chọn hành động hơn.
Vì vậy – nhìn chung – suy nghĩ phát triển để chúng ta quản lý cảm xúc (và nhu cầu mà cảm xúc thể hiện) theo những cách linh hoạt hơn so với bản năng sẵn có của chúng ta. Suy nghĩ là sự sàng lọc của bản năng.
—————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: futurelearn.com
- Người dịch: Lương Phương Thảo
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lương Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9571
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 209